Xã Quảng Thạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã quảng lưu và xã quảng thạch, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Xã Quảng Thạch

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

- Phía Bắc giáp xã Quảng Hợp - Phía Đông giáp xã Quảng Lưu

- Phía Nam giáp xã Quảng Lưu và xã Quảng Liên

- Phía Tây giáp xã Cảnh Hóa huyện Quảng Trạch và xã Tiến Hóa, Ngư Hóa huyện Tuyên Hóa.

Hình 3.2. Vị trí xã Quảng Thạch trên bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình [14])

* Địa hình, địa mạo

Xã Quảng Thạch phần lớn là rừng, đồi phân bố xen kẽ vùng đồng bằng dân cư sinh sống. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi những đồi rừng, địa hình nghiêng theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Khu dân cư phân bố chủ yếu dọc theo các trục đường liên xã.

* Khí hậu

Quảng Thạch có đặc điểm khí hậu tương tự như xã Quảng Lưu.

* Thuỷ văn

Với phần lớn là diện tích đất là rừng không có con sông nào chảy qua. Nguồn nước phục vụ tưới tiêu chủ yếu là nhờ có hồ Trung Thần. Do vậy hệ thống nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong vùng là hạn chế. Nguồn nước mặt chủ yếu được lưu trữ trong các ao, hồ nên trữ lượng không lớn lắm.

* Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Quảng Thạch là một xã với nhiều đồi núi, nên nhóm đất chủ yếu ở đây là nhóm đất xám. Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: Đá cát, đá phiến sa, đá granit. Nhóm đất này có 3 đơn vị đất như sau:

+ Đất xám cơ giới nhẹ Xa ( Arenic Acrisols ). + Đất xám bạc màu (Xab - Albic Acrisols). + Đất xám feralit (Xf - Feralic Acrisols).

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: chủ yếu được lưu trữ trong các ao hồ phục vụ nhu cầu tưới tiêu của địa phương. Nguồn nước mặt khá hạn chế lên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như phát triển nông nghiệp trong vùng.

+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã thì khá phong phú nhưng phân bố không đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình. Về chất lượng nước ở Quảng Thạch, nhìn chung là tốt thích hợp cho sinh hoạt cũng như phục vụ tưới cho cây trồng.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Lĩnh vực phát triển kinh tế năm 2014

- Về nông nghiệp

đạt 46 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa 775,6 tấn, tăng 6% so với năm 2013, đạt 106 % so với kế hoạch. Sản lượng rau màu các loại ước đạt 1300 tấn, đạt 100 % kế hoạch và tăng 6,1 % so với cùng kỳ năm 2013 [16]

- Về chăn nuôi

+ Đàn trâu, bò: 1643 con tăng 1,1%

+ Đàn lợn: 1714 con tăng 2,1%

+ Gia cầm: 17867 con, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2013.

Được sự hỗ trợ của chương trình 135, dự án ICCO..., nhiều hộ đã được vây vốn đầu tư phát triển số lượng gia súc, gia cầm, các mô hình chăn nuôi bò đàn, bò vổ béo, nuôi lợn hướng nạc bán thâm canh đã đưa lại hiệu quả tốt . Đặc biệt, về chăn nuôi gia cầm đến nay đã có rất nhiều mô hình nuôi gà có hiệu quả, được nhiều người dân trong xã học tập, nhân rộng [16].

- Về chuơng trình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ

Địa phương đã chú trọng và có nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn, như tạo điều kiện cho thuê đất, ổn định mức thu phí kinh doanh...vì vậy lĩnh vực này đã có bước phát triển mạnh, hiện tại trên địa bàn đã hình thành các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, mua sắm thêm phương tiện ô tô vận tải, mở quày hàng buôn bán có quy mô và đạt doanh thu khá cao; hình thành các tổ thu mua nông, lâm sản đem lại hiệu quả kinh tế, tạo được hàng trăm việc làm tại chổ, góp phần tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân .

- Về lĩnh vực kinh tế vườn-vườn đồi-nông trại

Do phải gánh chịu hậu quả nặng nề của bão số 10 nên thu nhập từ kinh tế vườn năm nay bị sụt giảm mạnh. Trong đó cây hồ tiêu, loại cây chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế của xã năm nay bị thất thu rất lớn, sản lượng chỉ đạt khoảng 4,5 tấn, đạt 18% so với kế hoạch.

- Về lâm nghiệp

tấn, giảm 57% so với cùng kỳ năm 2013, lý do là sau bão phần lớn diện tích rừng trồng bị bão tàn phá gãy đổ, nhân dân buộc phải thu hoạch khi chưa đến chu kỳ khai thác. Ngoài gỗ rừng trồng, sản lượng nhựa thông hiện nay cũng bị sụt giảm.

Về công tác bảo vệ rừng: thường xuyên được chú trọng tăng cường, đại bộ phận nhân dân đã có ý thức trong việc bảo vệ rừng; Công tác phòng cháy luôn được quan tâm nên trong năm chỉ có một có điểm cháy rừng xảy ra, nguyên nhân cháy do xử lý thực bì không đúng quy trình kỷ thuật. Tình trạng khai thác gỗ ở rừng đầu nguồn, chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất rừng tuy có giảm nhưng vẫn chưa được chấm dứt triệt để. Trong tháng 5/2014 trên địa bàn có 01 trường hợp vận chuyển gỗ trái phép đã bị cơ quan chức năng phát hiện bắt và xử lý theo quy định của pháp luật [16].

- Về xây dựng cơ bản

Đã huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư của nhà nước thông qua các kênh dự án, tập trung xây dựng các công trình trọng điểm để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong năm 2014 trên địa bàn xã đã triển khai xây dựng 10 công trình sau:

+ Nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ;

+ Hoàn thiện công trình Nhà lớp học 2 tầng trường Tiểu học; + Xây dựng 4 phòng học 2 tầng tại Trường THCS;

+ Làm mới và tu sửa các hạng mục bị hư hại sau bão lụt tại 3 trường học; + Khắc phục sửa chữa đường giao thông, kênh mương nội đồng sau lụt bão; + Bê tông hóa tuyến đường thôn 8, từ nguồn vốn chương trình GTNT 4-4-2, trong đó vốn dân đóng góp 20% với chiều dài 0,7 km;

+ Bê tông hóa tuyến đường chính đoạn từ thôn 3 đi thôn 2 dài 0,7km; + Nạo vét lòng hồ và xử lý cống đóng mở tại đập thôn 8;

+ Xây dựng cổng + hàng rào Trạm y tế;

-+Xây dựng cổng + hàng rào Trường Mầm non;

Tổng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực Xây dựng cơ bản trong năm ước đạt 13,6 tỷ đồng. Các công trình đầu tư được giám sát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng theo yêu

cầu thiết kế và phát huy tốt hiệu quả sử dụng [16].

- Về tổng thu nhập kinh tế năm 2014:

+ Giá trị sản xuất trực tiếp: 17,5 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2013. Trong đó: Trồng trọt: 4 tỷ đồng (tăng 13%), chăn nuôi: 2,94 tỷ đồng (tăng 9%), Vườn, vườn đồi, nông trại: 2,9 tỷ đồng, lâm nghiệp: 2,95 tỷ đồng, TTCN-DV-Buôn bán nhỏ và lao động ngành nghề nông thôn: 4,7 tỷ đồng, tăng 12 %.

+ Giá trị thu ngoài sản xuất: 18,4 tỷ đồng, tăng 15%

Tổng thu nhập toàn xã là 35,9 tỷ đồng. Bình quân đầu người đạt 9.100.000 đồng, tăng 12,3 % so với năm 2013 [16].

* Lĩnh vực văn hoá- xã hội

- Về giáo dục

Công tác giáo dục trên địa bàn đã được quan tâm chú trọng, huy động trẻ đến trường đảm bảo số lượng và đúng độ tuổi, tình trạng học sinh bỏ học ở các bậc học đã hạn chế ở tối đa. Cơ sở vật chất trường lớp đã được địa phương quan tâm đầu tư mạnh để từng bước đáp ứng với yêu cầu. Nhìn chung chất lượng giáo dục ở các cấp trong năm qua đều được nâng lên. Kết quả năm học 2013-2014 đã được nâng lên nhiều so với trước, thể hiện ở trường THCS có 14,9 % học sinh đạt giỏi, 33,7% đạt khá, tăng 3,6 % .

Công tác khuyến học khuyến tài hoạt động có hiệu quả, đã được các tầng lớp nhân dân trong xã tham gia rất tích cực, các mô hình cụm dân cư khuyến học, dòng họ khuyến học đã hình thành, phong trào xây dựng Gia đình hiếu học tiếp tục phát triển mạnh, góp phần khuyến khích động viên con em, Hội khuyến học đã động viên, trao thưởng cho các em thi đỗ và các trường Đại học, cao đẳng, các em học sinh giỏi, học sinh tiên tiến kịp thời trong năm học. Nhờ vậy đã góp một phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của xã nhà từng bước phát triển [16].

- Về y tế, dân số, gia đình, trẻ em

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian qua luôn duy trì thực hiện tốt, khám và điều trị cho nhân dân đảm bảo yêu cầu, trong năm 2014 đã khám và điều trị bệnh cho 2458 lượt người, 135 người bệnh được điều trị tại trạm và không có trường hợp nào xẩy ra tai biến. Công tác vệ sinh môi trường được duy trì thực hiện tốt, không có dịch bệnh phát sinh, chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện đảm bảo, đạt 100% kế hoạch trên giao.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm đúng mức, chú trọng các hoạt động truyền thông dân số, vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai nhằm giảm tỷ suất sinh trên địa bàn. Kết quả thực hiện trong năm đạt và so với chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Số trẻ sinh trong năm có 70 cháu, trong đó có 8 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm là 1,07%.

- Về văn hoá, thông tin, thể thao

Đã duy trì thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Về xây dựng gia đình văn hóa: Đầu năm Ban chỉ đạo đã triển khai kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các đơn vị để phát động nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hoá. Cuối năm, qua kết quả bình xét ở các thôn, Ban chỉ đạo đã xét duyệt và công nhận có 675 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đạt 75%;

Về xây dựng làng, cơ quan, đơn vị văn hóa: Tiếp tục duy trì giữ vững được danh hiệu văn hóa ở 8 thôn và 3 cơ quan đơn vị đã được công nhận những năm trước. Riêng về thôn 1, từ đầu năm thôn đã đăng ký, nhưng đến tháng 9/2014 căn cứ các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, thôn tự xét thấy còn nhiều tiêu chí chưa thể đạt được nên đã xin rút, Ban chỉ đạo xã đã kiểm tra và báo cáo lên Ban chỉ đạo huyện. Công tác thông tin tuyên truyền đã thường xuyên duy trì việc tiếp sóng của đài truyền thanh xã để phục vụ nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân. Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây xây dựng nông thôn mới và tuyên truyền cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2011-2015 đạt kết quả tốt.

- Công tác chính sách xã hội

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống và vật chất tinh thần cho các đối tượng chính sách luôn được quan tâm. Hiện tại trên địa bàn 179 đối tượng hưởng chính sách thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và 220 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, già cả đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được thực hiện đảm bảo, không để xảy ra tình trạng sai sót. Thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hổ trợ kinh phí cải thiện nhà ở cho đối tượng người có công, UBND xã đã tổ chức rà soát, lập danh sách đề nghị cấp trên xem xét, trong năm 2014, đợt 1 xã Quảng Thạch đã được giải quyết 19 trường hợp được hỗ trợ với tổng kinh phí 760 triệu đồng; Đợt 2 giải quyết cho 33 trường hợp với tổng kinh phí 660 triệu đồng [16].

- Công tác giảm nghèo

Nhìn chung công tác giảm nghèo trong năm qua đã có nhiều chuyển biến tốt, thông qua các chương trình dự án hổ trợ phát triển như chương trình 135, Phân cấp giảm nghèo, dự án ICCO và chương trình vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn vay thương mại đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh buôn bán, tính đến nay tổng vốn vay dư nợ trên địa bàn xã đã đạt mức 18 tỷ 328 triệu đồng, trong đó: Dự án ICCO 620 triệu, Chương trình 135 có 308 triệu, Ngân hàng Chính sách xã hội là 10,4 tỷ và Ngân hàng thương mại là 7 tỷ đồng, hầu hết các hộ vay vốn đã sử dụng đúng mục đích, tập trung đầu tư cho sản xuất chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống để từng bước giảm nghèo. Nhờ vậy đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm từ 30,3% xuống còn 16,8% [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã quảng lưu và xã quảng thạch, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)