Xuất một số giải pháp đối với công tác đấugiá quyền sử dụng đất trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.2.5. xuất một số giải pháp đối với công tác đấugiá quyền sử dụng đất trên địa

- Hiệu quả về mặt kinh tế. - Hiệu quả về mặt xã hội.

- Hiệu quả đối với công tác quản lý Nhà nước.

2.2.4.Đánh giá công tác đấu giá quyn s dng đất thông qua phng vn cán b

chuyên môn vi người dân

- Kết quả phỏng vấn cán bộ trực tiếp làm công tác đấu giá QSD đất - Kết quả phỏng vấn người trực tiếp tham gia đấu giá QSD đất

2.2.5. Đề xut mt s gii pháp đối vi công tác đấu giá quyn s dng đất trên địa bàn huyn Tam Dương huyn Tam Dương

- Một số tồn tại và hạn chế: công tác tổ chức và thực hiện; đối với người tham gia

đấu giá; công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị. - Đề xuất các giải pháp: + Về chính sách của nhà nước. + Giải pháp về kỹ thuật. + Giải pháp về cơ chế tài chính 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng SDĐ, tình hình quản lý thị trường BĐS trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Nguồn thu thập từ báo cáo, thống kê của UBND huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)

- Thu thập các văn bản chính sách liên quan đến đấu giá QSDĐ đang áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc như: Nghị định, Thông tư, quyết định... Đồng thời thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu về nguồn gốc đất, quy hoạch SDĐ, các bước xây dựng giá khởi điểm, quy chế đấu giá (Nguồn từ Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm phát triển quỹđất...)

- Thu thập số liệu kết quảđấu giá của các vị trí, khu đất đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2019 (Nguồn thu thập từ UBND xã, Trung tâm phát triển quỹđất, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tài chính...)

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tổ chức các cuộc đấu giá tại địa bàn điều tra. Chọn ngẫu nhiên khoảng 30 người. Số lượng phiếu là 30 phiếu. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo UBND xã, phòng TN&MT, Tài chính, Tư pháp, Thanh tra, quản lý đô thị, cơ

quan được giao xử lý việc đấu giá QSDĐ và đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. - Phỏng vấn trực tiếp người tham gia đấu giá. Nắm bắt tình hình SDĐ và nguyện vọng của người dân, các đối tượng trúng đấu giá QSDĐ và không trúng đấu giá QSDĐ. Chọn ngẫu nhiên người trúng đấu giá và người không trúng đấu giá của các cuộc

đấu giá QSDĐ trong giai đoạn 2017-2019 tại các xã khác nhau.. Tổng số 90 phiếu điều tra, cụ thể :

+ Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại xã Hoàng Lâu: 30 phiếu. + Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại xã Thanh Vân: 30 phiếu. - Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại xã Hợp Thịnh : 30 phiếu.

Nội dung phỏng vấn: các vấn đề liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất như: Giá sàn, giá khởi điểm, cơ chế đấu giá ....

2.3.3. Phương pháp tng hp và x lý s liu

- Tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính bằng phần mềm EXCEL

- Kết hợp các yếu tốđịnh tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả kinh tế của công tác đấu giá QSDĐ.

- Sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch giữa giá quy định và giá trúng đấu giá, chênh lệch giữa giá thị trường và giá trúng đấu giá để tìm ra hiệu quả kinh tế.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, SDĐ trên địa bàn Huyện Tam Dương bàn Huyện Tam Dương

3.1.1. Đặc đim v điu kin t nhiên ca Huyn Tam Dương, tnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạđộ 21o18’đến 21o25’ vĩđộ Bắc 105o36’ đến 105o38’ kinh độĐông. Huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo;

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Thành phố Vĩnh Yên; - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc; - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch.

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương nằm ở khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Song huyện sẽ phải sử

dụng nhiều quỹđất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹđất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội) .

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quảở vùng các xã trung du hoặc phát triển nông lâm kết hợp. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao .

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố

trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Chếđộ thuỷ văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm rải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi dào cho sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nước sinh hoạt trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khoẻ của nhân dân.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.825,08 ha chiếm khoảng 8,76% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đưa vào khai thác sử dụng 10.800,60 ha (chiếm 99,77% quỹ đất của huyện), đất chưa sử dụng còn lại là 24,48 ha (chiếm 0,23%). Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Tam Dương gồm có 6 nhóm đất chính, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:

Nhìn chung, đất đai huyện Tam Dương đa dạng, phân bổ thành những vùng tương

đối tập trung, thích hợp với sản xuất cây lương thực, thực phẩm trên đất bằng, cây ăn quả

và cây dài ngày, sản xuất nông lâm kết hợp trên đất đồi.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tam Dương phụ thuộc vào sông Phó

Đáy và các ao hồ phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Với dung tích khai thác có thể lên tới hàng chục triệu m3. Tuy nhiên do địa hình phức tạp của huyện mà nguồn nước mặt này

phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của huyện, như là thường xuyên có mưa tập trung và có những đợt mưa lớn (200 - 300 mm) gây lên ngập úng ở các xã ven sông Phó Đáy,

ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác. Tuy nhiên, với ước lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khoan và giếng khơi có thể khai thác khoảng vài trăm m3/ngày đêm, chất lượng nước tốt. Trừ

nguồn nước ngầm của thị trấn Hợp Hoà, xã Đạo Tú có lẫn một số tạp chất hoà tan, khi dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý trước khi dùng.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Toàn huyện Tam Dương có 1.105,63 ha đất lâm nghiệp. Trong đó toàn bộđất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất. Tập trung chủ yếu ở các xã: Đồng Tĩnh, Kim Long, Hướng

Đạo, Đạo Tú,... Diện tích đất rừng trồng trên đã được giao khoán đến tay người sản xuất. Do vậy việc khai thác có thời gian và định kỳđảm bảo chủđộng được việc khai thác và bảo vệđất, ngoài ra còn cung cấp hàng nghìn m3 gỗ các loại phục vụ cho sản xuất công nghiệp mỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích đất rừng của huyện còn đóng góp rất lớn đến độ che phủ mặt đất nhằm

đảm bảo chống xói mòn đất, cân bằng khí hậu, môi trường sinh thái. Trong giai đoạn tới cần khuyến khích người dân trồng và phát triển mạnh hơn nữa phong trào trồng rừng góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiếc, có những trữ lượng quá nhỏ không thểđầu tư khai thác còn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ở

Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngoài ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Tam Dương là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Từ thời kỳ xa xưa trên vùng đất này đã có những tập đoàn dân cưđến khai phá đất đai

và sinh sống. Tên huyện Tam Dương có từ thời Trần, đầu thời Mạc gọi là huyện Tam Dương, thời thuộc Minh huyện Tam Dương thuộc phủ Tuyên Hoá và đến đời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Tam Dương thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Năm 1891 Tam Dương thuộc đạo Vĩnh Yên. Qua các lần tách nhập tỉnh, huyện Tam Dương lần lượt thuộc các huyện Sơn Tây, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú và ngày nay là một trong 9 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ trước là thị trấn Hợp Hòa. Đến nay rời đến làng Điền Lương, Đình Thế thị trấn Hợp Hoà và Đạo Tú.

Huyện Tam Dương có nhiều di tích lịch sử quý giá với 3 di tích được Bộ văn hóa xếp hạng. Trong đó nổi bật là chùa chiền, đền thờ cổ với nhiều lễ hội, các làng nghề truyền thống (Kim Long, Hợp Thịnh).

3.1.2.6. Thực trạng môi trường

Kết quả quan trắc nước thải của bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương cho thấy: Có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,12 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 1,02 đến 1,28 lần; Coliform vượt TCCP từ 1,46 đến 9 lần.

Một thực tế nữa trên địa bàn huyện Tam Dương là việc xử lý nước thải từ các cụm công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn môi trường và xả thải ra môi trường tiếp nhận.

Chất lượng môi trường đất Tam Dương hiện nay đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hoạt động công nghiệp dịch vụ. Mặc dù các tồn dư phân bón hoá học, thuốc BVTV trong đất không vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên 100% số mẫu phân tích đều xuất hiện nồng độ dư lượng thuốc BVTV gốc Clo hữu cơ. Với tính chất và có khả năng tồn lưu, tích luỹ rất lâu trong đất, đặc biệt là trong đất nông nghiệp thâm canh lúa, rau, hoa màu. Vì vậy, về lâu dài sẽ tác động gián tiếp đến sức khoẻ của con người không chỉ qua sản phẩm nông nghiệp mà còn có thể tiếp tục thẩm thấu qua nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

3.1.3. Tình hình kinh tế xã hi

3.1.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 -2019 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1.Tốc độ tăng trưởng % 5,24 5,78 6,13 2.Tổng giá trị sản xuất Tỷđồng 3.084,3 3.215,3 3.515 2.1.Dịch vụ - thương mại Tỷđồng 1.940 2.050 2.255 2.2.Công nghiệp – xây dựng Tỷđồng 980 1.000 1.050 2.3.Nông, lâm, thuỷ sản Tỷđồng 164,3 165,3 210

3.Cơ cấu GDP % 100 100 100

3.1.Dịch vụ - thương mại % 62,90 63,76 64,15 3.2.Công nghiệp - xây dựng % 31,77 31,10 29,87 3.3. Nông, lâm, thuỷ sản % 5,33 5,14 5,97

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)

Trong giai đoạn 2017-2019, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, các lĩnh vực kinh tế - xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đều đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đều thực hiện đạt và vượt Nghị quyết

đề ra. Những kết quảđạt được trong giai đoạn này thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau: Kinh tế huyện chuyển dịch phù hợp với đặc thù đô thị, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ thu hút các thành phần kinh tế đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh đa dạng,

đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế của Huyện. Thu ngân sách tăng bình quân gần 26%/năm. Hạ tầng kỹ thuật từng bước

được quan tâm đầu tư theo hướng hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị, nhiều công trình quy mô lớn hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần đưa diện mạo, mỹ quan đô thị

Dịch vụ - thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ và du lịch của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động dịch vụ của huyện ngày càng đa dạng, phong phú đáp

ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Tỷ trọng của ngành Thương mại - dịch vụ chiếm tới 63,60% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Công nghiệp - xây dựng: Năm 2017, tỷ trọng của công nghiệp-xây dựng chiếm 31,10% trong cơ cấu kinh tế của huyện, giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp thực hiện trong năm 2017 đạt 327 tỷđồng. Trong bối cảnh chung, sản xuất CN-TCN của Huyện còn gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao song chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tốc độ tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)