Tình hình kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 39 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1.3. Tình hình kinh tếxã hội

3.1.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 -2019 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1.Tốc độ tăng trưởng % 5,24 5,78 6,13 2.Tổng giá trị sản xuất Tỷđồng 3.084,3 3.215,3 3.515 2.1.Dịch vụ - thương mại Tỷđồng 1.940 2.050 2.255 2.2.Công nghiệp – xây dựng Tỷđồng 980 1.000 1.050 2.3.Nông, lâm, thuỷ sản Tỷđồng 164,3 165,3 210

3.Cơ cấu GDP % 100 100 100

3.1.Dịch vụ - thương mại % 62,90 63,76 64,15 3.2.Công nghiệp - xây dựng % 31,77 31,10 29,87 3.3. Nông, lâm, thuỷ sản % 5,33 5,14 5,97

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)

Trong giai đoạn 2017-2019, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, các lĩnh vực kinh tế - xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đều đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đều thực hiện đạt và vượt Nghị quyết

đề ra. Những kết quảđạt được trong giai đoạn này thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau: Kinh tế huyện chuyển dịch phù hợp với đặc thù đô thị, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ thu hút các thành phần kinh tế đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh đa dạng,

đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế của Huyện. Thu ngân sách tăng bình quân gần 26%/năm. Hạ tầng kỹ thuật từng bước

được quan tâm đầu tư theo hướng hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị, nhiều công trình quy mô lớn hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần đưa diện mạo, mỹ quan đô thị

Dịch vụ - thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ và du lịch của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động dịch vụ của huyện ngày càng đa dạng, phong phú đáp

ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Tỷ trọng của ngành Thương mại - dịch vụ chiếm tới 63,60% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Công nghiệp - xây dựng: Năm 2017, tỷ trọng của công nghiệp-xây dựng chiếm 31,10% trong cơ cấu kinh tế của huyện, giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp thực hiện trong năm 2017 đạt 327 tỷđồng. Trong bối cảnh chung, sản xuất CN-TCN của Huyện còn gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao song chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tốc độ tăng trưởng thấp. Cơ cấu nội ngành CNTCN từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ

trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác.

Nông, lâm, thủy sản: Là địa bàn có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng (diện tích

đất lâm nghiệp chiếm tới 48,9% tổng diện tích tự nhiên) nên phát triển lâm nghiệp đối với huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa lớn cả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tổng diện tích có rừng toàn huyện theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 là 5.237,55 ha. Trong đó: rừng phòng hộ 257,41 ha, rừng sản xuất 4.106,24 ha, rừng ngoài lâm nghiệp 873,90 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,90%. Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp chưa được nhân dân quan tâm đầu tư do chu kỳ khai thác của cây khá dài, suất đầu tư hỗ

trợ trồng rừng thấp, đầu ra sản phẩm không ổn định. Do đó trong giai đoạn 2016-2020 và xa hơn nữa, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thoảđáng để khuyến khích người dân thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng, chuyển một số diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang trồng rừng sản xuất, cải tạo lại rừng sản xuất, trồng các giống lâm nghiệp quý và một số lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao.

Trong giai đoạn 2017-2019, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng bộ huyện đã đề ra. Kết quả đạt được trong quá trình phát triển 03 khối ngành kinh tế chủ yếu đã đưa kinh tế của huyện chuyển dịch phù hợp với đặc trưng kinh tế khu vực đô thị, đến năm 2018 Thương mại - dịch vụ chiếm 64,15%, Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 29,87%, Nông lâm ngư

nghiệp chiếm 5,97%. Thương mại - Dịch vụ phát triển nhanh và đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế, hệ thống các loại hình dịch vụ văn minh, tiện ích như: Siêu thị, cửa hàng tự chọn. Sản xuất công nghiệpthủ công nghiệp chủ yếu sản xuất các sản phẩm truyền thống như miến dong, bún, phở…, chủ yếu là hoạt động tự phát, quy mô nhỏ, thiếu sức cạnh tranh. Công nghiệp nông thôn chưa phát triển.

a, Khu vực kinh tế nông nghiệp

Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng 5,97% trong cơ cấu kinh tế, song lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện. Trong giai đoạn 2017 - 2019 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song do huyện đã kịp thời chỉ đạo triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, dự án trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; Chú trọng xây dựng vành đai thực phẩm theo hướng sản xuất sạch, chất lượng cao và nâng cao hiệu quả kinh tế; Xây dựng các cơ chế, chính sách tập trung đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung và lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao làm cơ sở đểđẩy mạnh phát triển ngành trong thời gian tới… nên ngành nông lâm nghiệp vẫn đạt và vượt nhiều chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 đã đề ra. Sản lượng lương thực đạt khá, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên đơn vị diện tích đạt 66,5 triệu đồng/ha, đảm bảo an ninh lượng thực và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực phẩm trên địa bàn huyện.

b, Khu vực kinh tế công nghiệp

Giai đoạn (2017-2019) công nghiệp - xây dựng được tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt 1.251.438 triệu đồng giảm 201.522 triệu đồng so với năm 2016. Cơ cấu giá

trị sản xuất (theo giá hiện hành) năm 2017 của huyện như sau: Khai khoáng 0,01%; Công nghiệp chế biến, chế tạo 98,13%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 1,86%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2017 (theo giá so sánh)

đạt 978.327 triệu đồng giảm 457.568 triệu đồng so với năm 2016. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá so sánh) năm 2017 của huyện như sau: Công nghiệp chế biến, chế tạo 98,56%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 1,43%.

Ngành công nghiệp sản xuất kim loại, chế biến lương thực, thực phẩm sản xuất đồ

gỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Một số ngành CN-TTCN tiếp tục duy trì và phát triển như: sản xuất chè, sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, sửa chữa...

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng có sựđóng góp của nhà máy sản xuất gạch ốp lát VITTO đã cho sản phẩm ổn định, công suất đạt 35.000 m2/ngày, doanh thu cả năm ước đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm công nghiệp của các ngành chế

biến thực phẩm, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển. Ngoài ra còn có sự đóng góp của một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn mới đi vào sản xuất đóng góp vào giá trị sản xuất ngàng công nghiệp trên địa bàn (giầy da, may mặc).

c, Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt 1.280.060 triệu đồng tăng 390.355 triệu đồng so với năm 2015, chiếm 24,43% cơ cấu kinh tế tăng 1,29 lần so với năm 2016. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2017 (theo giá so sánh) đạt 959.457 triệu đồng giảm 272.427 triệu đồng so với năm 2016.

Dịch vụ vận tải được cải thiện về chất lượng phục vụ, số lượng các phương tiện gia tăng, mạng lưới các phương tiện công cộng (xe buýt, xe taxi) được phủ rộng. Số lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đều tăng khá. Năm 2017, vận chuyển được 722.799 tấn hàng hóa các loại, tăng 1,75 lần so với năm 2016.

3.1.3.3. Thực trạng phát triển dân số và việc làm

Dân số bình quân toàn huyện năm 2017 là 106.863 người, tăng 7.730 người so với năm 2015. Trong đó: nam là 52.578 người, chiếm 49,21% và nữ là 54.275 người chiếm

50,79%. Phân theo khu vực như sau: Thành thị 10.703 người, chiếm 10,02% và nông thôn là 96.150 người, chiếm 89,98%. Mật độ dân số bình quân 987 người/1km2. Dân cư chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệđô thị hóa diễn ra tương đối nhanh. Tổng số hộ năm 2017 là 29.155 hộ, tăng 2.826 hộ so với năm 2016.

3.1.3.4. Thực trạng phát triển CSHT kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a, Giáo dục và đạo tạo:

Cơ sở vật chất trường học được chú trọng, đảm bảo yêu cầu cho công tác giảng dạy; tỷ lệ trường học đạt chuẩn ở các bậc học không ngừng tăng. Các trường học trên địa bàn huyện gồm:

- Trường PHTH: 3 trường;

- Có 14 trường trung học cơ sở trên địa bàn. Trong đó trường THCS xã Vân Hội so với chỉ tiêu nông thôn mới còn thiếu 5000 m2. Trường THCS xã Đồng Tĩnh vẫn chưa đủ

diện tích theo tiêu chí nông thôn mới đang dự kiến mở rộng tại thôn Ngọc Thạch; - Trường Tiểu học: 17 trường. Đây là các trường công lập;

- Trường Mầm non: 17 trường (Trong đó: công lập là 16 trường và ngoài công lập là 01 trường);

- Trung tâm giáo dục thường xuyên: 01 trung tâm.

Đến nay, toàn huyện có 41/51 trường được công nhận đạt cấp quốc gia, chiếm tỷ lệ

80,4%.

b, Văn hoá - thể thao

Sân thể thao các thôn trên địa bàn huyện chủ yếu là sân thể thao đơn giản kết hợp với nhà văn hoá (chủ yếu là dành cho hoạt động đánh cầu lông, bóng chuyền) cũng có một số sân thể thao tách riêng. Còn một số thôn do quy mô nên không có sân thể thao như thôn 12, thôn Cộng Hoà của xã Thanh Vân.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao được kiện toàn từ cấp xã tới cấp huyện. Trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện được đầu tư xây dựng khang trang và hiện đại. Trong đó gồm các công trình: Nhà văn hóa đa năng, nhà thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông); Khu thiết chế văn hoá các xã đạt 10/13 xã (trong đó xã Đồng Tĩnh chưa có, xã An

Hoà đang giải phóng mặt bằng, xã Hướng Đạo chưa có). Xã Vân Hội chưa đạt đủ chỉ tiêu diện tích xây dựng trung tâm văn hoá (thiếu 3000 m2).

c, Y tế:

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng triển khai thực hiện. Hiện nay, 13/13 trạm y tế xã, thị trấn của huyện đều có bác sỹ. Trong

đó có 2 xã là Hoàng Hoa và Hoàng Lâu có 2 bác sỹ khám tại trạm; Toàn huyện có 7/13 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2016-2020.

d, Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý: Trung

ương, tỉnh, huyện với các tuyến như sau:

- Quốc lộ 2A nằm phía Nam của huyện, là đường nối liền Thành Phố Vĩnh Yên với huyện Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 3 km do trung ương quản lý.

- Quốc lộ 2B nằm ở phía Đông bắc của huyện nối liền thị xã Vĩnh Yên với khu nghỉ

mát Tam Đảo chạy qua địa phận huyện Tam Dương (xã Kim Long) là 10 km do Trung

ương quản lý.

- Quốc lộ 2C chạy qua trung tâm huyện lỵ huyện Tam Dương nối từ quốc lộ 2A tại km 36 đến ranh giới tỉnh Tuyên Quang, chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 17 km do trung ương quản lý.

Ngoài các tuyến trên, toàn huyện còn có 47 km đường huyện lộ, đường liên xã, liên thôn là 230 km và 278 km đường giao thông nông thôn được phân bố đều khắp trong toàn huyện.

Trong giai đoạn 2017-2019, huyện Tam Dương đã cứng hóa được 63,7/66,4 km

đường giao thông nông thôn, đạt 95%; 93,6/135 km đường giao thông nội đồng trục xã, đạt 69%; 89,1/95,1 km đường trục thôn xóm, đạt 93%. Riêng năm 2017, từ nguồn kinh phí 37,4 tỷđồng, Tam Dương đã cứng hóa 15,6/12 km đường. Trong đó: có 6,7 km đường trục thôn, xóm; 7,9 km đường ngõ, xóm; đồng thời duy tu, sửa chữa 3,5 km đường xã, 6,3 km rãnh thoát nước, làm mới 18 cống.

e, Hệ thống điện

Hệ thống cấp điện toàn huyện do Điện lực Tam Dương quản lý (trực thuộc Điện lực Vĩnh Phúc). Hiện tại đơn vị đang quản lý 121 trạm biến áp (TBA) với 74 trạm bán lẻ, 47 trạm chuyên dùng. Đảm bảo cung cấp điện cho toàn bộ các xã và thị trấn trên địa bàn.

3.1.4. Tình hình qun lý, s dng đất đai trên địa bàn Huyn Tam Dương, tnh Vĩnh Phúc giai đon 2017-2019

3.1.4.1. Hiện trạng SDĐ Huyện Tam Dương

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017 (tính đến ngày 31/12/2017), tổng diện tích tự nhiên: 10.825,08 ha. Chi tiết thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Tam Dương

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 10.825,08 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 7.834,35 72,37 1.1 Đất trồng lúa LUA 3.944,21 36,44

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3.762,92 34,76 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 492,04 4,55 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.881,41 17,38 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 1.105,63 10,21 1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 328,98 3,04

1.6 Đất nông nghiệp khác NKH 82,08 0,76

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.966,25 27,40

2.1 Đất quốc phòng CQP 189,57 1,75

2.2 Đất an ninh CAN 11,81 0,11

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 81,13 0,75

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 3,01 0,03 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 120,32 1,11 2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã DHT 1.314,25 12,14

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 13,02 0,12 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,31 0,03

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 808,38 7,47

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 86,96 0,80

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11,15 0,10 2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 25,29 0,23

2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 10,52 0,10

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 66,48 0,61 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 32,15 0,30 2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 28,09 0,26 2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,20 0,00

2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,04 0,02

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 106,55 0,98 2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 39,87 0,37 2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12,14 0,11

3 Đất chưa sử dụng CSD 24,48 0,23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)