Theo kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.077 ha, bao gồm: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.302.206 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.697.829 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.123.042 ha[Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, 2015] ;
Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp
lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư như Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam” hay Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long”… Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu:
- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà(1992, 1993), Phạm Văn Lang(1995). Trong công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông.
- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990), nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Nguyên Hải (2001); Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004).
Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tiềm năng đất đai sản xuất của người dân ở Moshav Paran.
- Hai loại ớt chuông đỏ 106 và ớt chuông vàng Hila tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, Moshav Paran, Arava, Israel.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên phạm vi đất canh tác sản xuất ớt chuông của trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, Moshav Paran, Arava, Israel.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khái quát về trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav Paran, vùng Arava, Israel.
Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav Paran, vùng Arava, Israel.
Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav Paran, vùng Arava, Israel.
Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Israel, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Israel. - Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu ở nguồn: Internet và sách báo.
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu cụ thể về trang trại như quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại.
3.3.3. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Hiệu quả kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn
Trong đó:
- p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
- q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm - T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm
Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx
Trong đó:
- N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm
- Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động
- Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
b. Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
c. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav Paran- Arava- Israel Paran- Arava- Israel
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Moshav Paran 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Moshav Paran là một moshav nhỏ được thành lập vào tháng 11 năm 1972 bởi lực lượng Nahal. Nằm trong thung lũng Arava khoảng 100km về phía bắc của Eilat, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Trung ương Arava.
- Phía Bắc giáp moshav Tsukim - Phía Đông là biên giới với Jordan
- Phía Nam giáp moshav Yahel
Hình 4.1. Ảnh chụp Moshav Paran từ trên cao
4.1.1.2. Địa hình
Moshav Paran nằm tại vùng hoang mạc Negev, phía nam của Israel. Địa hình chủ yếu ở đây là sa mạc và bán sa mạc.
4.1.1.3. Khí hậu
Moshav Paran có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 1°C tới 10°C và tháng 8 là tháng nóng nhất với nhiệt độ từ 18°C tới 40°C.
4.1.1.4. Thủy văn
sâu 1500m dưới lòng đất và nguồn nước sinh hoạt còn được lấy từ việc xử lý tái tạo nguồn nước thải.
4.1.1.5. Tài nguyên khác
- Tài nguyên đất: Đất đai hoàn toàn là đất cát bán sa mạc, sỏi đá khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng.
- Tài nguyên nước: Xung quanh không có hồ chứa nước tự nhiên hay nhân tạo nên 100% nguồn nước dành cho nông nghiệp được lấy từ nguồn nước ngầm giếng khoan có độ sâu 1500m dưới lòng đất.
- Tài nguyên nhân văn: Khu vực Paran là nơi có nền văn hóa đa dạng do đây là nơi cư trú và làm việc của rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Lào, Cambodia, Kenya, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Moshav Paran
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số trung bình tại Paran là 501 người. Hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp. Các loại cây trồng chính là ớt chuông và hoa đem lại chất lượng cao cho xuất khẩu. Ngoài ra, có 14 hộ gia đình nuôi cừu, bò sữa và bò thịt, và một số trang trại nhỏ hơn có vườn dừa và sản xuất gà tây. Một số gia đình bổ sung thu nhập của họ với các hoạt động khác như trường cưỡi ngựa, vườn ươm cây rau và hoa, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng các tour du lịch. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình), sử dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khô.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
- Giao thông: Hệ thống giao thông của moshav được nhựa hóa từ trong moshav ra tới các farm nhỏ, hệ thống giao thông thuận lợi không có bất kỳ khó khăn nào trong việc đi lại của người dân.
- Thủy lợi: Điều kiện thủy lợi Moshav Paran rất hạn chế, toàn vùng có một hồ nước ngọt và một rãnh mương phục vụ cho mùa nước lũ duy nhất trong năm vào khoảng giữa tháng 4.
trời. Từng hộ gia đình tự lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ cho mọi hoạt động của gia đình mình. Ngoài ra cũng có sử dụng thêm nguồn điện quốc gia.
- Thông tin liên lạc: Là một đất nước phát triển, do vậy hệ thống thông tin liên lạc tại Moshav đầy đủ với công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất trên thế giới như về điện thoại, máy tính, ti vi....
4.1.2.3. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội
- Văn phòng và nhà văn hóa: Vị trí trung tâm Moshav Paran có các ngôi nhà nhỏ diện tích mỗi nhà 10m2 là các bưu điện nhỏ phục vụ các vấn đề văn thư, gửi tiền của người dân.
+ Có 01 nhà trung tâm văn hóa sinh hoạt chung có diện tích 500m2
+ Có 01 nhà thể thao, phòng tập gym, diện tích 100m2.
- Trường học: Do đặc trưng của vùng với diện tích nhỏ và điều kiện giao thông thuận lợi nên toàn bộ học sinh đi học đều đi học bằng xe buýt của trường đưa đón tận nơi. Toàn bộ học sinh học tập tại Moshav Sapir cách Moshav Paran 30 km. Học sinh vào đại học sẽ học ở các thành phố lớn như Jerusalem, Beer Sheva, Tel Aviv.
- Trạm y tế: Có 01 trạm y tế nằm tại trung tâm của Moshav Paran.
4.1.2.4. Cảnh quan môi trường
Nhìn chung môi trường sinh thái của Paran vẫn giữ được những gì mà thiên nhiên ưu đãi. Do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ nên mức độ ô nhiễm môi trường ở đây chưa lớn. Hệ sinh thái bên ngoài vẫn giữ được những nét tự nhiên như vốn có ban đầu của chúng. Trong khu vực vẫn còn rất nhiều loài động vật sinh sống như: thú hoang, chim, bọ...
4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Moshav Paran
Với điều kiện về vị trí địa lý, Moshav Paran là moshav có điều kiện khí hậu thuận lợi và kết hợp với phương pháp kỹ thuật hiện đại đã khắc phục những khó khăn nhất định về tài nguyên nên toàn Moshav Paran tạo ra năng suất cao nhất để sản xuất và xuất khẩu ớt ngọt trên toàn vùng Arava.
Với các điều kiện về kinh tế, xã hội, Moshav Paran cho thấy đây là nơi có cơ sở hạ tầng phát triển tốt về hệ thống giao thông giúp thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm nông sản. Hệ thống điện và thông tin liên lạc cũng được đầu tư và trang
bị các thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, điều này giúp người dân có nhiều cơ hội học hỏi, tiếp cận và áp dụng các kĩ thuật, phương pháp sản xuất nông nghiệp tiến bộ. Ý thức của người dân địa phương cao, có tính đoàn kết và tổ chức cao, an ninh được đảm bảo và không có bất cứ các tệ nạn xã hội nào.
4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, Moshav Paran- Vùng Arava- Israel cứu và phát triển nông nghiệp, Moshav Paran- Vùng Arava- Israel
4.2.1. Khái quát cơ bản
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp vùng Arava được thành lập vào năm 1986 ở vùng sa mạc Arava phía nam Israel. Trung tâm này thành lập với mục đích nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng, các phương pháp chăm sóc phù hợp với địa hình, khí hậu vùng Arava. Trung tâm có trang trại ở các moshav: Ein Tammar, Idan, Hatseva, Paran nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt độ chính xác cao đến từng vùng. Hoạt động này được hỗ trợ bởi Cơ quan Do Thái trong 11 năm cho đến năm 1997, khi Quỹ Quốc gia Do Thái (JNF) nhận trách nhiệm tài trợ chính với sự đóng góp bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Phát triển Negev và Galilee, Văn phòng Phó Thủ tướng, Bộ giải quyết của Cơ quan Do Thái, Các thành phố tự trị trong khu vực (Trung tâm Arava, Tamar), Hội đồng Thực vật, JCA và các nhà tài trợ tư nhân.
Hình 4.2. Ảnh chụp trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp vùng Arava, Israel từ trên cao
Chi nhánh ở Paran gồm 6 nhà lưới trồng ớt, mỗi nhà có diện tích là 20 dunam (= 20.000 m2) và. Tổng diện tích của trang trại là 120 dunam (=120.000 m2).
Hiện tại trang trại có 7 người, bao gồm 2 lao động người Thái Lan, 5 thực tập sinh từ Việt Nam và Thái Lan. Số lượng công nhân thay đổi theo từng năm do sự thay đổi về lượng thực tập sinh tại trang trại, do các lao động hết hạn visa hay hết