Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav paran, vùng arava, israel (Trang 45 - 46)

Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.

Trung tâm có diện tích canh tác rộng nên vấn đề hiệu quả về môi trường càng được quan tâm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: tỷ lệ che phủ, khả năng cải tạo đất, ý thức của người dân trong dung thuốc bảo vệ thực vật.

Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: giúp bảo vệ một vùng diện tích lớn khỏi tình trạng bị xói mòn vào mùa lũ; cải tạo khu vực đất.

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 4.8

STT LUT Loại hình sử dụng che phủ Tỷ lệ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 Màu Ớt chuông đỏ 106 *** *** *** 2 Ớt chuông vàng Hila *** *** ***

(Nguồn: Điều tra trang trại)

Ghi chú: ***: Cao; **: Trung bình; *: Thấp

Việc trồng ớt đã tạo ra một diện tích che phủ lớn, chống lại sự rửa trôi, xói mòn diễn ra vào giai đoạn mưa lũ đầu mùa hè. Cùng với đó giúp cải tạo nhiều khu vực đất đai sa mạc khô cằn. Ngoài ra, nhờ ý thức cao trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hệ sinh thái sa mạc được duy trì, các loài động vật sa mạc vẫn sinh sống tốt bên cạnh hoạt động của con người

* Mức độ thích hợp của cây ớt chuông: Do địa hình núi cao, khí hậu đặc biệt thích hợp với cây ớt chuông trồng trên đất cát sa mạc trong nhà lưới, cho hiệu quả kinh tế cao.

* Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Phân bón được sử dụng theo nồng độ của nhà nước và chuyên gia khuyến cáo. Phân bón được hòa tan cùng nước trong bồn chứa và đi theo ống tưới nhỏ giọt đến các gốc cây ớt chuông với tỷ lệ hợp lý để cây phát triển đầy đủ và không gây hại cho đất. Phân hữu cơ được sử dụng thường xuyên trong quá trình ủ đất, giúp cải tạo độ màu mỡ của đất. Ngăn chặn lại sự thoái hóa đất do sử dụng nhiều phân hóa học.

Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho ớt chuông với tần số 3-4 lần/năm. Còn lại, chủ trang trại sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, moshav paran, vùng arava, israel (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)