Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Hướng Hoá là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới với Nước CHDCND Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 65 Km về phía Tây. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 115235.71 ha, với vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình;

- Phía Nam và phía Tây giáp Nước CHDCND Lào;

- Phía Đông giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrông.

Huyện có toạ độ địa lý từ 160 23' đến 17001’ độ vĩ Bắc; 106030’đến 106049’ độ kinh Đông; gồm 22 đơn vịhành chính, trong đó có 20 xã và 2 thị trấn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đặc trưng của địa hình Hướng Hoá là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dốc theo 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ởđây gặp khó khăn nhất định.

Có thểchia địa hình ra 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình thung lũng phân bố ở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng... Địa hình tương đối bằng, thích hợp cho phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp).

- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-200), với độ cao địa hình từ 200 - 300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo. Đây là vùng có địa hình thích hợp để phát triển cây hoa màu nguyên liệu và cây lâu năm có quy mô tương đối lớn và tập trung.

- Dạng địa hình núi cao, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến > 200, độ cao địa hình 500 - 700m. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng Đông Trường Sơn. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hu, thi tiết

Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới – gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh trường sơn..

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,50C thấp hơn nhiệt độ trung bình của các vùng khác trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất bình quân 38,20C, thấp nhất là 7,70C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 1850mm/năm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 88% lượng mưa cả năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 88,5%, cao nhất từ tháng 8 - 12 (89 - 91%), lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm, trong đó các tháng từ1 đến 4 có lượng bốc hơi cao nhất, nên dễ gây ra khô hạn.

- Gió: Hướng Hoá vừa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa và gió Tây - Nam khô nóng tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh, các xã vùng Tây Trường Sơn kèm theo mưa do mây từ Ấn độ dương tích tụở sườn tây ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của cây công nghiệp và cây trồng khác.

Do có ba vùng địa hình khác nhau và là huyện chịu ảnh hưởng của yếu tố độ cao và phân chia địa hình nên khí hậu của huyện chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu rõ nét của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng mùa hè, mưa nhiều và ẩm ướt mùa đông chủ yếu là 2 xã Hướng Linh và Hướng Sơn.

- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của khí phân hoá bởi độ cao của dãy Trường Sơn nên nhiệt độ tương đối ôn hoà phân bố ở 8 xã, thị trấn: Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và Khe Sanh.

Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chếđộ nhiệt đới 2 mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và nóng trong năm từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau ở các xã còn lại của huyện.

- Bão và lũ lụt:Hướng Hóa nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường từtháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-10). Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)