PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 40)

2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sẽđược thu thập từ UBND huyện, các phòng, ban, ngành có liên quan của huyện Hướng Hóa... các tài liệu này bao gồm:

- Thu thập các văn bản liên quan đến đất đai, hệ thống các văn bản luật và dưới luật, các chương trình, nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, thành phố có liên quan.

- Bản đồ, các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai.

- Các báo cáo, tài liệu liên quan của huyện giai đoạn 2014-2018.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn người sử dụng đất trực tiếp thực hiện nộp nghĩa vụ tài chính (chủ hộ hay người đại diện của chủ hộ) về đất trong quá trình thực hiện quyền của người sử

dụng đất bằng phiếu phỏng vấn. Nội dung điều tra dựa trên mục đích nghiên cứu, phiếu điều tra gồm hai phần, phần đầu tiên sẽ là những thông tin chung của người sử dụng đất, phần thứ hai là nội dung điều tra gồm thông tin về những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tài chính đất đai để khảo sát người sử dụng đất, như quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính, những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụtài chính đất đai,…

Người sử dụng đất được lựa chọn ngẫu nhiên trong quá trình giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Hướng Hóa. Sốlượng người phỏng vấn được xác định theo công thức Coranch [24] do tổng thểkhông xác định.

= . . = 0,5.0,5.1,96

0,1 = 96,04

Với độ tin cậy là 95%, thì giá trị Z là 1,96 (Z là giá trị liên quan đến mức xác định mức độ tin cậy); p là ước tính % trong tập hợp, nếu không có thông tin thì thường thiết lập giá trị của p đến 0,5 và q=1-p. Sai số cho phép e = 10%. Ta có sốlượng mẫu cần nghiên cứu là n = 96 xấp xỉ 100 nên lấy tròn số 100 phiếu điều tra.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp thông tin như: - Bảng thống kê: sử dụng đểđánh giá, so sánh, đối chiếu số liệu.

- Biểu đồ, hình vẽ: Sử dụng các loại biểu đồ, hình vẽđể minh họa kết quả nghiên cứu. - Sử dụng các phần mềm tin học như Excel để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài.

2.4.3. Phương pháp thang đo

Sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 [23] mức độ để hỏi những câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Mức đánh giá bằng sốđiểm của các câu trả lời thu được có thang điểm từ 1 - 5, trong đó: 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Không có ý kiến. 4. Hài lòng. 5. Rất hài lòng.

- Xây dựng khoảng cách thang đo:

Khoảng cách (a ) =

Với max = 5, Min = 1 và n = 5 ta tính được a = 0,8

- Phân cấp đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai Rất hài lòng: a > 4,2 Hài lòng: 3,41 ≤ a ≤ 4,2 Không có ý kiến: 2,6 ≤a ≤ 3,4 Không hài lòng: 1,81 ≤ a ≤ 2,6 Rất không hài lòng: 1 ≤ a ≤ 1,8

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA HƯỚNG HÓA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Hướng Hoá là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới với Nước CHDCND Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 65 Km về phía Tây. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 115235.71 ha, với vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình;

- Phía Nam và phía Tây giáp Nước CHDCND Lào;

- Phía Đông giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrông.

Huyện có toạ độ địa lý từ 160 23' đến 17001’ độ vĩ Bắc; 106030’đến 106049’ độ kinh Đông; gồm 22 đơn vịhành chính, trong đó có 20 xã và 2 thị trấn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đặc trưng của địa hình Hướng Hoá là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dốc theo 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ởđây gặp khó khăn nhất định.

Có thểchia địa hình ra 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình thung lũng phân bố ở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng... Địa hình tương đối bằng, thích hợp cho phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp).

- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-200), với độ cao địa hình từ 200 - 300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo. Đây là vùng có địa hình thích hợp để phát triển cây hoa màu nguyên liệu và cây lâu năm có quy mô tương đối lớn và tập trung.

- Dạng địa hình núi cao, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến > 200, độ cao địa hình 500 - 700m. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng Đông Trường Sơn. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hu, thi tiết

Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới – gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh trường sơn..

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,50C thấp hơn nhiệt độ trung bình của các vùng khác trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất bình quân 38,20C, thấp nhất là 7,70C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 1850mm/năm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 88% lượng mưa cả năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 88,5%, cao nhất từ tháng 8 - 12 (89 - 91%), lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm, trong đó các tháng từ1 đến 4 có lượng bốc hơi cao nhất, nên dễ gây ra khô hạn.

- Gió: Hướng Hoá vừa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa và gió Tây - Nam khô nóng tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh, các xã vùng Tây Trường Sơn kèm theo mưa do mây từ Ấn độ dương tích tụở sườn tây ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của cây công nghiệp và cây trồng khác.

Do có ba vùng địa hình khác nhau và là huyện chịu ảnh hưởng của yếu tố độ cao và phân chia địa hình nên khí hậu của huyện chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu rõ nét của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng mùa hè, mưa nhiều và ẩm ướt mùa đông chủ yếu là 2 xã Hướng Linh và Hướng Sơn.

- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của khí phân hoá bởi độ cao của dãy Trường Sơn nên nhiệt độ tương đối ôn hoà phân bố ở 8 xã, thị trấn: Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và Khe Sanh.

Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chếđộ nhiệt đới 2 mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và nóng trong năm từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau ở các xã còn lại của huyện.

- Bão và lũ lụt:Hướng Hóa nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường từtháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-10). Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyn dịch cơ cấu kinh tế

Từnăm 2015 đến nay nền kinh tế huyện Hướng Hóa đã dần từng bước ổn định, có sự tăng trưởng khá và bước đầu bắt nhịp với sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng thêm của nền kinh tế bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 9,68%/năm, tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 (theo giá hiện hành) đạt: 10.152 tỷ đồng (đạt 129% so với Nghị quyết giai đoạn 2016 - 2020).

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt: 32,3 triệu đồng/người/năm (đạt 90,73% so với Nghị quyết đề ra đến năm 2020: 35,6 triệu đồng/người/năm).

Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều) giảm qua các năm, cụ thể: Cuối năm 2015 là 34,59%; Cuối năm 2016 giảm còn: 31,17% (giảm 3,42% so với năm 2015); cuối năm 2017 giảm còn: 28,37% (giảm 2,80% so với năm 2016).

Thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, không có rét đậm, rét hại xảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt: 8250 ha, tăng 11% so với cùng kỳnăm trước. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Phát triển các mô hình nuôi nhốt, chăn nuôi gia trại, trang trại lớn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 1972 tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳnăm trước.

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Hướng Hóa thời kỳ 2015 - 2017

ĐVT: Tỷđồng

Ngành

2015 2016 2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng 5.289,33 100 9.663 100 10.647 100

1. Nông lâm nghiệp 783,58 14,81 935 9,68 1.081 10,15 Trong đó: - Trồng trọt, chăn nuôi - Lâm nghiệp - Thủy sản 767,95 14,50 906 9,38 1.056 9,67 11,62 0,22 25 0,259 48 0,45 4,01 0,08 4 0,041 3 0,03 2. Công nghiệp - xây dựng 1.825,75 34,52 3.895 40,30 4.300 40,39

Trong đó: - Công nghiệp - Xây dựng 1.464,45 27,69 3.400 35,18 3.340 31,37 361,31 6,83 495 5,22 960 9,22 3. Thương mại - Dịch vụ 2.680 50,67 4.833 50,02 5.266 49,46 Nguồn:[7]

Qua (bảng 3.1) ở trên ta nhận thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện có tăng lên nhưng không đáng kể.

Năm 2015 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 14,81%, đến năm 2017 giảm xuống còn 10,15%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,52% lên 40,39% và thương mại - dịch vụ vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất chính của huyện có giảm xuống nhưng không đáng kể từ 50,67 % xuống 49,46%,

Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Hướng Hóa trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, phát huy hiệu quả. Tuy vậy, trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ, kỹ thuật tay nghề còn rất hạn chế. Tỷ lệtăng dân số còn ở mức cao (1,81% năm 2017), sốlao động chưa có việc làm còn nhiều, đang có xu hướng tăng nhanh; tiềm năng đất đai, mặt nước, lao

động, tài nguyên gió, tài nguyên khoáng sản khác... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả . Đây là những vấn đề cấp bách, quan trọng cần được các cấp, các ngành, nhất là Huyện ủy, Chính quyền địa phương quan tâm, tháo gỡ trong thời gian tới.

3.1.2.2. Thc trng phát trin ca các ngành kinh tế * Ngành Nông - Lâm nghip - Thu sn

Với phương châm tiếp tục đổi mới Nông nghiệp - Nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, ngành trồng trọt của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến cơ bản vềcơ cấu cây trồng và mùa vụ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất. Từng bước định hình quy hoạch các vùng sinh thái trong Nông nghiệp để có kế hoạch chỉđạo bố trí giống cây trồng phù hợp đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và khai thác có hiệu quả sử dụng đất. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý theo hướng chất lượng cao, từng bước hiện đại, bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với dịch vụ và thị trường tiêu thụ.

Ổn định cơ cấu cây trồng hợp lý, mang hiệu quả kinh tế cao. Rà soát chuyển đổi đất rừng sản xuất và đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế; đảm bảo quỹđất cho nhân dân trồng mới cao su, cà phê và một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các loại khác như: cao su, ngô, gừng, nghệ…

Tổng sản lượng lương thực, cây lấy hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt 8.798 tấn, trong đó thóc đạt 7.482 tấn

Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt 9.710 ha. Diện tích vùng sắn nguyên liệu bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 4.750 ha. Diện tích lúa nước bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 1.683 ha.

Diện tích ngô bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 711 ha.

Duy trì, ổn định 80 - 90 ha cây công nghiệp ngắn ngày; hình thành một số vùng chuyên sản xuất rau ở các xã Húc, Tân Liên, Tân Lập đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh ở thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập và Hướng Tân.

Diện tích cây cà phê bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt: 5.206 ha sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm đạt: 6.489 tấn; đã chú trọng về chất lượng, thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu cà phê Khe Sanh.

Diện tích bình quân cây hồ tiêu giai đoạn 2015 - 2017: 194 ha; sản lượng hạt tiêu khô đạt bình quân hàng năm đạt 107 tấn/năm.

Diện tích bình quân cây cao su giai đoạn 2015 - 2017: 1.018 ha; diện tích hiện tại cho thu hoạch 377 ha, sản lượng mủ tươi bình quân đạt 332 tấn.

Phát triển, mở rộng diện tích cây chuối gắn với việc cải tạo vườn tạp và chương trình kinh tế vườn đồi, chủ yếu các xã vùng Lìa và Tân Long, Tân Thành, Lao Bảo. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả khác có tiềm năng phát triển và cho thu nhập cao như: Chuối, bơ, nhãn, vải, thanh long… Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 4.064 ha, riêng chuối đạt 3.733 ha.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế vườn đồi. Tăng cường công tác quản lý giết mổ tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 số lượng đàn gia súc, gia cầm đạt:

+ Trâu: 3.327 con; + Bò: 10.070 con; + Lợn: 27.182 con; + Dê: 10.185 con;

+ Gia cầm các loại: 128.000 con;

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 3.657 tấn/năm.

Tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có; thực hiện trồng mới, khoanh nuôi tái sinh theo quy hoạch, tích cực thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, đảm bảo nâng cao độ che phủ rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,66% (Nghị quyết đề ra đến 2020 đạt: 47 - 48%). Kết hợp phát triển lâm nghiệp với ngành nghề nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tiếp tục khai thác lợi thế diện tích ao hồ hiện có để nuôi trồng thuỷ sản, bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 có: 74,35 ha/năm; sản lượng bình quân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 40)