Tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nguồn thải và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện văn chấn, tỉnh yến bái giai đoạn 2016 2019 (Trang 28 - 33)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2. Tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam

* Tình hình quản lý CTRSH tại Việt Nam.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc bảo vệ môi trường (BVMT) trở thành 1 quốc sách lớn. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT được ban hành đầy đủ, huy động nhiều nhân lực, vật lực và tài lực để BVMT. Những năm gần đây tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương đã được chú ý hơn trước, nhưng cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động vẫn chậm đổi mới.

Việc BVMT ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm môi trường (ONMT) được quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, Hiến pháp sửa đổi mới có điều 36 quy định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ và cải thiện môi trường sống đối với mọi công dân .

*. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác

thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về CTR chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ.

Theo thống kê năm 2017, lượng CTR đô thị là 0,7 kg/người/ngày và nông thôn là 0,3 kg/người/ngày thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên đáng kể, lượng CTR đô thị thống kê trong năm này là 1,45 kg/người/ngày và vùng nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Chúng ta có thể thấy rằng tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông đúc và lượng rác phát sinh ngày một diễn biễn phức tạp (Bộ TN&MT, 2019),.

Bảng 1.3: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc

Loại CTR Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018

CTR đô thị Tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR Nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR công nghiệp Tấn/năm 2.638.000 4.786.000

CTR y tế Tấn/năm 21.500 179.000

CTR làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000

Tổng cộng Tấn/năm 15.459.900 27.868.000

Phát sinh CTR sinh hoạt trung bình tại khu vực đô thị

Kg/người/

ngày 0,7 1,45

Phát sinh CTR sinh hoạt trung bình tại khu vực nông thôn

Kg/người/

ngày 0,3 0,4

(Nguồn: Bộ TN&MT: Báo cáo quốc gia về thực trạng môi trường giai đoạn 2017 -2018)

Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2017 đến năm 2018, lượng CTR phát sinh trung bình từ 150 – 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng lên 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ tài nguyên & môi trường đến năm 2020, khối lượng CTR phát sinh ước tính khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp.

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng 35.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng CTR đô thị ( một số đô thị tỷ lệ này còn lên tới 90%). Cũng theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2013 cho thấy tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình 10-16% mỗi năm.

Hình 1.1. Biểu đồ thành phần CTR toàn quốc năm 2017, xu hướng năm 2020

Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, với dân số năm 2015 là gần 8 triệu người (khách vãng lai khoảng 2 triệu), mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng 7.000-7.500 tấn CTR đô thị, trong đó, thu gom được khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày , tái chế, tái sinh khoảng 900-1.200 tấn, khối lượng còn lại chủ yếu là chất hữu cơ được thải bỏ vào đồng ruộng, vườn cây nông nghiệp làm phân bón. Lượng CTR thải bỏ vào kênh rạch 350-400 tấn/ngày đều được thu gom vận chuyển đến các bãi chôn lấp, (Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn)

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 65% năm 2013 lên 72% năm 2014 và lên đến 80-82 % năm 2017. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-55% (năm 2013, con số này chỉ đạt 20%). Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản, (Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn).

* Hiện trạng xử lý và quản lý CTR .

Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị ( Hà Nội và TP HCM, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh ( tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp sơ sài.

Tình hình xử lý CTR sinh hoạt tại các khu xử lý CTR của Tp. HCM: Khu xử lý rác Gò Cát ( Quận Bình Tân): Diện tích 25ha; công suất 2.000 tấn/ngày; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2005-2007 là 2,93 triệu tấn; là bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh, hiện đang ngưng tiếp nhận rác;

Khu xử lý rác Phước Hiệp (Huyện Củ Chi): Diện tích 44,9ha; công suất 3.000 tấn/ngày; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2015-2017 là 2,61 triệu tấn; là bãi rác chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh;

Khu xử lý rác Đa Phước (Huyện Bình Chánh): Diện tích 128ha; công suất hiện tại 3.000 tấn/ngày (Công suất thiết kế là 6.000 tấn/ngày); sử dụng máy xịt phủ lấp rác Posi-Shell; hệ thống xử lý nước rỉ rác với công suất thiết kế 1.000 m3/ngày.

* Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng ở Việt Nam

- Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý băng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí.

- Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.

Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.

- Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ ôxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần

và hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ô xy hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin, xenlulo, sợi….

- Xử lý chất thải rắn bằng biện pháp chôn lấp

Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta chọn các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chon lấp. Đáy của bãi rác được ngăn cách với đất và nước ngầm bằng lớp chất dẻo không thấm nước. Rác sẽ được đổ vào các ô chia sẵn. Khi các ô rác đầy thì sẽ được lấp lại bằng đất hoặc dùng xe lu nén chặt lại sau đó đổ tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất- khoảng 60cm- và trồng cây lên trên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và được xử lý trước khi cho vào sông hồ. Đây là phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh nhưng rất tốn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nguồn thải và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện văn chấn, tỉnh yến bái giai đoạn 2016 2019 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)