3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
2.4.3.1. Phương pháp điều tra về sự hiểu biết của người dân về CTR trong sinh hoạt và công tác bảo vệ môi trường
Điều tra, phỏng vấn là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Mỗi vùng chọn điều tra 30 phiếu hỏi theo bộ câu hỏi có sẵn, tổng số phiếu điều tra của 3 vùng là 90 phiếu hỏi. Cụ thể:
- Vùng ngoài thị trấn Trần Phú điều tra 30 phiếu; xã Cát Thịnh 30 phiếu, tổng là 60 phiếu;
- Vùng trong thị trấn Liên Sơn điều tra 30 phiếu; xã Phúc Sơn 30 phiếu, tổng là 60 phiếu;
- Vùng Thượng điều tra toàn bộ 30 phiếu tại xã Tú Lệ.
Nội dung điều tra nhằm thu thập, đánh giá sự hiểu biết, của người dân về loại CTR trong sinh hoạt và sản xuật nông nghiệp như thế nào, đồng thời đánh giá được nhận thức và ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường; Thông tin môi trường được biết đến; Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn hiện nay; Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương.
Đối tượng được chọn để điều tra là chủ hộ hoặc lao động chính trong gia đình.
2.4.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập khối lượng thành phần rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp
* Phương pháp xác định khổi lượng rác thải được thu gom: tiến hành
theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác của từng xã, thị trấn để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của các HTX môi trường. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát
sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
* Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân / người / ngày và thành phần rác thải tại các xã, thị trấn:
Việc điều tra, thu thập về tình hình CTRSH trên địa bàn huyện Văn Chấn, được tiến hành điều tra thu thập số liệu như sau:
- Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi xã đã được xác định theo 3 khu vực trên địa bàn huyện. Bao gồm: thị trấn Trần Phú, thị trấn Liên Sơn, xã Cát Thịnh, xã Phúc Sơn và xã Tú Lệ. Mỗi điểm xã, thị trấn chọn ngẫu nhiên 5 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ là công nhân, viên chức (40%); hộ kinh doanh, buôn bán, nghề khác (10%); hộ làm nông nghiệp (50%). Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND xã, thị trấn về tỷ lệ nghề nghiệp của người dân trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ 3 túi màu khác nhau để phân loại rác ngay tại nguồn và để rác thải lại để cân. Cụ thể, túi màu xanh được sử dụng để chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; túi màu cam dùng để chứa rác khó phân hủy như bìa cactong, vỏ lon đồ hộp, giấy, ….; túi màu trắng dùng để đựng rác nguy hại, vật liệu cứng khác gồm mảnh vỡ thủy tinh, …
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1 lần/ ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/ tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thô được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng xã, thị trấn.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác thải tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
+ Nếu xã nào thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
+ Nếu xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.
- Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nên thành phần là khá giống nhau. Đầu tiên tiến hành điều tra về số lượng cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: Lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học và UBND) và sau đó cân thí điểm rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể). Rồi ước tính khối lượng rác thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.