3. Ý nghĩa của đề tài
1.5.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Yên Bái
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, sự điều hành sát sao của UBND tỉnh, kinh tế của tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực; đời sống của nhân dân ngày một được cải thiện hơn, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày ngày một tăng cao, kéo theo lượng chất thải sinh hoạt ngày càng lớn và đa dạng về chủng loại. Do đó, yêu cầu công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ngày càng cao nhất là đối với người dân ở khu vực nông thôn. Công tác bảo vệ môi trường nói chung trong đó có công tác quản lý CTRSH đã được quan tâm, triển khai và đạt được những kết quả nhất định, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý CTRSH của tỉnh Yên Bái
vẫn còn rất nhiều hạn chế, khó khăn và bất cập, (Báo cáo hiện trạng quản lý CTRSH và định hướng quy hoạch quản lý môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 -2030).
Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái, trong đó có nội dung về quản lý CTRSH được phê duyệt từ năm 2007, đến nay đã lỗi thời, không phù hợp để thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 28 khu xử lý CTRSH. Trong đó, chỉ có Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái sử dụng công nghệ sản xuất phân vi sinh hữu cơ kết hợp đốt và tái chế hạt nhựa. Trong số 27 bãi chôn lấp còn lại có 04 bãi là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được đầu tư đầy đủ từ ngân sách đối ứng của tỉnh để hoàn thành xử lý triệt để trước năm 2019 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; các bãi chôn lấp này hiện đều đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận rác, phải sớm thực hiện đóng cửa; đối với các bãi rác còn lại, trong đó bao gồm 19 bãi chôn lấp quy mô cấp xã chủ yếu là giải pháp tình thế nhằm đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua mà chưa có sự tính toán căn cơ để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Các bãi rác này thực chất chỉ là những nơi tập kết rác tạm thời mà chưa được đầu tư, đều áp dụng biện pháp chôn lấp thông thường, không hợp vệ sinh, đang hàng ngày gia tăng nguy cơ tạo thành các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường. Thực tế những năm qua đã có nhiều vụ việc mất an ninh trật tự xã hội đã xảy ra do ô nhiễm môi trường từ các bãi rác ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Các khu xử lý CTRSH ở trên mới chỉ đáp ứng được khả năng chứa, xử lý CTRSH của các đô thị và một số xã ở khu vực nông thôn. Phần lớn các khu vực nông thôn còn lại đều chưa có khu xử lý CTRSH, mặc dù nhu cầu và đòi hỏi của người dân hiện nay là rất bức thiết. Do vậy ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng CTRSH được xả ra ven sông, suối và các khu vực công cộng, làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường. (Báo cáo hiện trạng quản
lý CTRSH và định hướng quy hoạch quản lý môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 -2030).
Tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn tỉnh hiện nay mới đạt khoảng 35% (187 tấn/527 tấn phát sinh mỗi ngày); số hộ gia đình được thu gom hầu hết mới chỉ được thu gom ở các đô thị, trong đó do đặc thù về địa hình và điều kiện giao thông, nhiều nơi ở khu vực đô thị CTRSH cũng chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để theo quy định. Ở khu vực nông thôn, đến nay mới chỉ có một số xã thành lập các hợp tác xã, tổ thu gom rác thải để tổ chức thu gom, vận chuyển CTRSH ở các khu dân cư tập trung, khu vực xung quanh trung tâm các xã. Các khu vực còn lại đều chưa có hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH, người dân tự thu gom và xử lý với hình thức xử lý thủ công như chôn lấp hoặc đốt trong khuôn viên của gia đình, không bảo đảm yêu cầu về cảnh quan và bảo vệ môi trường. (Báo cáo hiện trạng quản lý CTRSH và định hướng quy hoạch quản lý môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2030).
Phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn sơ sài, số lượng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động này. Đối với các đơn vị dịch vụ về môi trường đang hoạt động thu gom, vận chuyển ở các đô thị, trung bình mỗi đơn vị mới chỉ có 01 xe ép rác chuyên dụng, thậm chí có những đơn vị chưa được đầu tư mà phải sử dụng xe tải thông thường để vận chuyển rác về khu xử lý, gây mùi cũng như nước rỉ rác ra đường trong quá trình vận chuyển. Đối với các hợp tác xã, tổ tự quản thu gom rác thải do các xã thành lập và vận hành, các phương tiện vận chuyển còn thô sơ, chủ yếu là sử dụng xe công nông, xe ba bánh cải tiến và xe tải,…để chở rác về bãi chôn lấp, thậm chí có nhiều nơi không có phương tiện, phải thuê xe tải, công nông để vận chuyển. Số lượng các xe đẩy tay thu gom rác còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu lưu chứa CTRSH phát sinh của người dân, dẫn đến nhiều điểm tập kết rác thải tự phát của các khu dân cư không đảm bảo quy định. (Báo cáo
hiện trạng quản lý CTRSH và định hướng quy hoạch quản lý môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 -2030).
Về cơ chế, chính sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, đến nay, tỉnh Yên Bái đã ban hành giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 20/8/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/10/2019) và giá tối đa đối với dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 24/2019/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Việc thu phí thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Ở khu vực đô thị, điều kiện kinh tế xã hội cao hơn, lượng CTRSH phát sinh nhiều hơn, đa dạng, khó xử lý hơn nhưng do được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác thu gom, vận chuyển nên mức tiền các gia đình phải trả hàng tháng thấp hơn so với ở khu vực nông thôn – những nơi người dân tự nguyên đóng góp để thực hiện thu gom, vận chuyển bởi các hợp tác xã, tổ tự quản do các xã thành lập vì không được hỗ trợ từ ngân sách. Việc hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển bằng nguồn từ ngân sách nhà nước (tập trung nhiều nhất tại thành phố Yên Bái) là chưa phù hợp với quan điểm, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” đã triển khai những năm qua và sẽ tiếp tục được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến được ban hành và có hiệu lực từ năm 2021. Đây là một vấn đề bất cập cần sớm được khắc phục.
Việc thu hút xã hội hóa đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH còn nhiều hạn chế. Đến nay, tỉnh Yên Bái mới chỉ kêu gọi được xã hội hóa đầu tư 01 khu xử lý CTRSH (Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái), các khu xử lý còn lại đều được đầu tư và hoạt động bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Theo quy định hiện hành, công tác quản lý nhà nước về CTRSH không được giao thống nhất cho một cơ quan mà được phân công cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia quản lý, bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc giao thoa, chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt bao gồm việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch; tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng và dự báo tình hình quản lý CTRSH; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý. Ngày 03/2/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn.
Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và được sửa đổi tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt như: quy hoạch chất thải rắn (bao gồm cả CTRSH), quy định mức giá tối đa đối với giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các quy định quản lý chất thải rắn nói chung, quy định về thu gom, vận chuyển và xây dựng các cơ sở xử lý chất thải...
Tại tỉnh Yên Bái, Sở Xây dựng được giao là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch quản lý CTR (bao gồm cả CTRSH), tham mưu ban hành quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, giá dịch vụ xử lý CTRSH,...và công tác quản lý CTRSH tại các đô thị. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường lại là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung (trong đó có công tác quản lý CTRSH), nhất là việc hướng dẫn, thẩm định tiêu chí về môi
trường trong thực hiện nông thôn mới (trong đó có tiêu chí về thu gom, xử lý CTRSH,...).
Đến nay, tỉnh Yên Bái vẫn chưa có quy hoạch quản lý chất thải rắn. Năm 2019, Sở Xây dựng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao xây dựng Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, do Luật Quy hoạch năm 2017 quy định quy hoạch chất thải rắn là một bộ phận của quy hoạch tỉnh. Do đó, Quy hoạch này hiện nay vẫn là dự thảo và chưa được phê duyệt. (Báo cáo hiện trạng quản lý CTRSH và định hướng quy hoạch quản lý môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 -2030).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 28 khu xử lý CTRSH. Trong đó, chỉ có Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái sử dụng công nghệ sản xuất phân vi sinh hữu cơ kết hợp đốt và tái chế hạt nhựa. Trong số 27 bãi chôn lấp còn lại có 04 bãi là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (bãi rác Nghĩa Lộ, bãi rác Báo Đáp, bãi rác Mậu A và bãi rác Yên Bình) chưa được đầu tư đầy đủ từ ngân sách đối ứng của tỉnh để hoàn thành xử lý triệt để trước năm 2018 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; các bãi chôn lấp này hiện đều đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận rác, phải sớm thực hiện đóng cửa; đối với các bãi rác còn lại, trong đó bao gồm 19 bãi chôn lấp quy mô cấp xã chủ yếu là giải pháp tình thế nhằm đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua mà chưa có sự tính toán căn cơ để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Các bãi rác này thực chất chỉ là những nơi tập kết rác tạm thời mà chưa được đầu tư, đều áp dụng biện pháp chôn lấp thông thường, không hợp vệ sinh, đang hàng ngày gia tăng nguy cơ tạo thành các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường. Thực tế những năm qua đã có nhiều vụ việc mất an ninh trật tự xã hội đã xảy ra do ô nhiễm môi trường từ các bãi rác ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Các khu xử lý CTRSH
ở trên mới chỉ đáp ứng được khả năng chứa, xử lý CTRSH của các đô thị và một số xã ở khu vực nông thôn. Phần lớn các khu vực nông thôn còn lại đều chưa có khu xử lý CTRSH, mặc dù nhu cầu và đòi hỏi của người dân hiện nay là rất bức thiết. Do vậy ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng CTRSH được xả ra ven sông, suối và các khu vực công cộng, làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường.
*. Cơ chế, chính sách thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tình Yên Bái
Từ năm 2019 trở về trước, việc thu phí vệ sinh tại các địa bàn, chủ yếu tại thành phố Yên Bái thực hiện theo Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt tạm thời giá sản phẩm dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 28/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Quyết định số 217/QĐ-UBND. Theo đó, mức thu với hộ dân thuộc thành phố Yên Bái từ 5.000 đến 10.000 đồng/tháng, với hộ dân thuộc thị xã Nghĩa Lộ là 4.000 đến 7.000 đồng/tháng, với hộ dân thuộc các huyện từ 3.000 đến 6.000 đồng/tháng. Việc triển khai theo mức thu này cơ bản được nhân dân đồng tình. Tuy nhiên mức thu là tương đối thấp, do vậy ngân sách phải bù đắp nhiều về chi phí thu gom vận chuyển CTRSH.
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước. Theo Quyết định này, phương thức thu là tính theo nhân khẩu với mức thu tối đa đối với các phường, thị trấn từ 2.500 đến 4.500đồng/khẩu/tháng, tùy theo từng khu vực; đối với các xã mức thu từ 1.500 đến 3.000 đồng/người/tháng tùy theo từng khu vực. Hiện nay các huyện, thành phố, thị xã đang trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tại thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thành phố ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn các phường, xã thuộc thành phố. Toàn bộ số tiền dịch vụ thu được của người dân sẽ được tính trừ vào kinh phí sự nghiệp môi trường thành phố hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Một số khu vực xa đường giao thông trong thành phố, nơi Công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành không trực tiếp thu gom được tại hộ gia đình, rác thải sau khi được tổ tự quản thu gom, chuyển đến nơi tập kết ven đường giao thông thì Công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành tiếp nhận và vận chuyển về nơi xử lý. Đối với lượng rác thực hiện theo mô hình này đơn vị vận chuyển không thu được phí thu gom vận chuyển vì người dân đã nộp khoản tiền này cho Tổ tự quản để thực hiện thu gom, vận chuyển rác đến nơi tập kết.
Chi phí xử lý CTRSH tại cơ sở của Công ty CP Môi trường và Năng