3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Kết quả điều tra,đánh giá tình hình thu gom, phân loại và xử lý
CTRSH của người dân trên đọa bàn huyện Văn Chấn
*. Tình hình thu gom, xử lý CTRSH qua điều tra khảo sát tại các hộ dân trên địa bàn huyện Văn Chấn
Hiện tại trên địa bàn huyện công tác thu gom, tập kết CTRSH được đảm nhiệm chủ yếu bởi các tổ Tự quản cho các xã nông thôn, ngoài ra cũng còn một số các hộ gia đình tự ý xả thải rác ngay tại vườn nhà, hoặc ra các nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, thu thập được thể hiện qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5: Kết quảđiều tra,đánh giá tình hình thu gom và xử lý CTRSH tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2019
TT Địa điểm điều tra Tổng số phiếu điều tra Tiêu chí (%) Phân loại rác tại nhà
Thu gom, vận chuyển
rác Xử lý rác Có phân loại Không phân loại Tổ VSMT Tổ tự quản Khác Xử lý EM và chôn lấp tại bãi rác Đốt tại các bãi rác Khác 1 TTNT Trần Phú 30 40,0 60,0 90,0 - 10,0 90,0 - 10,0 2 TTNT Liên Sơn 30 53,3 46,7 86,7 - 13,3 73,3 - 26,7 3 Xã Cát Thịnh 30 - 100,0 - 73,3 26,7 - 73,3 26,7 4 Xã Phúc Sơn 30 - 100,0 - 70,0 30,0 - 70,0 30,0 5 Xã Tú lệ 30 - 100,0 - 60,0 40,0 - 60,0 40,0 Trung bình 18,7 81,3 35.3 40,7 24,0 32,7 40,7 26,7 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Hình 3.2: Kết quả điều tra về tình hình phân loại rác tại các hộ gia đình ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Hình 3.3: Kết quả điều tra về tình hình thu gom, vận chuyển rác tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Từ kết quả điều tra, đánh giá của người dân qua bộ câu hỏi tại 5 điểm trên địa bàn huyện cho thấy nhận thức và tình hình về công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện như sau:
- Phân loại rác thải tại gia đình (tại nguồn): Từ kết quả thu được theo phiếu khảo sát qua bộ câu hỏi có sẵn cho thấy trung bình số hộ thực hiện phân loại rác chỉ ở mức 18,7% và có tới 81,3% là không thực hiện phân loại rác ngay tại nhà. Trong đó việc phân loại rác chỉ được thực hiện tại khu vực thị trấn với khoảng 40% trong tổng số hộ khảo sát tại thị trấn Trần Phú và 53,3% ở thị trấn Liên Sơn. Còn lại số hộ khảo sát đều cho rằng việc xả rác đã thành thói quen từ trước, việc cho hết các loại rác vào một túi thuận tiện và đỡ tốn túi đựng rác hơn, đặc biệt gần như 100% số hộ khảo sát tại các xã đều không có sự phân loại rác;
Để làm rõ hơn kết quả khảo sát theo phiếu hỏi chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp việc phân loại rác của các hộ dân, kết quả cho thấy:
+ Những loại rác có thể tái chế thì phần lớn các hộ đều phân loại để riêng; + Những loại rác không thể tái chế bỏ đi bao gồm rác hữu cơ từ thức ăn thừa, cọng rau, vỏ trái cây,.. tro xỉ, mảnh vỡ của bát, đĩa, chai thủy tinh, kính vỡ... chỉ ít hộ dân phân loại theo đúng quy định; một số hộ có phân loại nhưng không đúng quy định, ví dụ như chỉ để riêng loại rác là các mảnh vỡ từ thủy tinh còn tro xỉ và rác hữu cơ để chung với nhau; một vài trường hợp không phân loại các mảnh vỡ của bát, đĩa chai lọ bị vỡ mà để chung trong một túi rác, việc này rất nguy hiểm cho người thu gom cũng như môi trường an toàn xung quanh người dân.
- Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH: qua khảo sát cho thấy trung như sau: công ty Vệ sinh môi trường đảm nhận chiếm 35,3% (khu vực thị trấn) trong tổng phiếu khảo sát; tổ tự quản đảm nhận chiếm 40,7% (khu vực các xã) và 24% xả rác tự do. Cụ thể:
+ Khu vực thị trấn: Ban quản lý nước sạch và Vệ sinh môi trường đảm nhận cho khoảng 86,7%- 90% các hộ dân, tuy nhiên cũng còn từ 10% - 13,3% số hộ được khảo sát cho biết là họ tự xử lý rác ngay tại nhà và không muốn mất
khuôn viên rộng, nên rác được tập kết ở góc vườn, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị, do vậy đối với những hộ dân này trong thời gian tới cần vận động, nhắc nhở và nâng cao nhận thức trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống được tốt hơn;
+ Khu vực các xã việc thu gom, vận chuyển rác cho thấy bao gồm tổ tự quản đảm nhận khoảng từ 60%-73%; số còn lại không tham gia tổ tự quản và rác được xả trong khuôn viên vườn, hoặc đồi, nương của gia đình. Qua quan sát còn cho thấy có những gia đình xả rác ra các khe suối, hoặc các nơi công cộng,..
- Tình hình xử lý rác thải: Qua khảo sát và nhận xét của người dân cho thấy việc xử lý rác thải của các hộ gia đình trên địa bàn huyện như sau:
+ Rác được Ban quản lý nước sạch và Vệ sinh môi trường vận chuyển xử lý chiếm 32,7%; rác do các tổ tự quản vận chuyển xử lý chiếm 40,7%; còn lại 26,7% không được xử lý và được xả thẳng ra môi trường.
3.3.2. Kết quả điều tra, đánh giá nhận thức về CTRSH và bảo vệ môi trường của người dân
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6: Kết quảđiều tra, khảo sát người dân về CTRSH và môi trường
TT Tiêu chí Phân loại (%)
Tốt TB Kém
1 Công tác thu gom 50.0 38.9 11.1
2 Phân loại CTRSH tại nguồn 13.3 34.4 52.2
3 Xử lý CTRSH 27.8 31.1 41.1
4 Môi trường điểm xử lý CTRSH 13.3 24.4 62.2
5 Môi trường xung quanh 28.9 40.0 31.1
6 Công tác tuyên truyền về bảo vệ MT 46.7 42.2 11.1 7 Nhận thức của người dân về bảo vệ MT 37.8 42.2 20.0
Trung bình 31.1 36.2 32.7
Qua bảng trên cho thấy theo các tiêu chí được hỏi và sự trả lời của người dân, sau khi tổng hợp phân loại đạt theo các mức: tốt chiếm 31,1%; trung bình chiếm 36,2%; kém 32,7%. Cụ thể:
- Về công tác thu gom rác: có 50% được đánh giá là tốt, 38,9% đánh giá trung bình và 11,1% đánh giá kém;
- Phân loại CTRSH, đây là một vấn đề có sự ảnh hưởng lớn bởi thói quen của người dân, do vậy công tác phân loại rác tại nguồn gặp nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức và sự hợp tác của người dân trong vấn đề này khoảng 13,3%; 34,4% ở mức trung bình; 52,2% ở mức kém;
- Đánh giá về việc xử lý CTRSH trên địa bàn huyện: đánh giá tốt ở mức 27,8%; đánh giá mức trung bình với mức 31,1%; đánh giá còn yếu kém ở mức 41,1%;
- Môi trường tại các điểm tập kết rác và xử lý CTRSH: đây là vấn đề khi được hỏi người dân có nhiều ý kiến nhất, đặc biệt là các điểm tập kết rác không được vận chuyển ngay kịp thời, để lâu gây bốc mùi, nhất là những khu vực gần các chợ xã.... về vấn đề này người dân đánh giá tốt ở mức 13,3%; đánh giá trung bình mức 24,4%; đánh giá yếu kém mức 62,2%;
- Đánh giá về môi trường sống xung quanh: đánh giá tốt với mức 28,9%; đánh giá trung bình với mức 40,0%; đánh giá không tốt mức 31,1%;
- Đánh giá về công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường qua khảo sát cho thấy: đánh giá tốt với mức 46,7%; đánh giá trung bình mức 42,2%; đánh giá còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả mức 11,1%;
- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sống xung quanh có kết quả là: 37,8% có nhận thức và thực hiện tốt; 42,2% ở mức trung bình; 20,0% mức yếu kém.
Qua số liệu khảo sát như trên cho thấy những vấn đề cần quan tâm ở huyện Văn Chấn như sau:
Tại các khu dân cư, nhận thức và ý thức về chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế. Các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường tại các khu dân cư do không có kinh phí duy trì thường xuyên nên hiệu quả hoạt động thấp. Các hoạt động tự quản chủ yếu là hình thức đôn đốc, nhắc nhở, chưa có hình thức, cơ chế xử phạt cụ thể để răn đe nên ý thức người dân còn kém. Các phương tiện, nhân lực phục vụ cho tổ tự quản thu gom rác, địa điểm xử lý rác nhiều nơi chưa có...
Về phân loại chất thải rắn tại nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn hầu chưa được phân loại tại nguồn, phạm vi thu gom chủ yếu ở các khu vực trung tâm, gần các trục đường lớn. Các khu vực cách xa trung tâm, các ngõ nhỏ, việc thu gom rác thải do dân tự giải quyết là chính. Mặt khác, chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường bị đổ xả lẫn lộn gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ của công nhân trực tiếp thu gom và xử lý rác.