3) Phương pháp xử lý số liệu
3.6.2. Trồng rừng trên đất bán ngập nước ngọt
Năm 2010 được sự hỗ trợ của Tổ chức SIDA, WWF, Sở Tài nguyên môi trường đã thực hiện nghiên cứu khảo sát hiện trạng rừng ngập mặn và thảm cỏ biển khu vực vũng An Hòa, tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái này trước BĐKH. Để tiếp tục cho mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng được một chương trình trồng và/hoặc phục hồi rừng ngập mặn phù hợp tại khu vực vũng An Hòa, thỏa mãn các điều kiện về tự nhiên, bối cảnh qui hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội tại khu vực, tính đến các ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai. Sau khi nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định tiếp tục nghiên cứu để khôi phục rừng ngập mặn tại Cồn Si, vũng An Hòa, Núi Thành, Quảng Nam.
Tháng 10/2013, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa Trai Nam bộ (Fagraea fragrans Roxb.) trên lưu vực hồ chứa nước Phú Ninh”. Với sản phẩm mong muốn như sau:
- Có thông tin chính xác về những vùng Trai phân bố, đặc điểm sinh thái, tái sinh của loài, lập địa loài phân bố.
- Xây dựng được quy trình hướng dẫn kỹ thuật gây trồng loài Trai. - Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm loài Trai.
Tuy nhiên đề tài này cũng mới ở giai đoạn đang triển khai thực hiện, dự kiến đến năm 2018 hoàn thành.
3.6.3. Trồng rừng trên đất cát
Tháng 7 năm 2009, Nhật Bản triển khai thực hiện dự án “Trồng rừng trên đất cát vùng duyên hải Nam Trung bộ, giai đoạn 2”. Dự án được thực hiện ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi trong thời gian 4 năm, với tổng số vốn dự kiến là 526 triệu Yên Nhật. Mục tiêu của dự án là trồng mới rừng ven biển các tỉnh miền Trung nhằm hạn chế tác hại của cát di động và bão biển để bảo vệ đất canh tác và các khu dân cư; tránh thiệt hại cho quốc lộ 1A và đường sắt, là hai tuyến cho vai trò rất quan trọng đối với giao thông vận tải ở Việt Nam, cũng như các cơ sở hạ tầng khác. Mục tiêu cụ thể là:
+ Nâng cao năng suất nông nghiệp của những vùng đất nằm sau các khu rừng phòng hộ sẽ trồng và tạo điều kiện có thể sử dụng được đất hoang và đất xấu chưa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và trồng cây lấy gỗ củi.
+ Cung cấp chất đốt và các sản phẩm hữu cơ cho cộng đồng dân cư địa phương sống lân cận thông qua quản lý và sử dụng hợp lý rừng phòng hộ ven biển.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
+ Góp phần cải thiện đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trên diện tích duyên hải Nam Trung Bộ.
Đây được coi là hình mẫu tạo ra một hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại vùng duyên hải Việt Nam.
Riêng tỉnh Quảng Nam, đến nay dự án đã thực hiện trồng 1.854,54 ha rừng tại huyện Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ; các loài cây trồng chủ yếu là: Phi lao (Casuarina equisetifolia), Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa), Bạch đàn (Eucalypt camaldulensis), điều (Anacardium occidentale). Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng dự án năm 2014, chỉ có cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) sinh trưởng, phát triển bình thường, đến nay đã thành rừng; những loài khác sinh trưởng chậm, thân cong queo, ít ra hoa kết quả; một số diện tích sau 2-3 năm bị chết hẳn.
Hình 3.7. Thực trạng các loài cây trồng rừng dự án PACSA không thành rừng