Một số mô hình phục hồi rừng phù hợp trên địa bàn nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh quảng nam (Trang 106 - 107)

3) Phương pháp xử lý số liệu

3.9.2. Một số mô hình phục hồi rừng phù hợp trên địa bàn nghiêncứu

- Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế về tiềm năng đất đai, thực vật hiện có trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hiện nay rừng trồng ven biển tỉnh Quảng Nam có nhiều mô hình thành công như Phi lao, Bạch đàn, Keo lưỡi liềm... Tuy nhiên, với mô hình trồng thuần loài các loài này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

- Đối với loài Phi lao, Bạch đàn chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trên vùng đất cát gần biển, có hơi nước thổi vào, còn trồng trên những diện tích xa biển, cát nội đồng thì hầu như không phù hợp, không thể sinh trưởng phát triển tốt nên không thành rừng. Năm 2009, dự án PACSA do Nhật Bản tài trợ đã thực hiện trồng thuần loài Phi lao, Bạch đàn trên diện tích đất cát nội đồng tỉnh Quảng Nam nhưng sau nhiều năm cây không phát triển thành rừng mà chỉ sống thành những dạng bụi nhỏ, thấp, và nhiều diện tích đã chết.

- Đối với loài Keo lưỡi liềm, trồng rừng trên đất cát là một thành công với giống cây Keo lưỡi liềm, khi cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhanh thành rừng. Tuy nhiên một nhược điểm của loài này chính là khả năng chống chịu gió bão thấp. Do đó, nếu trồng loài Keo lưỡi liềm thuần loài khu vực ven biển sẽ không mang lại tác dụng phòng hộ cao.

Về đặc điểm tổ thành loài của hai vùng đất cát hai bên bờ sông Trường Giang, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng:

- Bờ Đông khu vực đất cát ven biển, loài cây phát triển chủ yếu là Phi lao, Bạch đàn. - Bờ Tây khu vực đất cát nội đồng: loài cây phát triển nhanh, mạnh thành rừng là Keo lưỡi liềm và các thảm thực vật bản địa với các loài đặc trưng vùng cát: Trâm bù, Mướp sát, Vừng, Săng mã, các loài cây bụi ...

Do đó, để phục hồi rừng ven biển thành công, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai cũng như các vấn đề về kinh tế xã hội: nhu cầu người dân, sản xuất nông nghiệp ... Chúng tôi xin đề xuất một số mô hình phục hồi rừng như sau:

- Đối với vùng đất cát ven biển: ưu thế là cây Phi lao, Bạch đàn phát triển mạnh có sức chống chịu gió bão tốt, nhưng sự đơn điệu trong tổ thành loài của các loài cây này chỉ phòng hộ được ở tầng trên, tầng dưới thường trống trải nên hiệu quả phòng hộ cũng không cao. Trong khi đó, quần hợp cây gỗ và cây bụi bản địa đã thể hiện rõ tính chống chịu và thích nghi cao với môi trường đất cát, đây là nguồn gen quý, cần được tận dụng cho việc tái tạo rừng phòng hộ bền vững ven biển, trồng xen vào rừng Phi lao để tạo rừng hỗn loài làm tăng hiệu quả phòng hộ và tăng tính bền vững.

- Đối với vùng cát nội đồng, hiện nay nhiều diện tích Keo lưỡi liềm đã và đang được phát triển trên vùng đất cát này với ưu điểm sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu tốt với điều kiện hạn hán. Tuy nhiên, nhược điểm của loài này là khả năng chống chịu gió bão thấp, thực tế cho thấy rằng các rừng keo khi gặp gió bão thường bị thiệt hại rất nặng nề, nhiều lâm phần bị gãy đổ gần như toàn bộ, nên thiếu bền vững. Do đó, để phục hồi rừng phòng hộ nơi đây, cần phải tận dụng nguồn gen các loài cây bản địa hiện đang tồn tại tại các rú cát, các khu nghĩa địa và mọc phân tán ven làng mạc, trảng cát, đồi cát nơi đây. Các mô hình có thể phục hồi rừng đó là: trồng xen kẻ các loài cây bản địa thân gỗ, cây bụi với cây Keo lưỡi liềm hiện có trên vùng cát này; một số diện tích đất trống nên triển khai trồng các loài cây gỗ bản địa với các loài cây bụi nhằm phát huy cao nhất hiệu quả phòng hộ chống cát bay, cát truồi tại vùng cát nội đồng, đồng thời tôn tạo cảnh quan, làm dược liệu, hương liệu, và tạo vành đai chắn gió, chống bão khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam, đón đường hạn chế thiệt hại người và của do BĐKH toàn cầu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ở khu vực bờ biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh quảng nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)