Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất cây thạch đen tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn vụ xuân năm 2019 (Trang 67 - 68)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại cây

Thch đen ti Lng Sơn v Xuân 2019

Tổ hợp phân bón và đất đai ngoài ảnh hưởng đến các yếu tố như tỷ lệ sống, chiều dài cây, số lá trên thân chính, khả năng phân cành...thì phân bón và đất đai còn ảnh hưởng đến mức độ sâu, bệnh hại cây Thạch đen.

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Thạch đen nói riêng.

Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại cây Thạch đen tại tỉnh Lạng Sơn vụ xuân được thể hiện ở bảng 3.17

Bng 3.17: nh hưởng ca t hp phân bón đến tình hình sâu, bnh hi cây Thch đen v Xuân 2019 ti đim nghiên cu

Công thức phân bón Sâu cuốn lá (%) Bệnh thối cổ rễ (Cấp 1 - 9) Bệnh sương mai (Cấp1 - 9) CT1 (Đ/c) 15,33 3 3 CT2 13,67 3 3 CT3 17,00 3 5 CT4 15,67 5 5

Qua bảng 3.17, cây Thạch đen vụ Xuân khi trồng ở các công thức thí nghiệm khác nhau tương ứng với các mức phân bón khác nhau thì mức độ sâu bệnh hại cũng khác nhau, trong đó sâu bệnh hại ở mức độ thấp nhất khi bón

phân ở công thức 2, cụ thể:

- Sâu cuốn lá: Tỷ lệ phần trăm sâu cuốn lá gây hại cây Thạch đen tại các công thức thí nghệm dao động từ 13,67% - 17,00%. Trong đó 2 là công thức có tỷ lệ sâu hại thấp nhất 13,67%, thấp hơn công thức đối chứng (15,33%) 1,66%. Công thức 3 có tỷ lệ sâu cuốn lá cao nhất đạt 17,00%, cao hơn công thức đối chứng (15,33%) 1,67%.

- Bệnh thối cổ rễ: Cây Thạch đen ở các công thức thí nghiệm nhiễm bệnh thối rễ dao động từ cấp độ 3 đến cấp độ 5, trong đó công thức 4 (cấp độ 5) có mức độ bệnh hại cao nhất, cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại (cấp độ 3).

- Bệnh sương mai: Cấp độ bệnh sương mai gây hại trên cây Thạch đen tại các công thức thí nghiệm dao động từ cấp độ 3 – cấp độ 5; trong đó, công thức 2 và công thức đối chứng nhiễm bệnh ở cấp độ nhẹ nhất cấp độ 3 thấp hơn công thức còn lại (cấp độ 5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất cây thạch đen tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn vụ xuân năm 2019 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)