3. Yêu cầu của đề tài
3.1.5. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến khả năng chống chịu sâu, bệnh
hại cây Thạch đen tại Lạng Sơn trong vụ Xuân 2019
Ngoài các yếu tố cấu thành năng suất như chiều dài cây, số lá trên thân 52 54 56 58 60 62 64 66 68 CT1 CT2 CT3
Năng suất thân lá
Năng suất thân lá Tấn/ha
chính, khả năng phân cành. Thời điểm trồng cây Thạch đen còn ảnh hưởng đến mức độ sâu, bệnh hại.
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Thạch đen nói riêng.
Cây Thạch đen có đặc tính sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có một số loài sâu cuốn lá, bệnh thối rễ và bệnh sương mai. Nhưng khả năng gây hại ở mức độ thấp hoặc có rất ít gây hại.
Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình sâu, bệnh hại được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình sâu, bệnh hại cây Thạch đen vụ Xuân 2019 tại điểm nghiên cứu
Thời điểm trồng Sâu cuốn lá
(%) Bệnh thối cổ rễ (Cấp 1-9) Bệnh sương mai (Cấp 1-9) CT1 (đ/c) (15/02) 13,67 2 3 CT2 (01/03) 11,67 2 2 CT3 (15/03) 16,00 3 3
Qua bảng 3.5 cho thấy:
Tình hình sâu cuốn lá trên cây thạch đen của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 11,67 - 16,00% trong đó công thức 3 có số sâu cuốn lá nặng nhất là 16,00%, bị nhẹ nhất là công thức 2: 11,67% thấp hơn so với công thức đối chứng là 4,33%.
động từ cấp 2 đến cấp 3 trong đó trồng ngày 15/02 và 01/03 bị bệnh thối cổ rễ nhẹ nhất (cấp 2); trồng ngày 15/03 bị bệnh nặng nhất (cấp 3).
Bệnh sương mai: Cấp độ bệnh sương mai gây hại trên cây Thạch đen tại các công thức thí nghiệm dao động từ cấp 2 đến cấp 3. Trong đó công thức 2 bị nhiễm bệnh nhẹ nhất ở cấp 2. Công thức 1 và công thức nhiễm bệnh nặng hơn là cấp 3.