3. Yêu cầu của đề tài
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng suất cây Thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019”.
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi áp dụng theo các loại cây trồng tương đương.
03 lần nhắc lại. Thí nghiệm trên được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), mật độ 100.000 cây/ha (50 x 20cm).
Phân bón: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha.
Quy ra lượng phân thương phẩm bón trên 1 ha:
2 tấn phân vi sinh + 76,1 kg đạm urê + 200 kg lân nung chảy + 100 kg kali clorua
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng chiều dài, tốc độ ra lá, chiều dài cây cuối cùng, khả năng phân cành, năng suất thân lá, sâu bệnh hại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1 CT2 CT3 Dải bảo vệ CT3 CT1 CT2 CT2 CT3 CT1 Dải bảo vệ
Diện tích 01 ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), tổng diện tích 270m2; tương đương 09 ô thí nghiệm (không tính diện tích bảo vệ). Trồng theo thời vụ tương ứng với các công thức: Công thức 1 trồng 15/2, công thức 2 trồng 1/3 và công thức 3 trông 15/3. Thu hoạch lần lượt là: 05/07(CT1)(đ/c); 20/07(CT2); 05/08(CT3).
Mật độ trồng: 100.000 cây/ha (50 x 20cm).
Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất cây Thạch tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019“.
lại, diện tích 01 ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m). Mật độ được chia làm 06 công thức (CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6), trong đó: CT1: 166.667 cây/ha (40 x 15 cm); CT2: 125.000 cây/ha (40 x 20 cm); CT3: 100.000 cây/ha (40 x 25 cm); CT4: 133.333 cây/ha (50 x 15 cm); CT5: 100.000 cây/ha (50 x 20 cm) (đối chứng); CT6: 80.000 cây/ha (50 x 25 cm).
Mức phân bón: 2 tấn vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. Quy ra lượng phân thương phẩm bón trên 1 ha:
2 tấn phân vi sinh + 76,1 kg đạm urê + 200 kg lân nung chảy + 100 kg kali clorua.
Công thức mật độ đối chứng được xây dựng dựa trên quy trình tạm thời về kỹ thuật nhân giống và canh tác cây Thạch đen của Sở NN&PTNT Lạng Sơn.
+ Các chỉ tiêu theo dõi:
Chỉ tiêu sinh trưởng: tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây, tốc độ ra lá, chiều dài cây cuối cùng, khả năng phân cành, năng suất thân lá, sâu bệnh hại. Sơđồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT2 CT5 CT3 CT1 CT6 CT4 Dải bảo vệ CT5 CT1 CT6 CT4 CT3 CT2 CT1 CT6 CT2 CT3 CT4 CT5 Dải bảo vệ
Diện tích 01 ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), tổng diện tích 540m2; tương đương 18 ô thí nghiệm (không tính diện tích bảo vệ). Thời gian trồng ngày 15/2, thu hoạch ngày 05/07.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh
trưởng, năng suất cây Thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019
+ Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 03 lần nhắc lại, diện tích 01 ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), mật độ 100.000 cây/ha (50 x 20 cm). Phân bón được chia làm 4 mức (CT1, CT2, CT3, CT4), trong đó:
CT1: 2 tấn vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (đối chứng); CT2: 2,5 tấn vi sinh + 26 kg N + 24 kg P2O5 + 45 kg K2O/ha;
CT3: 3 tấn phân vi sinh + 18 kg N + 16 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha; CT 4: 3,5 tấn phân vi sinh + 9 kg N + 8 kg P2O5 + 15 kg K2O/ha. Quy ra lượng phân thương phẩm bón trên 1 ha:
CT1: 2 tấn phân vi sinh + 76,1 kg đạm urê + 200 kg lân nung chảy + 100 kg kali clorua.
CT2: 2,5 tấn phân vi sinh + 56,6 kg đạm urê + 150 kg lân nung chảy+ 75 kg kali clorua.
CT3: 3 tấn phân vi sinh + 39,1 kg đạm urê + 100 kg lân nung chảy+ 50 kg kali clorua.
CT4: 3,5 tấn phân vi sinh + 19,6 kg đạm urê + 50 kg lân nung chảy + 25 kg kali clorua.
Công thức phân bón đối chứng được xây dựng dựa trên quy trình tạm thời về kỹ thuật nhân giống và canh tác cây Thạch đen của NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn.
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
+ Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: tốc độ tăng trưởng chiều dài cây, tốc độ ra lá, khả năng phân cành, năng suất thân lá, mức độ sâu bệnh hại.
12 ô thí nghiệm (không tính diện tích bảo vệ). Thời gian trồng ngày 15/2, thu hoạch ngày 05/07. Mật độ trồng: 100.000 cây/ha (50 x 20cm). Sơđồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT2 CT3 CT1 CT4 Dải bảo vệ CT4 CT2 CT3 CT1 CT3 CT1 CT4 CT2 Dải bảo vệ 2.4.2. Quy trình kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm thực hiện theo quy trình tạm thời về kỹ thuật nhân giống và canh tác Thạch đen của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Lạng Sơn.
- Phân bón:
Bón lót: Ngay sau khi đào hốc trồng, bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + phân supe lân và phân kali clorua.
Bón thúc lần 1: Sau khi bón lót khoảng 30 ngày, khi cây thạch đen bén rễ, hồi xanh và bắt đầu phân cành; kết hợp xới xáo và làm cỏ cho cây thạch đen.
Lượng phân bón: 1/2 đạm urê + 1/2 kaliclorua. Toàn bộ số phân này được bón vào rãnh giữa 2 hàng thạch đen. Thường phân được bón sau mưa để giảm công tưới nước.
Nếu không có mưa, sau bón phân phải tưới nước. Cũng có thể hòa phân trong nước và tưới vào giữa 2 hàng thạch đen.
thân cành cây thạch đen phủ gần kín mặt đất. Lượng phân bón là số phân còn lại. Phương pháp bón thúc như lần 1. Kết hợp xới xáo và làm cỏ cho cây thạch đen.
- Chăm sóc thạch đen:
Công việc làm cỏ, xới xáo thường kết hợp cùng với bón phân cho cây. Ngoài ra khi trên vườn cỏ mọc nhanh cần tiến hành xới cỏ bổ sung. Với một số loại đất có kết cấu kém, sau mưa phải tiến hành xới phá váng.
Cây thạch đen cần ẩm nhưng không chịu ngập úng, vì vậy khi tưới nước chỉ nên tưới vừa đủ, không để nước đọng thành vũng trên vườn. Với các chân ruộng thấp cần làm mương tiêu thoát nước.
- Thu hoạch thạch đen:
Khi cây thạch đen vươn dài thân, bắt đầu xuất hiện nụ hoa là thời điểm thu hoạch thạch sẽ cho chất lượng tốt nhất.
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi sự sinh trưởng của cây thạch đen:
+ Tỷ lệ sống (%): Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng (5 ngày đếm số hom mọc mầm 1 lần).
Tỷ lệ sống (%) =
Số hom mọc mầm
x 100 Tổng số hom trồng
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây (cm/ngày): Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo góc/ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều dài cây 1 lần, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều dài, 10 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
* Theo dõi chiều dài cây cuối cùng, số cành, tổng số lá trên thân chính và năng suất thân lá cây thạch đen:
+ Chiều dài cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu hoạch.
+ Số cành (cành): Đếm tổng số cành trên cây.
+ Tổng số lá trên thân chính (lá): Đếm tổng số lá trên thân chính.
+ Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha.
*Đánh giá tính chống chịu sâu, bệnh:
- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis Guennee): Đếm số lá bị cuốn/tổng số lá/cây của 5 cây/ô.
Lá bị hại (%) = Số lá bị cuốn
Tổng số lá/cây x 100
- Bệnh sương mai (Peronospora manshurica): Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên lá.
Mức độ 1: Không bệnh;
Mức độ 3: Có dưới 20% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 5: Có 20% đến 50% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 7: Có trên 50% đến 75% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 9: Có trên 75% đến 100% diện tích lá nhiễm bệnh;
- Bệnh thối cổ rễ (Rhizoctonia solani): Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên cây.
Mức độ 1: Không bệnh;
Mức độ 3: Có dưới 20% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 5: Có 20% đến 50% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 7: Có trên 50% đến 75% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 9: Có trên 75% đến 100% diện tích cây nhiễm bệnh.
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
- Số liệu thí nghiệm được nhập trên bảng tính Excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, năng suất cây Thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019 suất cây Thạch đen tại Lạng Sơn vụ Xuân năm 2019
3.1.1. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ sống của cây Thạch đen trong vụ Xuân năm 2019. trong vụ Xuân năm 2019.
Trong công tác nhân giống cây trồng nói chung và nhân giống Thạch đen nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng ở trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các tốc độ sinh trưởng.
Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ Thạch đen, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.
Thông thường vào thời điểm trồng, điều kiện khí hậu rất quan trọng. Nếu thời điểm trồng trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ thấp, thiếu ẩm) ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo và chất lượng kém, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Thạch đen sau này.
Số liệu theo dõi về tỷ lệ sống của cây Thạch đen được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ sống của cây Thạch đen vụ xuân 2019 tại điểm nghiên cứu Đơn vị tính: (%) Thời điểm trồng Tỷ lệ sống sau trồng...ngày 5 10 15 20 25 30 CT1 (Đ/c) (15/02) 99,22 96,67 95,56 94,22 93,22 92,33 CT2 (01/03) 99,33 97,44 96,22 95,33 94,78 94,44 CT3 (15/03) 99,44 96,67 95,44 94,33 93,44 92,89 Số liệu bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ sống của cây Thạch đen ở các thời điểm
trồng trong vụ Xuân khác nhau. Thời điểm trồng ngày 01/03 có tỷ lệ sống cao ở tất cả các giai đoạn theo dõi. Cụ thể:
Tỷ lệ sống của các công thức sau 10 ngày theo đõi đạt từ 96,67 - 97,44%. Trong đó công thức 2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,44% cao hơn so với công thức đối chứng và công thức 3 (96,67%) là 0,77 %.
Sau 20 ngày, tỷ lệ sống của các công thức đạt từ 94,22 - 95,33%. Trong đó công thức 2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 95,33%. Công thức đối chứng có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 94,22% thấp hơn so với công thức 2 (95,33%) 1,11%.
Tỷ lệ sống của các công thức sau 30 ngày theo đõi đạt từ 92,33 - 94,44%. Trong đó công thức 2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 94,44% cao hơn so với công thức đối chứng (92,33%) là 2,11% và công thức 3 (92,89)% là 1,55%.
Vậy cùng một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng trồng ở các thời điểm trồng khác nhau thì tỷ lệ sống của cây Thạch đen cũng khác nhau.
3.1.2. Ảnh hưởng thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây Thạch đen Thạch đen
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều dài là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sức sống cũng như năng suất cây trồng nói chung và cây Thạch đen nói riêng. Do vậy, theo tốc độ thái tăng trưởng chiều dài cây là cần thiết nhằm xác định khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn để có biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây Thạch được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây Thạch đen vụ Xuân 2019 tại điểm nghiên cứu
Đơn vị tính: cm/ngày
Thời điểm trồng
Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây ở tháng thứ...
1 2 3 4 CT1 (đ/c) (15/02) 0,25 0,55 0,42 0,24 CT2 (01/03) 0,29 0,63 0,47 0,25 CT3 (15/03) 0,29 0,51 0,42 0,24
Hình 3.1: Ảnh hưởng thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây Thạch đen vụ Xuân 2019 tại điểm nghiên cứu
Số liệu bảng 3.2 và hình 2 cho thấy, tốc độ tăng chiều dài của cây Thạch đen ở các thời điểm trồng là khác nhau. Tại mỗi thời điểm trồng tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở tháng thứ 2, giảm dần tại tháng thứ 3. Cụ thể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen ở giai đoạn 1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 CT1 CT2 CT3 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng cm
tháng sau trồng dao động từ 0,25 - 0,29 cm/ngày. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây chậm, sau giai đoạn này tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong đó, thời điểm trồng ngày 01/03 và 15/03 tốc độ tăng trưởng chiều dài cây nhanh nhất đạt 0,30 cm/ngày, trồng ngày 15/02 cây thạch đen có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây chậm nhất chỉ đạt 0,23 cm/ngày.
- Giai đoạn 2 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tăng nhanh nhất, dao động từ 0,51 - 0,63 cm/ngày. Trong giai đoạn này công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây cao nhất đạt 0,63 cm/ngày, cao hơn so với công thức đối chứng và công thức 3 từ 0,08 - 0,12 cm/ngày.
- Giai đoạn sau trồng 3 tháng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen bắt đầu giảm nhẹ, dao động từ 0,42 - 0,47 cm/ngày. Trong đó, công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây nhanh nhất đạt 0,47 cm/ngày cao hơn so với các công thức còn lại là 0,05 cm/ngày.
- Giai đoạn 4 tháng sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen có xu hướng giảm mạnh, dao động từ 0,24 - 0,25 cm/ngày. Công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây đạt 0,25 cm/ngày. Các công thức còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây thấp hơn công thức 2 là 0,01 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch.
Vậy cùng một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng trồng ở các thời điểm trồng khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều dài của cây Thạch đen tại các công thức cũng khác nhau. Trong đó, thời điểm trồng ngày 01/03 có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thời điểm trồng còn lại ở tất cả các tháng.
3.1.3. Ảnh hưởng thời điểm trồng đến tốc độ ra lá của cây Thạch đen ở các thời điểm trồng thời điểm trồng
quang hợp để tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây. Số lá/cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống, ngoài ra nó còn chịu tác động của các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của cây Thạch đen được trình ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Ảnh hưởng thời điểm trồng đến tốc độ ra lá của cây Thạch đen vụ Xuân 2019 tại điểm nghiên cứu Đơn vị: Lá/ngày Thời điểm trồng Tốc độ ra lá ở tháng thứ ...