3. Yêu cầu của đề tài
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi sự sinh trưởng của cây thạch đen:
+ Tỷ lệ sống (%): Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng (5 ngày đếm số hom mọc mầm 1 lần).
Tỷ lệ sống (%) =
Số hom mọc mầm
x 100 Tổng số hom trồng
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây (cm/ngày): Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo góc/ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều dài cây 1 lần, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều dài, 10 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
* Theo dõi chiều dài cây cuối cùng, số cành, tổng số lá trên thân chính và năng suất thân lá cây thạch đen:
+ Chiều dài cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu hoạch.
+ Số cành (cành): Đếm tổng số cành trên cây.
+ Tổng số lá trên thân chính (lá): Đếm tổng số lá trên thân chính.
+ Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha.
*Đánh giá tính chống chịu sâu, bệnh:
- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis Guennee): Đếm số lá bị cuốn/tổng số lá/cây của 5 cây/ô.
Lá bị hại (%) = Số lá bị cuốn
Tổng số lá/cây x 100
- Bệnh sương mai (Peronospora manshurica): Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên lá.
Mức độ 1: Không bệnh;
Mức độ 3: Có dưới 20% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 5: Có 20% đến 50% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 7: Có trên 50% đến 75% diện tích lá nhiễm bệnh; Mức độ 9: Có trên 75% đến 100% diện tích lá nhiễm bệnh;
- Bệnh thối cổ rễ (Rhizoctonia solani): Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên cây.
Mức độ 1: Không bệnh;
Mức độ 3: Có dưới 20% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 5: Có 20% đến 50% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 7: Có trên 50% đến 75% diện tích cây nhiễm bệnh; Mức độ 9: Có trên 75% đến 100% diện tích cây nhiễm bệnh.