4. Đóng góp mới của luận án
2.3.1. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu các giá trị môi trƣờng của di sản RBT Hoàng Su Phì tại hình 2.1 sau:
Hình 2.1. Khung nghiên cứu giá trị môi trƣờng của di sản Ruộng bậc thang
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận, Phỏng vấn, Hiệu chỉnh mô hình và thang đo)
Cơ sở lí luận
(Các nghiên cứu liên quan đến mô hình nghiên cứu, đến giá trịmôi trường)
Xác định mô hình nghiên cứu và các thang đo
Nghiên cứu định lƣợng
(Thiết kế phiếu điều tra và thu thập dữ liệu)
Tổng hợp và xử lý số liệu
(Xử lý số liệu theo SPSS)
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin cần thu thập:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. + Thực trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu.
+ Tình hình sử dụng và quản lý ruộng bậc thang.
+ Các thông tin, kết quả nghiên cứu đã có thuộc lĩnh vực đề tài.
- Nguồn tiến hành thu thập số liệu:
+ UBND tỉnh Hà Giang và UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. + Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Giang, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
+ Cục Thống kê Hà Giang, Chi cục Thống kê huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. + Trạm Khí tƣợng Thủy văn Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
+ Các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trên tạp chí, hội thảo, nhà xuất bản, đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển, luận án tiến sĩ, báo cáo khoa học trong nƣớc và quốc tế từ bản in và internet.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.3.3.1. Khảo sát đo đếm thực tế hình thái ruộng bậc thang
Hình thái RBT (độ dốc, rộng bề mặt, chiều dài ruộng, độ chênh lệch giữa các ruộng) có ý nghĩa lớn trong đánh giá giá trị về tài nguyên đất và cảnh quan của RBT. Vì vậy đề tài đã tiến hành nội dung này nhƣ sau:
- Địa điểm khảo sát: Tại các khu RBT của 3 xã vùng di sản RBT huyện Hoàng Su Phì:
+ Xã Bản Luốc + Xã Thông Nguyên + Xã Bản Nhùng
- Số ruộng khảo sát: Mỗi độ dốc chọn các ruộng đại diện về bề rộng mặt ruộng, chiều dài ruộng của khu vực.
+ Độ dốc 10 - 12o: Đo 10 ruộng + Độ dốc 20 - 22o: Đo 10 ruộng + Độ dốc 30 - 32o: Đo 10 ruộng
- Chỉ tiêu đo đếm:
+ Độ dốc: Đo bằng la bàn
+ Bề rộng mặt ruộng và chiều dài ruộng bậc thang: Đo bằng thƣớc mét + Độ cao chênh lệch giữa các ruộng bậc thang: Đo bằng thƣớc mét
2.3.3.2. Điều tra đánh giá của người dân canh tác trên ruộng bậc thang khu di sản a. Địa điểm điều tra và số lượng mẫu:
Để điều tra đánh giá của ngƣời dân canh tác trên ruộng bậc thang khu di sản, đề tài tiến hành chọn 6 xã đại diện cho 11 xã thuộc di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Mỗi xã chọn 2 thôn tiêu biểu đại diện cho di sản Ruộng bậc thang:
- 4 xã đƣợc công nhận di sản đợt I (năm 2011):
+ Xã Bản Luốc (Thôn Bành Văn 2 và Suối Thầu 2). + Xã Sán Sả Hồ (Thôn Hạ A và Hạ B).
+ Xã Bản Phùng (Thôn Tô Meo và Pu Mo). + Xã Thông Nguyên (Thôn Tân Hạ và Ông Hạ). - 2 xã đƣợc công nhận di sản đợt II (năm 2016):
+ Xã Bản Nhùng (Thôn Nhìu Sang và Ma Lù Súng). + Xã Thàng Tín (Thôn Tả Chải và Cóc Rặc).
- Tổng số hộ trực tiếp làm ruộng bậc thang di sản của 12 thôn là 602 hộ. - Số lƣợng mẫu điều tra: Theo Slovin (1960; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010), cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức sau:
N
n = --- 1 + N.e2 Trong đó:
n: Dung lƣợng mẫu điều tra
N: Tổng số hộ làm ruộng bậc thang của di sản, n: số hộ đại diện e: Độ tin cậy 95 % (Sai số cho phép 0,05)
Áp dụng công thức Slovin, từ số lƣợng 602 hộ của 12 thôn, 6 xã, tính toán đƣợc tổng số mẫu cần điều tra là 240,3194. Làm tròn là 240 mẫu - 240 phiếu điều tra, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ.
b. Nội dung đánh giá trong phiếu điều tra:
- Hình thành và hình thái ruộng bậc thang - Thực trạng canh tác trên ruộng bậc thang - Thực trạng môi trƣờng của ruộng bậc thang - Thực trạng quản lý sử dụng ruộng bậc thang
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng ruộng bậc thang - Những đề xuất bảo vệ và khai thác ruộng bậc thang.
Với điều kiện kinh tế xã hội khu vực điều tra gồm nhiều thành phần dân tộc, trình độ dân trí không đồng đều. Để đảm bảo các nội dung thông tin điều tra thu thập đƣợc chính xác và khách quan, trong quá trình điều tra tác giả có phối hợp với chính quyền UBND các xã, các cán bộ trƣởng thôn bản cùng đi điều tra, biên dịch sang tiếng dân tộc, kết hợp với quan sát thực tế, kinh nghiệm cá nhân tác giả là ngƣời địa phƣơng.
2.3.4. Phương pháp xác định tính chất đất của ruộng bậc thang: đào phẫu diện đất, mô tả đất; phân tích một số tính chất lý hóa học đất ruộng bậc thang (phục vụ đánh giá môi trường tài nguyên đất)
2.3.4.1. Xác định các vị trí đào phẫu diện, mô tả, lấy mẫu
Độ phì đất là tiêu chí quan trọng trong đánh giá giá trị tài nguyên đất của RBT. Trong phạm vi của di sản RBT Hoàng Su Phì, là ruộng chủ yếu canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày, nên chỉ đánh giá một số tính chất độ phì đất chủ yếu đến độ sâu 75 cm là đầy đủ.
Từ kết quả khảo sát về thời gian từ khi hình thành ruộng đến nay của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, đề tài đã tiến hành đào phẫu diện, mô tả, lấy mẫu phân tích của 6 nhóm phẫu diện. Lấy mẫu đất ở 3 tầng theo phẫu diện. Mỗi nhóm phẫu diện gồm 3 phẫu diện chính của 1 địa điểm theo thời gian hình thành, cụ thể:
- Ruộng bậc thang hình thành < 10 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Suối Thầu 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X=413 715.430, Y=2 509 841.180
- Ruộng bậc thang hình thành 10 - 20 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Suối Thầu 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X=414 065.130, Y=2 509 806.540
- Ruộng bậc thang hình thành 20 - 30 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Suối Thầu 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X= 413 603.090, Y= 2 510 249.770
- Ruộng bậc thang hình thành 30 - 40 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Bành Văn 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X=414 280.750, Y= 2 510 136.490
- Ruộng bậc thang hình thành 40 - 50 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Bành Văn 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X = 413 980.180, Y= 2 510 207.260
- Ruộng bậc thang hình thành > 50 năm: 03 phẫu diện chính tại thôn Suối Thầu 2, xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì. Tọa độ (VN2000): X= 413 689.020, Y= 2 509 435.830.
Phƣơng pháp lấy mẫu đất phân tích: Áp dụng theo TCVN 9487:2012.
2.3.4.2. Phương pháp phân tích mẫu đất
- Chỉ tiêu lý tính đất: Phân tích tại Phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa học đất (nay là Bộ môn Quản lý tài nguyên và Du lịch sinh thái) của Khoa Quản lý Tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Bao gồm:
+ Dung trọng: Theo phƣơng pháp ống trụ. + Thành phần cơ giới: Theo TCVN 8567:2010
- Chỉ tiêu hóa học đất: Phân tích tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên, bao gồm:
+ pH: Đo bằng máy pH metter.
+ Mùn (%): Phƣơng pháp Walkley-Black + N (%): Phƣơng pháp Kjeldahl
+ P2O5 (%): Phƣơng pháp so màu trên máy phổ quang kế. + K2O (%): Đo trên quang kế ngọn lửa
+ CEC: Phƣơng pháp amoniaxetat với pH=7
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý thống kê toán học trên các phần mềm: SPSS và Excel.
a, Phần mềm SPSS cho phân tích phƣơng sai: Sử dụng trong phân tích số liệu độ phì đất RBT. Kết quả tính toán đƣợc so với phân cấp trong đánh giá tính chất đất để đánh giá (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020).
b, Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu điều tra xã hội học của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Cụ thể ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 cho phân tích số liệu điều tra xã hội học. Áp dụng cho phân tích số liệu điều tra từ 240 phiếu theo thang đo Likert để đánh giá kết quả nghiên cứu (Đỗ Anh Tài, 2008).
- Ngƣời dân đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ:
1: Hoàn toàn không đồng ý/rất ít quan tâm/rất kém/rất nhỏ/rất thấp/rất yếu; 2: Không đồng ý/ít quan tâm/kém/nhỏ/thấp/yếu;
3: Phân vân/trung bình/bình thƣờng; 4: Đồng ý/quan tâm/khá/lớn/cao;
5: Hoàn toàn đồng ý/rất quan tâm/tốt/rất mạnh/rất cao.
- Từ thang đo Likert, phân cấp đánh giá cụ thể cho 5 cấp nhƣ sau:
1,00 - 1,79: Hoàn toàn không đồng ý/rất ít quan tâm/rất kém/rất nhỏ/rất thấp/rất yếu;
1,80 - 2,59: Không đồng ý/ít quan tâm/kém/nhỏ/thấp/yếu; 2,60 - 3,39: Phân vân/trung bình/bình thƣờng;
3,40 - 4,19: Đồng ý/quan tâm/khá/lớn/cao;
4,20 - 5,00: Hoàn toàn đồng ý/rất quan tâm/tốt/rất mạnh/rất cao.
- Từ kết quả đánh giá của ngƣời dân, đề tài tổng hợp thành các tiêu chí đánh giá giá trị môi trƣờng của di sản ruộng bậc thang (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá Giá trị môi trƣờng của Ruộng bậc thang Nhóm tiêu chí TT Tiêu chí Ký hiệu Giá trị hiện vật
1 RBT giúp cho doanh nghiệp đầu tƣ phát triển du lịch HV1 2 RBT giúp ngƣời dân có thêm thu nhập HV2 3 RBT giúp kinh tế gia đình cải thiện hơn HV3 4 RBT giúp ngƣời dân cải thiện sinh kế hơn HV4 5 RBT giúp tăng tính tự cấp, tự cung HV5 6 RBT giúp ngƣời dân tiếp cận đến thị trƣờng hơn HV6 7 RBT giúp có nhiều loại sản phẩm hơn sản xuất ra HV7 8 RBT giúp địa phƣơng để thu hút đầu tƣ của Nhà nƣớc HV8
Giá trị phi hiện
vật
1 RBT là di sản nhân tạo lớn của địa phƣơng PHV1 2 Trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ có RBT PHV2 3 Danh lam thắng cảnh đẹp PHV3 4 Danh lam thắng cảnh nhân tạo kết hợp thiên nhiên hài hòa PHV4 5 Danh lam thắng cảnh có giá trị cảnh quan PHV5 6 Danh lam thắng cảnh có giá trị di tích PHV6 7 RBT tạo danh lam thắng cảnh một cách tự nhiên PHV7 8 Con ngƣời yêu thích cảnh quan RBT PHV8 9 RBT giúp để thu hút khách du lịch PHV9 10 Khí hậu mát mẻ vùng núi cao có RBT PHV10 11 Ngắm cảnh theo mùa vụ nông nghiệp PHV11 12 RBT có giá trị phát triển các loại hình du lịch cộng đồng PHV12 13 Du lịch vào mùa lúa chín (T10,11), mùa cấp nƣớc (T5,6) PHV13 14 Hình thái bản làng dân tộc thiểu số PHV14 15 Các phiên chợ, lễ hội vùng cao RBT PHV15 16 Thƣởng thức ẩm thực tại các làng vùng di sản RBT PHV16 17 Loại hình du lịch sinh thái miền núi cao PHV17 18 Góp phần cho các tour du lịch trải nghiệm PHV18
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on Standardized Items
N of Items
0,858 0,906 26
Với hệ số Cronbach Alpha là 0,906 cho thấy các chỉ tiêu đƣa vào đánh giá có liên quan đến phân tích giá trị môi trƣờng của RBT.
Khi xây dựng các chỉ tiêu đánh giá giá trị môi trƣờng RBT phân theo 2 nhóm là Giá trị hiện vật và Giá trị phi hiện vật, sử dụng phân tích EFA (phân tích nhân tố khám phá) đƣợc nhóm thành 6 nhóm tƣơng đồng nhƣ sau (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Ma trận thành phần tiêu chí đánh giá 6 nhóm
Rotated Component Matrixa
Ký hiệu Component 1 2 3 4 5 6 PHV1 0,987 PHV3 0,892 0,354 PHV4 0,987 PHV5 0,987 PHV6 0,987 PHV7 0,734 PHV8 0,987 PHV10 0,892 0,354 PHV12 0,987 PHV15 0,892 0,354 PHV17 0,892 0,354 HV2 0,994 HV3 0,994 HV4 0,994
Rotated Component Matrixa Ký hiệu Component 1 2 3 4 5 6 HV5 0,994 HV7 0,994 PHV9 0,912 PHV11 0,940 PHV13 0,917 PHV14 0,995 PHV16 0,995 PHV2 0,594 0,746 PHV18 0,594 0,746 HV1 0,769 HV8 0,651 HV6 -0,318
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.
Từ kết quả phân tích trên cho tiêu chí cụ thể của 6 nhóm như sau:
Nhóm 1: Di sản, gồm các tiêu chí: PHV1, PHV3, PHV4, PHV5, PHV6, PHV7,
PHV8, PHV10, PHV12, PHV15 và PHV17
Nhóm 2: Sinh kế, gồm các tiêu chí: HV2, HV3, HV4, HV5 và HV7 Nhóm 3: Du lịch, gồm các tiêu chí: PHV9, PHV11 và PHV13 Nhóm 4: Văn hóa sinh thái, gồm các tiêu chí: PHV14 và PHV16 Nhóm 5: Trải nghiệm, gồm các tiêu chí: PHV2, PHV18
Nhóm 6: Giá trị đầu tƣ, gồm các tiêu chí: HV1 và HV8
Ghi chú: Do tiêu chí HV6 có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ở mức < 0,5
nên biến quan sát không có ý nghĩa thống kê tốt vì vậy không phân vào nhóm để phân tích.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao núi đất nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang, trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh khoảng 100 km dọc theo trục quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177.
Huyện có tọa độ địa lý 22026’30” - 22051’7’’ vĩ độ Bắc, 104031’12” - 104048’36” kinh độ Đông.
Huyện có các vị trí tiếp giáp nhƣ sau: - Phía Bắc giáp Trung Quốc;
- Phía Tây giáp huyện Xín Mần;
- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình; - Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên.
Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính cấp xã gồm 24 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha (Số liệu tính đến năm 2019).
Trên địa bàn huyện có đƣờng tỉnh lộ 177 chạy qua huyện Xín Mần và huyện Bắc Quang, có đƣờng biên giới Quốc gia kéo dài 41,421 km, là cầu nối quan trọng với huyện Bắc Quang, Xín Mần và Trung Quốc, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.
Phía Bắc huyện có 4 xã giáp với Trung Quốc, có Cửa khẩu Mốc 227 thuộc xã Thàng Tín đây là một vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế cũng nhƣ an ninh quốc phòng.
Hoàng Su Phì là huyện miền núi với dải Tây Côn Lĩnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, đây chính là yếu tố tạo ra cảnh quan môi trƣờng đẹp với những thửa ruộng bậc thang uốn lƣợn trong mây tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đã đƣợc công nhận là di sản Quốc gia, đây là tiềm năng để phát triển ngành du lịch khám phá, du lịch làng văn hóa cộng đồng.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện có một địa hình tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và trung bình, thấp dần về phía sông theo hƣớng dòng chảy của sông Chảy và sông Bạc, tạo nên 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao có diện tích khoảng 60.000 ha, đƣợc tạo nên bởi các dãy núi cao, chảy dài theo hƣớng địa giới tiếp giáp với các huyện lân cận và đƣờng biên giới quốc gia tạo thành một vòng cung lớn bao quanh vùng.
- Địa hình núi thấp và trung bình có diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở vùng giữa dọc theo sông Chảy, sông Nậm Khòa và Sông Bạc.
- Địa hình thung lũng hẹp có diện tích khoảng 1.000 ha, phân bố rải rác dƣới chỏm đồi núi, dọc theo các khe suối tạo thành các dải đất hẹp tƣơng đối bằng phẳng.
Là một huyện có địa hình đa dạng, tạo nên hệ thống thực vật, sinh vật phong