4. Đóng góp mới của luận án
1.2.2. Thực trạng ruộng bậc thang ở Việt Nam
Ruộng bậc thang của các dân tộc miền núi Việt Nam còn đƣợc coi nhƣ một bảo tàng sống của nền văn minh lúa nƣớc miền núi. Với hàng loạt các địa hình từ vùng thấp, vùng giữa đến vùng cao là các thay đổi về cảnh quan văn hóa đó là các ruộng bậc thang cao nhƣ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang), vùng giữa nhƣ Thanh Kim, Thanh Phú (Sa Pa, Lào Cai) đến các ruộng mang tính chất tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa, Lào Cai). Hàng trăm năm qua cƣ dân nơi đây đã tạo ra một công nghệ nông nghiệp trong hoạt động kinh tế nhằm duy trì đời sống xã hội và bảo vệ sinh thái cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn hóa (Minh Nguyệt, 2015).
Ở Việt Nam, những cƣ dân sinh sống ở vùng núi từ lâu đời đã hình thành 3 phƣơng thức canh tác chính trong hoạt động nông nghiệp: canh tác ruộng nƣớc ở vùng thung lũng (Mƣờng, Tày, Thái...), canh tác nƣơng rẫy (Khơ Mú, Mảng, Ba-na, Gia- rai.. ), canh tác ruộng bậc thang (Hmông, Dao, Hà Nhì,...). Ruộng bậc thang là
sáng tạo của những cƣ dân địa phƣơng dựa vào địa hình đồi núi để tạo ra các thửa ruộng dƣới dạng phân cấp các bậc thang. Sự ra đời của phƣơng thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế ở những vùng miền nơi các cƣ dân tại đó canh tác. Trƣớc đây các nghiên cứu về ruộng bậc thang mới chỉ đề cập đến loại hình này nhƣ là một phƣơng thức canh tác của cƣ dân miền núi, song trên thực tế ruộng bậc thang là một sự sáng tạo phi thƣờng, một biểu tƣợng văn hóa thể hiện tính thích ứng tuyệt vời của con ngƣời với môi trƣờng vùng núi. Ở Việt Nam, loại hình canh tác ruộng bậc thang đƣợc các cƣ dân vùng miền núi thực hành ngay từ khi những tộc ngƣời này di cƣ và sinh sống ở đây, điển hình là các tộc ngƣời Hà Nhì (Lào Cai, Lai Châu), ngƣời Hmông (Lào Cai, Yên Bái), ngƣời Dao (Lào Cai, Hà Giang), ngƣời La Chí (Hà Giang), ngƣời Mnông (Đắc Lắc) (Nguyễn Trƣờng Giang, 2015).
Quá trình làm ruộng bậc thang của những tộc ngƣời miền núi còn đƣợc coi là một sáng tạo tuyệt vời của ngƣời nông dân vùng cao để nhờ đó họ chung sống thân thiện với thiên nhiên. Bằng những thửa ruộng bậc thang hiện hữu, các tộc ngƣời vùng cao nơi đây đã chứng minh một điều là họ không ngồi yên một chỗ để chờ các chính sách an ninh lƣơng thực của Nhà nƣớc mà chính họ đang góp phần làm ổn định an ninh lƣơng thực cho từng gia đình, từng cộng đồng. Muốn làm an ninh lƣơng thực thì ngƣời dân làm ra lƣơng thực phải đƣợc an ninh và phải cảm thấy an ninh, mới thấy đƣợc ý nghĩa sâu sắc của những hạt lúa chín trên ruộng bậc thang, đây thực sự là vấn đề kinh tế không nhỏ ở vùng cao (Nguyễn Trƣờng Giang, 2015).
Canh tác ruộng bậc thang còn là sáng tạo văn hóa của nhiều tộc ngƣời ở vùng cao. Cách đây vài trăm năm và cho đến ngày nay, trong tay những ngƣời nông dân không có loại thiết bị đo đạc hoặc những máy móc dù thô sơ nhất. Trong tay họ chỉ có chiếc cuốc bƣớm, cuốc chim, xà beng, dao, cày, bừa là các loại nông cụ tự tạo. Nhƣng từng thế hệ nối tiếp nhau đã biết cách tạo ra nguồn nƣớc từ khe suối, tích nƣớc từ những cơn mƣa rồi dẫn theo mƣơng máng quanh co chảy về biến những sƣờn núi dốc cheo leo thành những thửa ruộng bậc thang kì vỹ. Mỗi khi chiêm ngƣỡng những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, ngƣời ta sẽ có cảm giác chủ nhân của những thửa ruộng này vừa là nghệ nhân, vừa là nghệ sỹ, vừa là kiến trúc
sƣ vì cùng một lúc họ đã giải quyết những khâu quan trọng: hệ thống thủy lợi tinh vi, qui trình khai khẩn và canh tác lúa nƣớc trên thế đất dốc, vận chuyển và bảo vệ thành quả lao động tại từng hộ gia đình. Một trong những lý do khiến nhiều ngƣời nghiên cứu, quan tâm đến ruộng bậc thang chính là câu chuyện văn hóa lúa nƣớc mang sắc thái rất riêng của các tộc ngƣời vùng cao. Quần thể ruộng bậc thang còn chứng minh không chỉ có những tộc ngƣời sống ở vùng thấp và vùng giữa mới có văn minh lúa nƣớc mà các tộc ngƣời vùng cao cũng làm lúa nƣớc rất tài giỏi. Nếu hiểu rõ nơi xuất cƣ của những tộc ngƣời nhƣ ngƣời Hmông, ngƣời Dao, ngƣời Hà Nhì, ngƣời La Chí từ phía Nam Trung Quốc sang Việt Nam phần lớn là những địa bàn canh tác nƣơng rẫy. Khi họ di cƣ đến môi trƣờng sinh thái mới, họ trải qua nhiều va chạm trong cuộc sống, cọ xát trong môi trƣờng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nặng nề, họ đã biết cách vƣợt lên, phải có một sự phấn đấu không hề mệt mỏi và sức sáng tạo phi thƣờng họ mới tạo ra đƣợc những triền ruộng bậc thang khi chƣa có một hình mẫu, một chủ trƣơng, chính sách nào. Khi nghiên cứu ruộng bậc thang cần chú ý đến địa danh của một số làng đƣợc gắn với tên của ruộng. Có thể nói một số địa bàn có các tộc ngƣời làm ruộng bậc thang là mảnh đất đón đầu những đợt di cƣ của các tộc ngƣời thiểu số. Ở các địa bàn này, hầu hết các địa danh làng cƣ trú đều mang tiếng Quan Hỏa (Quan Hỏa đƣợc coi là phƣơng ngôn Hán Tây Nam, phổ biến ở các tỉnh Vân Nam,Tứ Xuyên, Quý Châu, Trung Quốc). Tiếng Quan Hỏa trong một thời gian dài khi ngƣời dân vùng cao chƣa sử dụng tiếng Kinh làm tiếng phổ thông giao dịch thì thứ tiếng này đƣợc sử dụng để giao tiếp giữa các cộng đồng. Ban đầu đây là những địa danh đọc theo âm Hán, cụ thể thƣờng gắn liền với các yếu tố sau (Nguyễn Văn Hiệu, 2005):
- Yếu tố gắn liền với địa hình: bằng phẳng (phìn): Tả Phìn, Tả Giàng Phìn. - Yếu tố liên quan đến sông, nƣớc: Séo Trung Hồ, Ma Quáng Hồ, Nậm Ngấn, Nậm Sang, Suối Thầu...(sông, hồ).
- Yếu tố gắn liền với khu địa danh hành chính: Sín Chải (làng mới), Lao Chải (làng cũ), Trung Chải (làng giữa).
- Các địa danh gắn liền với tên tộc ngƣời tụ cƣ: Tả Van Giáy (vòng cung lớn có ngƣời Giáy ở), Tả Van Hmông, Tả Van Dao, Suối Thầu Hmông, Suối Thầu Dao, Mông Súa...
- Gắn với tên họ của ngƣời khai phá đầu tiên: Lý Lao Chải (làng cũ họ nhà ông Lý), Giàng Tra (Họ nhà Tra) Ma Tra (Họ Mã).
- Gắn với yếu tố tự nhiên: Vù Lùng Sung (cầu vồng), Pờ Xì Ngài (Tảng đá trắng).
Về định canh định cƣ và bảo vệ môi trƣờng: Đối với các tộc ngƣời miền núi Việt Nam từ mấy trăm năm nay đã chinh phục vùng đất dốc để biến khu vực này thành những cánh đồng lúa xanh tốt. Có thể coi ruộng bậc thang là một kết quả tốt đẹp mà con ngƣời đã tạo ra trong một phức hợp sinh thái điển hình ở vùng núi cao. Rừng - ruộng - vƣờn - làng, hệ thống sông suối là các yếu tố cốt lõi để con ngƣời định canh định cƣ. Đó là không gian sinh tồn đảm bảo các điều kiện ăn, mặc, ở, bảo đảm lƣơng thực, bảo vệ vật nuôi, nơi cung cấp cho con ngƣời các loại động, thực vật phục vụ cho cuộc sống. 5 yếu tố cơ bản trong cấu trúc nêu trên mà yếu tố ruộng đƣợc coi là trung tâm là sáng tạo văn hóa, phản ánh sự hài hòa tuyệt đối giữa con ngƣời và tự nhiên, phản ánh cơ cấu hợp lý, giá trị đa dạng và là thế mạnh của nông nghiệp vùng cao (Nguyễn Văn Hiệu, 2005).
Ruộng bậc thang rất quan trọng với ngƣời miền núi vì gạo không chỉ là nguồn lƣơng thực chính mà còn để trao đổi, buôn bán. Gạo đối với các tộc ngƣời vùng cao còn chứng minh sức mạnh gia tộc, là nguồn sống của tộc ngƣời. Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc biệt của vùng Đông Nam Á, vì nó là sự thích nghi trọn vẹn ý muốn của con ngƣời vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với thiên nhiên trong sự tôn trọng, bảo vệ môi trƣờng.
Theo thống kê của các sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, ruộng bậc thang phân bố chủ yếu ở các tỉnh sau đây (Nguyễn Trƣờng Giang, 2015):
- Tỉnh Lai Châu có khoảng 15.000 ha trồng lúa với năng suất khoảng 2 - 3 tấn/ha/vụ. Các huyện có nhiều ruộng bậc thang gồm: Phong Thổ, Sìn Hồ, Mƣờng Tè, Than Uyên.
- Tỉnh Sơn La, ruộng bậc thang có khoảng 16.000 ha tập trung ở các huyện: Phù Yên, Sông Mã, Yên Châu.
- Tỉnh Lào Cai, ruộng bậc thang có khoảng 12.500 ha có ở các huyện Sa Pa, Xi Ma Cai, Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng.
- Tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang có khoảng 10.000 ha diện tích tập trung ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên.
- Tỉnh Hà Giang, ruộng bậc thang có khoảng 9.500 ha phân bố chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, Quảng Bạ, Yên Minh.
- Tỉnh Cao Bằng, ruộng bậc thang có diện tích khoảng 6.000 ha tập trung ở các huyện Quảng Uyên, Phục Hòa, Thông Nông.
Đến nay, diện tích ruộng bậc thang vùng Tây Bắc ƣớc tính có gần chục nghìn ha. Ruộng bậc thang ở Việt Nam đƣợc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh ở 4 huyện đó là huyện Sa Pa, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái và huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.
Theo quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xếp hạng di tích quốc gia: Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang thuộc các Xã La Pán Tẩn, Xã Chế Cu Nha, Xã Dế Xu Phình, Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái.
Theo quyết định số 3529/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 11 năm 2011 Xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì tại các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Theo quyết định số 3746/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi Điều 1 quyết đinh số 3529/QĐ- BVHTTDL, bổ sung thêm khu vực di tích gồm Ruộng bậc thang tại 5 xã vào vùng Di tích là Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Theo quyết định số: 3578/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 10 năm 2013 Về việc xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Sa Pa tại Xã Lao Chải, Xã Tả Van, Xã Hầu Thào huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo quyết định số 3437/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 10 năm 2015 xếp hạng di tích quốc gia đối với danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang thung lũng Thể Pả, xã Y Tý, xã Ngải Thầu, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Nhƣ vậy hiện nay có các quần thể ruộng bậc thang tại các xã của 4 huyện thuộc 3 tỉnh đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích quốc gia, với tổng diện tích là gần 5.000 ha.