Thực trạng kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang (Trang 69 - 75)

4. Đóng góp mới của luận án

3.1.2. Thực trạng kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Thực trạng kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đặc biệt khó khăn nhƣ Chƣơng trình Nghị

quyết 30a/NQ - CP, Quyết định 167/QĐ - CP, chƣơng trình 134 và 135/CP, Nghị quyết 37, Quyết định 193, Quyết định 33/TTg... và các nguồn vốn đầu tƣ qua các chƣơng trình dự án và huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trong, ngoài huyện ngày càng tăng lên đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho huyện phát triển.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hoàng Su Phì qua các năm

ĐVT: %

TT Nội dung 2011 2015 2019

1 Ngành nông, lâm, thủy sản 69,91 61,0 49,5 2 Ngành công nghiệp, xây dựng 18,12 25,0 31,0 3 Ngành dịch vụ 11,97 14,0 19,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì, 2011, 2015, 2019)

Tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành trên địa bàn huyện năm 2019 đạt 1.389,7 tỷ đồng, tăng 385 tỷ đồng so với năm 2015. Tốc độ tăng trƣởng bình quân/năm thời kỳ 2015 - 2019 là 13,8 %; đƣợc thể hiện qua các lĩnh vực sau:

a, Sản xuất nông, lâm nghiệp

Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp nhìn chung chuyển dịch đúng hƣớng, cơ cấu giảm dần qua các năm, năm 2010 là 69,91 %, năm 2019 là 49,5 %. Tuy nhiên giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng. Sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự phát triển đáng kể, bƣớc đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất theo hƣớng tập trung, thâm canh tăng năng suất, sản xuất theo hƣớng hàng hóa, đảm an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2010 đạt 479,4 tỷ đồng, năm 2019 đạt 1.224,7 tỷ đồng.

b, Công nghiệp, xây dựng

Hoạt động công nghiệp đƣợc duy trì thƣờng xuyên, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của địa phƣơng và đã có một số sản phẩm xuất bán ra thị trƣờng trong và ngoài huyện. Trong những năm qua Huyện đã tranh thủ các nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc và huy động nội lực trong nhân dân để tập trung khôi phục và phát triến các làng nghề truyền thống và các hợp tác xã tiếu thủ công nghiệp nhƣ Hợp tác xã sản xuất rƣợu thóc Nàng Đôn, Hợp tác xã sản xuất chế biến chè Phìn Hồ, Hợp tác

xã Thƣơng mại dịch vụ và chế biến nông lâm sản huyện và các cơ sở gia công, sửa chữa cơ khí, nghề mây tre đan, nghề dệt, chế biến gỗ, lò rèn, lò đúc.... và rà soát, lập hồ sơ trình tỉnh cấp phép cho một số tổ chức, cá nhân tham gia khai thác cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Hoạt động xây dựng cơ bản: Huyện đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc và nguồn ủng hộ của các tổ chức để đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ trụ sở làm việc và nhà công vụ xã, nhà văn hóa thôn; Nhà hiệu bộ, nhà lớp học, nhà công vụ giáo viên và các phòng chức năng phục vụ công tác giảng dạy; nhà chợ; các cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và hệ thống các công trình thủy lợi... Kết quả 25/25 xã, thị trấn đã có trụ sở làm việc từ 2 - 3 tầng và 159/199 thôn bản có nhà văn hóa xây dựng cấp IV, đạt 79,9 %; 100% trƣờng học tại trung tâm các xã đã đƣợc xây dựng kiên cố hóa từ 1- 3 tầng; 100% các xã đã có phòng khám đa khoa và trạm y tế đƣợc xây dựng 2 tầng trở lên.... nhà công vụ tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện và tại các phòng khám đƣợc xây dựng khang trang, đáp ứng phần nào nhu cầu nhà ở cho cán bộ ngành y tế.

Nhìn chung, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chuyển dịch đúng hƣớng và xu hƣớng tăng dần qua các năm, hết năm 2019 tỷ trọng ngành chiếm 31,0 % trong tổng cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu ngành chƣa đạt so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Nguyên nhân, nguồn lực đầu tƣ giảm do thực hiện các cơ chế chính sách của nhà nƣớc về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; giá cả các dịch vụ và các mặt hàng phục vụ sản xuất có xu hƣớng ngày một tăng; thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, sản lƣợng một số cây công nghiệp chủ yếu là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho công tác chế biến.

c, Dịch vụ, thương mại

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn huyện đã bƣớc đầu phát triển, các hoạt động dịch vụ nhƣ: Bƣu chính viễn thông, nhà hàng khách sạn, vận tải hàng hoá, hành khách phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

Hệ thống chợ nông thôn đƣợc duy trì và phát triển mạnh thông qua cơ chế hỗ trợ của huyện theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND huyện, đƣợc sự đồng tình ủng hộ

của nhân dân, nhiều chợ đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp, hiện nay trên địa bàn huyện có 01 chợ trung tâm huyện, 21 chợ trung tâm xã và 2 chợ biên giới. Hàng hoá đƣợc cung ứng phong phú, đa dạng và lƣu thông dễ dàng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.

Các hoạt động dịch vụ nhƣ: Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử, đồ gia dụng... cũng có sự phát triển khá, nhất là trên địa bàn Thị trấn Vinh Quang. Tuy nhiên thị trƣờng tiêu thụ nội huyện và trong các xã chƣa đƣợc khai thác tốt. Hệ thống các điểm bán hàng chính sách chƣa đến đƣợc tất cả trung tâm các xã, chƣa thu mua đƣợc các mặt hàng nông sản cho nhân dân.

Hệ thống dịch vụ thƣơng mại hiện nay chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, chƣa thực sự kích cầu phát triển thƣơng mại gắn nông nghiệp với chế biến, gắn nông thôn với thị trƣờng.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Đến năm 2019, đã có 25/25 xã, thị trấn của huyện có đuờng ô tô đến trung tâm xã, trong đó có trên 92% xã có đƣờng nhựa và đƣờng bê tông. 100% thôn bản có đƣờng giao thông xe cơ giới đến trung tâm thôn, trong đó có trên 50% số thôn có đƣờng ô tô đi đƣợc đến trung tâm thôn. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của huyện hoặc đã đƣợc xây dựng nhiều năm, hoặc do điều kiện địa hình dốc, hiếm trở và khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa tập trung nên thƣờng làm sạt lở đƣờng, hệ thống giao thông trong huyện xuống cấp.

- Thủy lợi, nƣớc sinh hoạt: Đây là một ngành ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt là việc bố trí cơ cấu mùa vụ và cây trồng, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ. Nhờ có sự quan tâm và đầu tƣ phù hợp của Nhà nƣớc nên các công trình thuỷ lợi nhỏ cũng đã đƣợc xây dựng nằm rải rác ở các xã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu nƣớc sinh hoạt và sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu tăng vụ và mở rộng diện tích sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện cần tập trung sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng thêm một số công trình mới. Với mục tiêu trên, huyện đã phát động phong trào kiên cố hoá kênh mƣơng. Tính đến năm 2019, toàn huyện đạt 90% kênh mƣơng đƣợc xây dựng kiên cố, xây dựng bể nƣớc sinh hoạt đƣợc 2.000 hộ.

- Năng lƣợng: Đã có 25/25 xã trên toàn huyện có đƣờng điện lƣới quốc gia đến trung tâm xã. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số hộ sử dụng máy thuỷ điện nhỏ, công suất các máy từ 100 - 300W, chủ yếu là ở các thôn chƣa có điện lƣới quốc gia.

- Bƣu chính viễn thông: Cho đến nay trên địa bàn huyện đã có báo đọc trong ngày, hệ thống viễn thông phát triển nhanh với sự có mặt và cạnh tranh của 3 mạng di động chính đang hoạt động là mạng Vina Phone, Viettel và Mobiphone; tỷ lệ điện thoại đạt 1,4 máy/1.000 ngƣời dân, có 3.000 máy thuê bao và 180 thuê bao internet.

- Văn hóa thông tin - thể thao, phát thanh truyền hình: Lĩnh vực văn hoá - thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến rõ nét cả về chất và lƣợng. Các phong trào, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng đƣợc phát động thƣờng xuyên và rộng khắp đã góp phần tạo dựng một sắc thái mới, một bƣớc tiến đáng phấn khởi trong đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời dân huyện Hoàng Su Phì nói riêng và của toàn tỉnh Hà Giang nói chung.

- Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh của các cơ sở y tế thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp và mua sắm mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn và của các vùng lân cận. Đến nay có 25/25 xã, thị trấn trên toàn huyện đã xây dựng nhà trạm xá với quy mô trung bình mỗi trạm là 10 giƣờng bệnh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Bệnh viện đa khoa huyện tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp mới.

- Giáo dục đào tạo: Trong những năm qua cơ sở trƣờng lớp, trang thiết bị dạy và học thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp; chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao. Hàng năm triển khai thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trƣờng. Công tác phổ cập giáo dục luôn đƣợc củng cố và phát triển. Đến nay các trung tâm xã trên toàn huyện đều có nhà lớp học kiên cố. Công tác đào tạo nghề thƣờng xuyên đƣợc quan tâm.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

Dân số đến 31/12/2019 là 66.942 ngƣời, mật độ 106 ngƣời/km2 (Bảng 3.3). - Dân số: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2019, dân số toàn huyện là 66.942 ngƣời và 14.600 hộ. Mật độ dân số bình quân 106 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đều. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,59 % (2015) xuống còn 1,38 % (2019) (Bảng 3.4).

Toàn huyện có trên 12 dân tộc cùng chung sống nên rất đa dạng về phong tục tập quán. Đông nhất là dân tộc nùng, dao, tày, mông. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn.

- Lao động: Hoàng Su Phì là huyện có dân số trẻ nên lực lƣợng lao động dồi dào, đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Số ngƣời trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2019 là 39.399 ngƣời, chiếm 58,86% dân số toàn huyện. Lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm chủ yếu trong tổng số lao động của toàn huyện. Chất lƣợng lao động nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo.

Bảng 3.3. Diện tích, dân số huyện Hoàng Su Phì tính đến 31/12/2019

TT Xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Toàn huyện 63.238,06 66.942 106 1 Thị trấn Vinh Quang 486,69 5.191 1.067 2 Xã Bản Máy 3.083,92 2.371 77 3 Xã Thàng Tín 2.248,11 2.075 92 4 Xã Thèn Chu Phin 2.081,30 1.760 85 5 Xã Pố Lồ 2.759,92 3.261 118 6 Xã Bản Phùng 1.630,46 2.821 173 7 Xã Túng Sán 4.923,51 3.329 68 8 Xã Chiến Phố 2.987,75 3.887 130 9 Xã Đản Ván 1.722,15 2.121 123 10 Xã Tụ Nhân 2.499,56 3.660 146 11 Xã Tân Tiến 1.789,27 3.985 223 12 Xã Nàng Đôn 1.330,16 1.912 144 13 Xã Pờ Ly Ngài 2.162,23 1.829 85 14 Xã Sán Sả Hồ 1.441,59 2.204 153 15 Xã Bản Luốc 2.690,94 2.296 85 16 Xã Ngàm Đăng Vài 1.162,80 2.140 184 17 Xã Bản Nhùng 1.726,77 2.489 144 18 Xã Tả Sử Choóng 2.305,43 1.759 76

TT Xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 19 Xã Nậm Dịch 1.865,72 1.990 106 20 Xã Bản Péo 1.190,99 1.467 123 21 Xã Hồ Thầu 5.095,64 2.132 42 22 Xã Nam Sơn 3.274,95 3.185 97 23 Xã Nậm Ty 4.529,54 2.866 63 24 Xã Thông Nguyên 4.055,39 3.289 81 25 Xã Nậm Khoà 4.193,27 2.923 70

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì năm 2019)

Bảng 3.4. Dân số và lao động của huyện Hoàng Su Phì qua một số năm

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2015 2019

1 Dân số Ngƣời 62.580 64.991 66.942 1.1 Thành thị Ngƣời 3.709 3.930 5.191 1.2 Nông thôn Ngƣời 58.871 61.061 61.751 2 Lao động Lao động 37.047 38.945 39.399 2.1 Lao động nông nghiệp Lao động 34.851 36.637 38.862 2.2 Lao động phi nông nghiệp Lao động 2.196 2.308 537 3 Tổng số hộ Hộ 12.558 13.353 14.600

4 Quy mô hộ Ngƣời/hộ 5 5 5

5 Tỷ lệ tăng dân số % 1,67 1,59 1,38

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì, 2011, 2015, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)