Điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4.3. Điều tra thu thập số liệu

2.4.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu cơ bản

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.

Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu.

Kết quả khảo sát cho thấy, với các đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng phục hồi sau từ 4 - 15 năm là khá phổ biến và chiếm hầu hết diện tích rừng phục hồi ở đây. Dựa vào cấu trúc tổ thành loài cây, cấu trúc tầng thứ, mật độ, độ che phủ và kích thước cây rừng để phân chia các giai đoạn bỏ hoá khác nhau.

Thu thập thông tin cơ bản - Điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng - Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thông tin về diện tích đất đai, rừng phục hồi...

Điều tra khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu

Chọn đối tượng nghiên cứu

Phân chia theo thời gian phục hồi

Đặc điểm cấu trúc Đề xuất

2.4.2.2. Điều tra thực tế

Lập ô tiêu chuẩn (ÔTC):

Với mỗi giai đoạn tuổi, đề tài tiến hành lập 3 ÔTC điển hình tạm thời ở các vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi có diện tích 2000 m2 theo phương pháp điều tra lâm học. Như vậy, số ÔTC đề tài cần phải lập là 18 ÔTC.

Điều tra tầng cây cao

Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao, lịch sử canh tác nương rẫy, thời gian bỏ hoá, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao, nếu loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định:

Đường kính ngang ngực (d1,3, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

Chiều cao vút ngọn (hVN, m) được đo bằng thước độ chính xác đến dm, HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.

Đường kính tán lá (dT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao.

Xác định độ tàn che:

Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500m2 (10 x 50m) tỷ lệ 1/200, sau đó tính diện tích tán che trên giấy kẻ ly, tính tỷ lệ %.

Điều tra cây tái sinh: Trên ÔTC, lập 5 ÔDB có diện tích 25m2 phân bố đều trên ÔTC. Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu: Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định; Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào; Chất lượng cây tái sinh: Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh; Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.; Xác định nguồn gốc cây tái sinh; Điều tra khoảng cách giữa các cây tái sinh: Trên ÔTC, chọn cây tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây tái sinh gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm. Mỗi giai đoạn phục hồi đo 30 khoảng cách, kết quả ghi vào phiếu điều tra khoảng cách cây tái sinh.

Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

Lập 5 ÔDB có diện tích 25m2 (5m x 5m) được bố trí 4 góc vuông và ở tâm ô tiêu chuẩn. Điều tra cây bụi (shrubs) theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ÔDB, kết

các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ÔDB.

Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi đề tài dùng phương pháp dùng thước dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ÔDB. Ngoài ra để xác định độ nhiều đề tài sử dụng cách xác định độ nhiều của Drude.

Ký hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75-100% diện tích Cop 3 Thực vật mọc rất nhiều che phủ 50-75% diện tích Cop 2 Thực vật mọc nhiều, che phủ 25-50% diện tích

Cop 1 Thực vật mọc tương đối nhiều, che phủ 5-25% diện tích SP Thực vật mọc ít, che phủ 5% trở xuống

Sol Thực vật mọc rải rác phân tán Un Một vài cây cá biệt

Gr Thực vật phân bố không đều, mọc từng khóm

Phương pháp điều tra dạng sống của thực vật: Tiến hành thống kê tất cả các loài thực vật bắt gặp trên các ÔTC của khu vực nghiên cứu.

Điều tra đất: Mỗi khoảng thời gian đào 3 phẫu diện với kích thước (1.2 x 0.8 x 1.0m), phẫu diện đào tại trung tâm ÔTC. Mô tả phẫu diện đất: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm, theo hướng dẫn trong "Sổ tay điều tra quy

hoạch rừng" (1995). Mỗi phẫu diện thu thập 3 mẫu đất để phân tích ở độ sâu 0-10cm,

20-30cm, 40-50cm, các mẫu này sử dụng để phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính của đất. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi vào phiếu điều tra đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)