ĐẶC ĐIỂM ĐẤT RỪNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI RỪNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 88)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT RỪNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI RỪNG

3.4.1. Hình thái phẫu diện đất ở các giai đoạn phục hồi rừng

Phẫu diện đất là bức tranh phản ánh quá trình hình thành và phát triển của đất. Trong thực tế đất luôn luôn biến đổi, chịu sự tác động của 5 yếu tố hình thành đất, nên hình thái phẫu diện đất cũng thay đổi theo. Hình thái phẫu diện đất là sự biểu hiện bên ngoài phản ánh tính chất của đất. Kết quả điều tra mô tả hình thái phẫu diện đất ở 3 phẫu diện đặc trưng cho các giai đoạn phục hồi ở bảng 3.28.

Bảng 3.28.Hình thái phẫu diện đất đặc trưng ở các giai đoạn phục hồi rừng

T.gian bỏ hoá (năm) PD đặc trưng Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) 4 – 7 PD3 200 A A1 0 - 4 Xám Tơi xốp Thịt nhẹ A2 4 - 18 Xám sáng Xốp Thịt nhẹ 3 AB 18 - 27 Xám vàng Hơi chặt Thịt TB 7 B 27 - 56 Vàng đỏ Chặt Thịt TB 2 C 56 - 100 Đỏ vàng Chặt Thịt nặng 8

T.gian bỏ hoá (năm) PD đặc trưng Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) 8 – 10 PD4 220 A A0 0 - 3 A1 3 - 21 Xám vàng Hơi chặt ThịtTB 6 AB 21 - 32 Vàng nhạt Hơi chặt Thịt TB 2 B 32 - 67 Vàng đỏ Chặt Thịt 10 C 67 - 100 Vàng đỏ Chặt Thịt nặng 12 11 – 15 PD7 250 A A0 0 - 6 Xám đen A1 6 - 16 Xám nhạt Xốp Thịt nhẹ A2 16 - 30 Vàng xám Xốp Thịt nhẹ 7 B 30 - 75 Vàng đỏ Chặt Thịt TB BC 75 - 100 Đỏ sẫm Chặt Thịt nặng

Qua kết quả trên đây cho thấy: Đất bỏ hoá sau nương rẫy ở khu vực nghiên cứu còn đủ các tầng từ A đến C. Khi rừng phục hồi thì tầng A0 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc cải tạo độ phì của đất rừng. Độ dày tầng đất tương đối mỏng, ở tầng A do quá trình canh tác nương rẫy làm cho tầng đất mặt bị xói mòn, rửa trôi. Theo quá trình phục hồi thì độ dày tầng đất có xu hướng tăng lên, tỷ lệ đá lẫn ít và chưa có hiện tượng kết von. Như vậy vai trò thảm che có tác dụng rất lớn làm giảm xói mòn mặt. Màu sắc đất tuỳ thuộc vào loại đá mẹ và các trạng thái thảm thực bì ở trên. Giai đoạn tuổi tăng lên thì đất có hàm lượng mùn tăng lên do đó thường có màu xám đen, nâu đen, kết cấu tơi xốp. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng đến chế độ nước, chất dinh dưỡng trong đất, do đó ảnh hưởng tới độ phì của đất và sự sinh trưởng của thực vật. Theo kết quả mô tả phẫu diện bằng cách vê giun cho thấy ở tầng A thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng B và C từ thịt trung bình đến nặng.

Độ ẩm đất khi điều tra dùng phương pháp nắm đất trong lòng bàn tay cho thấy, nhìn chung đất ở đây tương đối khô, tầng A, B có độ ẩm cao hơn. Độ ẩm của đất cũng tăng lên khi rừng phục hồi.

3.4.2. Sự thay đổi hàm lượng mùn, NPK, độ chua

Để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật tới tính chất đất rừng, chỉ phân tích một số chỉ tiêu về hàm lượng mùn, NPK, độ chua của đất. Trong quá trình hình thành đất, mùn có vai trò và tác dụng khác nhau, nhờ có mùn mà làm tăng khả năng giữ nước của đất. Biểu hiện quan trọng của quá trình thoái hoá đất rừng là sự giảm hàm lượng mùn hữu cơ và dự trữ mùn đạm trong đất khi rừng bị mất.

Kết quả phân tích hàm lượng mùn, độ chua và các chất dinh dưỡng trong đất theo các giai đoạn phục hồi rừng được thể hiện ở bảng 3.29

Bảng 3.29. Hàm lượng mùn, độ chua và các chất dinh dưỡng trong đất

theo thời gian phục hồi

Giai đoạn (năm) Phẫu diện đất Độ sâu (cm) Mùn (%) NPK tổng số (%) pHKcl Số lượng Phân tích N P2O5 K2O 4 - 7 6 PD3 0-10 20-30 40-50 2,1965 1,4673 0,7 0,1559 0,1018 0,0446 0,0897 0,1026 0,0932 0,068 0,850 0,113 3,29 3,40 3,52 8 – 10 6 PD 4 0-10 20-30 40-50 3,4697 1,9763 1,3384 0,2621 0,1424 0,0955 0,1512 0,2502 0,3509 0,150 0,149 0,152 3,66 3,64 3,65 11 - 15 6 PD 7 0-10 20-30 40-50 4,6078 2,8743 1,5746 0,3483 0,2044 0,1134 0,5669 0,3663 0,5521 0,142 0,145 0,175 3,48 3,45 3,60

(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Bình, 2014)

Kết quả phân tích cho thấy:

Đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy có tính axít mạnh (từ 3,29 - 3,66). Độ chua của đất đều giảm dần theo độ sâu phẫu diện ở tất cả các giai đoạn phục hồi rừng. Điều đó chứng tỏ có sự rửa trôi kiềm ở tầng mặt và tích luỹ ở tầng sâu diễn ra mạnh mẽ nên làm cho đất ở tầng mặt chua hơn tầng sâu.

Ở các giai đoạn đầu mức độ này còn diễn ra mạnh hơn làm cho đất chua hơn so với các giai đoạn sau.

Hàm lượng mùn, đạm, lân và kali có xu hướng tăng theo thời gian phục hồi rừng, nhưng trong cùng thời gian phục hồi thì lại giảm theo độ sâu phẫu diện. Thời gian phục hồi rừng càng lớn thì hàm lượng mùn càng cao.

Như vậy chứng tỏ đã có sự tích lũy sinh vật qua các thảm thực vật phục hồi ở tầng đất mặt đối với các yếu tố này là rất rõ rệt. Riêng hàm lượng lân không phân biệt thấy có sự khác nhau ở các độ sâu.

Ngược lại hàm lượng Kali tổng số ở cùng thời gian phục hồi rừng lại tăng theo độ sâu phẫu diện do dễ bị rửa trôi. Điều đó nói lên vai trò cải tạo và bảo vệ đất của thảm thực vật rừng sau nương rẫy là rất lớn.

Như vậy, canh tác nương rẫy làm cho đất bị xói mòn và thoái hoá nhanh chóng, hàm lượng mùn và đạm giảm đi rõ rệt.

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lượng đất mất đi hàng năm ở các nương rẫy từ 38 - 92 tấn/ha/năm.

Lượng đất đã mang theo khoảng 50kg N/ha, 50kg P/ha, 500kg K/ha, tỷ lệ sét giảm nhanh, tỷ lệ limon và cát tăng nhanh theo thời gian canh tác 53.

Sau mỗi lần phát đốt để canh tác nương rẫy và bỏ hoá đất nương rẫy bị phơi trống dưới điều kiện mưa nắng tự nhiên và bị xói mòn mặt, các chất dễ tan bị cuốn trôi làm cho độ phì tự nhiên bị giảm.

Thảm thực vật có tác dụng to lớn trong việc hạn chế xói mòn, rửa trôi và quá trình làm giảm độ chua của đất.

Thời gian bỏ hoá càng dài thì tính chất đất được cải thiện rõ nét, đặc biệt là thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, NPK và độ chua.

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO CÁC TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC HỒI SAU NƯƠNG RẪY TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC HỒI SAU NƯƠNG RẪY

Hệ thống kỹ thuật tác động vào rừng nhằm thoả mãn các mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích của con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng.

Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau nương rẫy ở huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình đưa ra phải dựa trên điều kiện kinh tế của người sử dụng đất bỏ hoá, giải pháp kỹ thuật góp phần nâng cao nguồn thu nhập từ rừng phục hồi; được sự chấp nhận của người dân và các giải pháp kỹ thuật đề xuất đảm bảo nguyên tắc

nâng cao tác dụng phòng hộ, môi trường sinh thái của thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy. Việc đốt rừng làm rẫy đã làm cho đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng, khả năng tái sinh của các loài sau nương rẫy rất chậm. Tính đa dạng sinh học bị phá vỡ, làm số loài bị giảm, những loài quý hiếm không còn, thay thế vào đó là những loài kém giá trị.

Rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Tuyên Hóa mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần trồng bổ sung những loài cây mục đích để nâng cao giá trị rừng phục hồi. Đồng thời cần tiến hành các biện pháp lâm sinh như chặt tỉa, trồng dặm để điều chỉnh lại phân bố trên mặt đất của các loài cây sao cho đồng đều để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng.

Thực tế điều tra thấy rằng diện tích rừng khu vực nghiên cứu vừa có chức năng phòng hộ vừa là rừng sản xuất, do đó từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các giai đoạn phục hồi rừng như sau:

* Giai đoạn rừng phục hồi 4 – 7 năm:

Căn cứ vào chức năng của rừng nếu là rừng phòng hộ thì áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng.

Nếu là rừng sản xuất thì có thể áp dụng các giải pháp sau: Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh. Ngoài ra cần ngăn cản sự phá hoại của con người, gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

* Giai đoạn rừng phục hồi 8 - 10 năm:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Rừng có chức năng phòng hộ thì áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng.

Nếu là rừng sản xuất thì cần tỉa thưa cây gỗ tầng trên để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích.

* Giai đoạn rừng phục hồi 11 - 15 năm:

Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Bồ đề, Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi,...) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Song quá trình khai thác phải bảo đảm đúng quy trình, khai thác bảo đảm tái sinh rừng và vệ sinh rừng. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị.

Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Song việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị đạt trên 1000 cây/ha.

Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi,...

Trong giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Số lượng loài cây tham gia vào các quần xã thực vật rừng ở hai địa phương tương đối giống nhau, biến động từ 15 đến 29 loài, có từ 6 đến 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây chính trong công thức tổ thành chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, ít giá trị kinh tế, giai đoạn sau thì đã thấy xuất hiện một số loài cây chịu bóng dưới tán rừng.

2. Về phân bố N/D1.3 trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy ở hai khu vực là không có sự khác biệt rõ, tuân theo phân bố khoảng cách (giai đoạn 4 - 7 năm) và phân bố Weibull ở các giai đoạn tuổi lớn hơn (8 - 15 năm). Các trạng thái rừng đang ở giai đoạn rừng non tái sinh, số cây có đường kính lớn rất ít. Phân bố N/Hvn các trạng thái rừng ở cả 2 xã có dạng một đỉnh lệch trái, theo phân bố Weibull,  biến động từ 2 - 2,7 với mức ý nghĩa 0,05.

3. Giai đoạn đầu phục hồi cấu trúc tầng khá đơn giản, ®ộ tàn che của rừng thấp chỉ đạt dưới 0,3; cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh. Giai đoạn sau đã có sự phân chia tầng tán khá rõ rệt, gồm có 2 - 3 tầng, đôi khi có những cây có chiều cao lớn vượt khỏi tán rừng nhưng số lượng ít.

4. Về cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ở xã Nam Hóa không có sự khác biệt nhiều so với ở xã Ngư Hóa. Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chủ yếu là rừng có cấu trúc một tầng với những loài cây ưa sáng mọc nhanh. Các giai đoạn sau rừng đã có sự phân tầng rõ rệt hơn, tuy nhiên nhìn chung độ tàn che ở các giai đoạn rừng phục hồi là thấp, bởi vì ở đây chủ yếu là rừng non tái sinh đang được phục hồi, tầng cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh.

5. Tổng số loài thực vật ở khu vực nghiên cứu là 315 loài.

Công thức phổ dạng sống của hệ thực vật khu vực nghiên cứu theo Raunkiaer (1934) như sau:

SB = 77,46Ph + 6,03Ch + 6,67He + 1,90Cr + 7,94Th

Trong 5 nhóm dạng sống của thực vật thì nhóm dạng sống có chồi trên đất (Ph) phong phú nhất gồm 244 loài (chiếm 77,46 %), ít nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr) 6 loài (chiếm 1,9 %).

6. Số loài cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi rừng ở hai khu vực biến động từ 14 -19 loài, trong đó số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành có từ 5 - 10 loài.Số loài cây tái sinh xuất hiện ở xã Nam Hóa cao hơn so với ở xã Ngư Hóa, thành phần thực vật tái sinh ở xã Nam Hóa phong phú hơn, khả năng phục hồi rừng tốt hơn. Tổ thành tầng cây tái sinh và tầng cây cao ở các giai đoạn phục hồi nhìn chung có sự kế thừa.

7. Mật độ cây tái sinh thấp, mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở giai đoạn từ 8 - 10 năm. Ở xã Ngư Hóa, mật độ cây tái sinh thấp biến động từ 3360 đến 3760 cây/ha và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng từ 28,57 đến 37,21 %.Tỷ lệ cây tốt chiếm từ 57,45 % đến 60,47 %, cây trung bình từ 27,91 % đến 31,91 % và cây xấu từ 10,64 % đến 11,91 %.

Ở xã Nam Hóa mật độ cây tái sinh cao hơn so với ở xã Ngư Hóa biến động từ 3520 đến 4080 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng biến động từ 29,79 % đến 39,22 %. Tỷ lệ cây tốt chiếm từ 46,81 % đến 60,78 %, cây có chất lượng trung bình biến động từ 31,37 % đến 34,09 %, cây có chất lượng xấu từ 7,84 % đến 21,28 %. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ khá cao từ trên 70 % đến 80 %.

8. Giai đoạn tuổi của rừng phục hồi tăng lên thì mật độ cây tái sinh ở các cấp chiều cao đều tăng lên, tuy nhiên sự biến động này không thể hiện rõ ràng.

9. Phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở cả hai khu vực thời gian 4 - 7 là phân bố cụm, từ giai đoạn 8 - 15 là phân bố ngẫu nhiên và có xu hướng tiến dần tới phân bố đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)