Phân bố số cây theo chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 67)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2.5. Phân bố số cây theo chiều cao

Phân bố số cây theo chiều cao phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái quần thể thực vật rừng.

Để mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao, căn cứ vào phân bố thực nghiệm của từng ô tiêu chuẩn điển hình và nắn phân bố đó theo hàm phân bố lý thuyết phù hợp.

3.2.5.1. Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) ở xã Ngư Hóa

Bảng 3.10. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/Hvn

Giai đoạn tuổi Dạng phân bố   2

t2

05 Kết luận

4-7 Weibull 2,1 0,046 4,032 7,815 H0+

8-10 Weibull 2 0,015 5,711 11,070 H0+

11-15 Weibull 2,3 0,026 4,768 9,488 H0+ * Thời gian bỏ hoá từ 4 - 7 năm:

Phân bố số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 5 - 9 m. Phân bố thực nghiệm có dạng một đỉnh lệch trái.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố được chấp nhận với mức ý nghĩa 0,05, 2

t = 4,032 < 2

05 = 7,815 (k = 3). Điều đó cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao thời gian này được mô phỏng bằng phân bố Weibull với  = 2,1 ; = 0,046 là hợp lý.

* Thời gian bỏ hoá từ 8 - 10 năm:

Phân bố số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 8 -13m.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố được chấp nhận với mức ý nghĩa 0.05, 2

t = 5,71 < 2

05 = 11,07 (k = 5).

Điều đó cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao thời gian này được mô phỏng bằng phân bố Weibull với  = 2;  = 0,015 đã được chấp nhận.

0 5 10 15 20 25 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Hvn (m) N ft fll

Hình 3.7. Phân bố N/Hvnrừng phục hồi giai đoạn 4 – 7 năm ở xã Ngư Hóa

* Thời gian bỏ hoá từ 11 - 15 năm:

Thời gian này hoàn cảnh rừng đã được tái lập, chiều cao tập trung ở cỡ 9 - 13m. Phân bố có dạng lệch trái với các tham số

 = 2,3  = 0,026 và 2 t = 4,768 < 2 05 = 9,488 (k = 4) với mức ý nghĩa 0,05.

Như vậy quy luật phân bố số cây theo chiều cao giai đoạn 11 - 15 ở Ngư Hóa có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull.

Đề tài đã tiến hành vẽ biểu đồ phân bố N/Hvn cho từng giai đoạn phục hồi rừng các giai đoạn bỏ hóa 8 – 10 năm và 11-15 năm ở xã Ngư Hóa như sau:

0 5 10 15 20 4.85 8.25 11.7 15.1 18.5 Hvn (m) N ft fll

0 5 10 15 20 25 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Hvn (m) N ft fll

Hình 3.9. Phân bố N/Hvnrừng phục hồi giai đoạn 11 – 15 năm ở xã Ngư Hóa

3.2.5.2. Phân bố số cây theo chiều cao ở xã Nam Hóa

Bảng 3.11. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết luật phân bố N/Hvn

Giai đoạn tuổi Dạng phân bố   2

t2

05 Kết luận

4-7 Weibull 2,3 0,034 4,6 7,81 H0+

8-10 Weibull 2,6 0,02 10,239 11,07 H0+ 11-15 Weibull 2,7 0,009 1,216 9,488 H0+ Qua kết quả tổng hợp tại bảng trên, nhận thấy rằng:

*Thời gian bỏ hoá từ 4 - 7 năm:

Phân bố số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 6 - 9 m. Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố được chấp nhận với mức ý nghĩa 0,05, 2

t = 4,6 < 2 05 = 7,81(k = 3).

Phân bố số cây theo cấp chiều cao thời gian này được mô phỏng bằng phân bố Weibull có dạng một đỉnh lệch trái, với  = 2,3;  = 0,034 là hợp lý.

* Thời gian bỏ hoá từ 8 - 10 năm: Phân bố số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 6-10m. Phân bố thực nghiệm có dạng một đỉnh lệch trái, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố được chấp nhận với mức ý nghĩa 0.05, 2

t = 10,239 < 2

05 =11,07 (k = 5). Điều đó cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao thời gian này được mô phỏng bằng phân bố Weibull với  = 2,6;  = 0,02 đã được chấp nhận.

* Thời gian bỏ hoá từ 11 – 15 năm: Thời gian này hoàn cảnh rừng đã được tái lập, chiều cao tập trung nhiều ở cỡ chiều cao từ 8 - 13m. Phân bố có dạng lệch trái với các tham số  = 2,7;  = 0,009 và 2

t =1,216 < 2

05 = 9,488 (k= 4)với mức ý nghĩa 0,05. Như vậy quy luật phân bố số cây theo chiều cao giai đoạn tuổi 11-15 ở xã Nam Hóa có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull.

Từ kết quả trên đề tài tiến hành vẽ biểu đồ phân bố N/Hvn cho từng giai đoạn phục hồi rừng ở xã Nam Hóa qua các hình vẽ số 3.10, 3.11 và hình vẽ 3.12 sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 4.7 7.5 10.3 13.1 15.9 Hvn (m) N ft fll

Hình 3.10. Phân bố N/Hvn rừng phục hồi giai đoạn 4 - 7 năm ở xã Nam Hóa

Ơ 0 5 10 15 20 25 4.43 6.13 7.83 9.53 11.23 Hvn (m) N ft fll

0 5 10 15 20 6.05 8.25 10.45 12.65 14.85 Hvn (m) N ft fll

Hình 3.12. Phân bố N/Hvn rừng phục hồi giai đoạn 11 - 15 năm ở xã Nam Hóa

Tóm lại, kết quả nghiên cứu phân bố số cây theo cấp chiều cao góp phần mô phỏng cấu trúc theo chiều thẳng đứng theo thời gian phục hồi của tầng cây gỗ. Cấu trúc đã phản ánh một phần quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể, quá trình phân hoá chiều cao hình thành tầng tán rừng.

Nhìn chung, rừng phục hồi khu vực nghiên cứu đều ở giai đoạn rừng non tái sinh nên phân bố số cây theo chiều cao đều có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull. Do đó, biện pháp kỹ thuật ở đây chủ yếu là điều tiết mật độ tầng cây cao, tỉa thưa và loại bỏ những cây ít giá trị kinh tế, tạo điều kiện nuôi dưỡng những loài cây mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)