Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 76)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể.

Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể.

3.3.2.1 Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ở xã Ngư Hóa Bảng 3.14. Mật độ tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy ở xã Ngư Hóa

TT

4 - 7 năm 8 – 10 năm 11 - 15 năm

Loài cây N/ha %

CTV Loài cây N/ha %

CTV Loài cây N/ha % CTV

1 Sảng 560 28,6 Kháo vàng 720 22,2 Ràng ràng 480 66,7 2 Hoóc quang 480 16,7 Trẩu 720 22,2 Chẩn 400 80,0 3 Kháo nước 400 20,0 Mít rừng 640 37,5 Kháo 400 20,0 4 Chẩn 320 25,0 Thẩu tấu 400 40,0 Sui 400 20,0 5 Kháo vàng 240 33,3 Mò 320 50,0 Thẩu tấu 400 40,0

6 Thị lông 240 33,3 Đại khải 320 25,0

13 loài khác 1120 35,7 10 loài khác 960 33,3 8 loài khác 1040 23,1

Tổng 3360 28,57 3760 31,91 3440 37,21

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy:

Mật độ cây có sự biến động không lớn ở mỗi giai đoạn tuổi. Mật độ cây thấp nhất ở giai đoạn 4 - 7 năm (3360 cây/ha) và mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở giai đoạn 8 – 10 năm (3760 cây/ha) và mật độ có xu hướng giảm dần khi thời gian phục hồi rừng tăng lên.

* Ở giai đoạn 4 - 7 năm các loài có mật độ cao trên 400 cây/ha chủ yếu là các loài ưa sáng, ít giá trị kinh tế như: Sảng, Hoóc quang, Kháo nước.

Tỷ lệ cây có triển vọng thấp chỉ đạt 28,57 % vì ở thời gian này thảm tươi, cây bụi sinh trưởng mạnh, một số cây tái sinh vẫn chưa vượt khỏi chiều cao cây bụi.

Như vậy, rõ ràng tỷ lệ cây có triển vọng phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi.

Đến giai đoạn 8 - 10 năm: Mật độ cây tái sinh là lớn nhất 3760 cây/ha. Những loài có mật độ cao như: Kháo vàng, Trẩu đạt 720 cây/ha, Mít rừng (640 cây/ha),... Tuy nhiên chỉ có 5 loài cây chính tham gia vào tổ thành với mật độ cây khá chênh lệch (từ 320-720 cây/ha).

Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng của giai đoạn này cao hơn đạt 31,91%. Vì vậy trong tương lai cần thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh, loại bỏ những cây tái sinh ít giá trị, phẩm chất kém, nuôi dưỡng những cây tái sinh có giá trị có khả năng sinh trưởng tốt, để chúng nhanh chóng tham gia vào tổ thành tầng cây cao.

* Giai đoạn 11 - 15 năm:

Mật độ cây ở giai đoạn này đã giảm xuống chỉ còn 3440 cây/ha. Các loài có mật độ tương đối giống nhau biến động từ 320 cây/ha đến 480 cây/ha, tuy nhiên mật độ của các loài ưu thế lại không cao, sự biến động về mật độ giữa các loài không lớn. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng cao hơn các giai đoạn trước đạt tới 37,21%.

Tóm lại, mật độ cây tái sinh cao nhất ở giai đoạn 8 - 10 năm, sau đó có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng có xu hướng tăng dần từ 4 đến 15 năm.

Giai đoạn 4 - 7 năm có tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp nhất, tỷ lệ này đạt cao nhất ở giai đoạn 11 - 15 năm. Song đến một lúc nào đó do sự đấu tranh sinh tồn của các loài cây, quá trình phân hoá diễn ra mạnh mẽ, nhiều cây bị đào thải thì mật độ lại giảm xuống.

3.3.2.2 Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ở xã Nam Hóa

Kết quả bảng điều tra cho thấy: * Giai đoạn 4 - 7 năm:

Mật độ cây tái sinh đạt 3760 cây/ha. Những loài có mật độ cao nhất là: Nanh chuột, Kháo đạt 400 cây/ha, còn lại các loài khác như Mít rừng, Dẻ gai, Sảng, Côm vàng,... có mật độ biến động từ 240 cây/ha đến 320 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là 29,79 %, thấp nhất so với các giai đoạn khác, bởi vì giai đoạn này cây bụi, thảm tươi sinh trưởng mạnh nên cây tái sinh bị chèn ép.

* Giai đoạn 8 - 10 năm:

Mật độ cây tái sinh ở giai đoạn này thấp nhất chỉ đạt 3520 cây/ha. Tuy nhiên tỷ lệ cây có triển vọng lại khá cao chiếm tới 38,64 %. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng cao ở các loài như: Máu chó, Sảng. Song đó đều là những loài ít giá trị, nên trong thời gian tới cần thay thế dần bằng những loài cây có giá trị hơn phù hợp mục tiêu kinh doanh.

* Giai đoạn 11 - 15 năm:

Mật độ rừng là lớn nhất đạt tới 4080 cây/ha, hoàn cảnh rừng đã dần được tái lập, số lượng cây gỗ tái định cư tăng dần, số lượng cây bụi, thảm tươi đã giảm nên hiện tượng cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây tái sinh đã giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ cây triển vọng khá cao đạt 42,86 %. Trong đó Chẩn, Ràng ràng mít và Sảng là những loài có tỷ lệ cây triển vọng là cao nhất. Thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, sâu bệnh, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh.

Bảng 3.15. Mật độ tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy ở xã Nam Hóa

TT

4 - 7 năm 8 - 10 năm 11 - 15 năm

Loài cây N/ha % CTV

Loài cây N/ha % CTV

Loài cây N/ha % CTV

1 Nanh chuột 400 60,0 Máu chó 480 50,0 Nanh chuột 560 28,6 2 Kháo 400 40,0 Chẩn 400 20,0 Lọng bàng 480 33,3 3 Trâm trắng 320 50,0 Mò lông 320 25,0 Kháo trơn 400 60,0 4 Mít rừng 320 25,0 Ràng ràng 320 25,0 Dẻ trắng 320 50,0

5 Dẻ gai 320 25,0 Sảng 320 50,0 Chẩn 240 33,3

6 Sảng 320 25,0 Mán đỉa 240 0 Mãi táp 240 33,3 7 Côm vàng 240 33,3 Thẩu tấu 240 66,7 Trâm tía 240 33,3 8 Cuống xanh 240 33,3

9 Thẩu tấu 240 0 10 Xoan nhừ 240 0

7 loài khác 720 22,2 12 loài khác 1200 46,67 12 loài khác 1600 35,33

Tổng 3760 29,79 3520 38,64 4080 39,22

Kết quả nghiên cứu mật độ tại khu vực nghiên cứu cho thấy:

Mật độ cây tái sinh ở xã Nam Hóa cao hơn ở xã Ngư Hóa. Mật độ có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng, tuy nhiên đến một thời điểm nào đó, khi rừng đi đến ổn định thì mật độ có xu hướng giảm và dừng lại khi đạt được trạng thái rừng khí hậu ban đầu.

Từ khi nương rẫy bắt đầu bỏ hoá, quá trình phục hồi tự nhiên của thảm thực vật khi đạt tới một giai đoạn thành thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các quá trình phục hồi của thảm thực vật rừng, quy luật này chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn, nhiều loài ưa sáng bị mất đi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên những cá thể của loài không thích hợp ở giai đoạn rừng non.

Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, những loài có tỷ lệ cây triển vọng cao thì lại ít giá trị. Do đó, cần phải xúc tiến tái sinh, loại bỏ những cây tái sinh chất lượng xấu, không có khả năng phát triển và trồng dặm những loài mang lại hiệu quả kinh tế, có giá trị phòng hộ.

3.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh.

Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con.

Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này, vì vậy căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh ở các giai đoạn tuổi của rừng phục hồi, đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh.

3.3.3.1. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở xã Ngư Hóa

Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.16 sau:

Bảng 3.16. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở xã Ngư Hóa

Giai đoạn tuổi N/ha Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt (%) Chồi (%) 4 - 7 3360 59,52 28,57 11,91 2640 78,57 720 21,43 8 - 10 3760 57,45 31,91 10,64 2960 78,72 800 21,28 11 - 15 3440 60,47 27,91 11,62 2800 81,40 640 18,60

Từ kết quả tại bảng tổng hợp 3.16: Năng lực tái sinh của rừng phục hồi sau nương rẫy là rất chậm, mật độ tái sinh ở tất cả các giai đoạn tuổi đều thấp chỉ khoảng trên 3000 cây/ha. Do canh tác nương rẫy trên đất dốc làm cho đất trở nên thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn rửa trôi, đất bị phơi trống trong thời gian dài.

Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 78,57 % đến 81,40 %. chứng tỏ các loài cây gỗ chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng

chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi. Tỷ lệ cây tốt biến động từ 57,45 % đến 60,47 %, cây trung bình từ 27,91 % đến 31,91 % và cây xấu từ 10,64 % đến 11,91 %. Như vậy, phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích (Kháo vàng, Trám trắng, Trám đen, Trâm, ...) nhằm nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế.

Thời gian phục hồi tăng thì số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm dần. Vì vậy biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dưỡng để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành.

3.3.3.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở xã Nam Hóa

Bảng 3.17. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở xã Nam Hóa

Giai đoạn tuổi N/ha Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt (%) Chồi (%) 4-7 3760 46,81 31,91 21,28 2560 68,09 1200 31,91 8-10 3520 50,00 34,09 15,91 2880 81,82 640 18,18 11-15 4080 60,78 31,37 7,84 3280 80,39 800 19,61

Qua bảng 3.17: Tỷ lệ cây tốt biến động từ 46,81 % (ở giai đoạn 4 - 7 năm) đến 60,78 % (ở giai đoạn 11 - 15 năm), còn tỷ lệ cây có chất lượng trung bình biến động từ 31,37 % (đối với giai đoạn 11 - 15) đến 34,09 % (ở giai đoạn 8 - 10 năm). Tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất là ở giai đoạn tuổi từ 11 - 15 năm.

So sánh hai khu vực cho thấy:

Tỷ lệ cây có chất lượng tốt ở xã Nam Hóa thấp hơn so với ở xã Ngư Hóa, biện pháp kỹ thuật tác động ở đây là nuôi dưỡng, khoanh nuôi, bảo vệ xúc tiến tái sinh tự nhiên, tỉa thưa những cây sâu bệnh, cong queo có chất lượng xấu, điều chỉnh mật độ cây tái sinh phân bố đều trên bề mặt đất rừng.

Kết quả bảng trên cũng cho thấy: Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đều chiếm tỷ lệ lớn thường trên 60 %, cao nhất là ở giai đoạn tuổi 8 - 10 năm với 81,82 % và thấp nhất là giai đoạn tuổi 4 - 7 chỉ đạt 68,09 %, vì giai đoạn đầu của quá trình phục hồi cây

bụi, thảm tươi phát triển mạnh đã cản trở sự nảy mầm của hạt giống. Tỷ lệ cây có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp.

Sau khi nương rẫy mới được bỏ hoá, nếu thảm thực vật đầu tiên được thiết lập là trảng cỏ thì sẽ cản trở quá trình tái sinh tự nhiên dẫn đến làm chậm quá trình diễn thế.

Ngược lại nếu thảm thực vật ưu thế là cây thân gỗ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên do đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế. Trong quá trình đó, đối với cùng một loài thì cây chồi và cây hạt đều có vai trò như nhau. Nhưng điều kiện để cây tái sinh từ hạt đòi hỏi khắt khe hơn so với cây chồi.

Đặc biệt khi đất đã bị thoái hoá nặng thì khả năng tái sinh hạt của các loài cây gỗ là rất khó khăn. Do đó, cây tái sinh chồi có vai trò quan trọng trong việc thiết lập thảm thực vật đầu tiên sau khi đất được bỏ hoá.

Tuy nhiên, sự chiếm đóng của cây chồi cũng có ảnh hưởng đến quá trình diễn thế như mật độ cây chồi cao gây ra sự cạnh tranh, kìm hãm sự xâm nhập và sinh trưởng phát triển của các loài đến sau.

Phần lớn cây chồi là cây tiên phong ưa sáng nên trong quá trình phát triển chúng dần dần bị đào thải, do đó vai trò của chúng cũng giảm dần.

Để hạn chế những ảnh hưởng này và phát huy vai trò của chúng cần phải tiến hành các giải pháp lâm sinh thích hợp trong từng giai đoạn như chặt tỉa và chăm sóc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)