Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 28 - 31)

2.4.2.1. Dân số

Huyện Vị Xuyên có dân số 122.350 người (năm 2018). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 19 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…Trong đó người Tày chiếm đa số.

2.4.2.2. Tiềm năng kinh tế

Do địa hình tương đối bằng phẳng và lượng mưa nhiều nên Vị Xuyên rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, đặc biệt là cây chè. Vị Xuyên là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh Hà Giang, ngoài chè, Vị Xuyên còn trồng các loại cây như: thảo quả, cam, quýt, lạc, đậu tương, ngô, khoai, su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua… và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm. Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 53.403,8 tấn (năm 2014), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp "Làng Vàng" trên địa phận Thôn Vàng xã Đạo Đức. khai thác mỏ chì, kẽm tại Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang cũng vừa quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm Ngần thuộc xã Thượng Sơn.

2.4.2.3. Sản xuất nông – lâm nghiệp

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của huyện đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả bước đầu. Khu vực nông thôn Vị Xuyên có tới trên 90% dân số và lao động. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của huyện đã thu được những kết quả khá tích cực: Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2013 đạt trên 53.403,8 tấn, tỷ

trọng ngành nông, lâm nghiệp chiếm 29,43% tổng giá trị nền kinh tế toàn huyện; bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh ngày càng được nâng cao; các chương trình, dự án được tập trung đầu tư vào nông, lâm nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, các làng nghề đã và đang đầu tư phát triển, chế biến vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; toàn huyện hiện có: 104 HTX, trong đó có 13 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 trang trại; kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhiều công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm đạt kết quả khá; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo. Ngoài ra, công tác đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của huyện….

Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu đồng bộ; quản lý, khai thác tài nguyên đạt kết quả chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; tỷ lệ lao động được đào tạo đạt thấp, kinh tế hàng hoá phát triển chưa mạnh; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao (hộ nghèo 4.577 hộ chiếm 19,74%, cận nghèo 4.276 hộ); hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, trường học, điểm bưu điện, trạm y tế, cơ sở vật chất về văn hóa - thể thao, chợ nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống; việc giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong các cộng đồng dân cư còn

nhiều hạn chế; chất lượng làng văn hoá, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân một số mặt chưa đạt kết quả tốt.

2.4.2.4. Y tế - Giáo dục

* Y tế: Trên địa bàn có 1 Bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 100 giường bệnh đặt tại thị trấn Vị Xuyên. Ngoài ra có 02 Trung tâm y tế dự phòng. Nhìn chung, các trang thiết bị, dụng cụ y tế được nâng cấp khá tốt. Hiện nay, 100% số xã và thị trấn có trạm xá và cán bộ y tế phục vụ khám và điều trị tại địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ được tiêm, uống đầy đủ loại vắc xin hàng năm đạt trên 96%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên.

* Giáo dục và đạo tạo: Quy mô mạng lưới trường lớp học được mở rộng và phát triển ở tất cả các cấp học. Toàn huyện hiện có 80 đơn vị trường học, tăng thêm 8 trường so với năm 2005; có 1 trường Trung học cơ sở, 5 trường Tiểu học và 4 trường Mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quy mô, chất lượng giáo dục đã có bước phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng: trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 92,5% tăng 20% so với năm 2000; trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ chuyển cấp ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trên 93%, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông trên 76%. Năm 2003 huyện được công nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở. Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập ở 24 xã, Thị trấn; Hội Khuyến học được thành lập từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Đến năm 2014 đã có 10/10 xã được công nhận xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. (Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên 2014)

2.4.2.5. Giao thông

Vị Xuyên có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với các vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%. Huyện cũng là nơi có sông Lô chảy qua, và cũng là nơi có cửa khẩu Thanh Thủy đi sang Vân Nam, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 28 - 31)