Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31)

2.4.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý của các xã cách xa thị trấn dưới 20 km và cách trung tâm thành phố Hà Giang 30 km. Do vậy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế Nông Lâm nghiệp, thương mại Du lịch, Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp; thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các xã trong huyện, giữa huyện với các Huyện khác trong tỉnh...

Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển nhiều loài cây trồng Lâm nghiệp. Diện tích đất Lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng sản xuất phân bố đều khắp 10 xã, thị trấn trong huyện. Đây là tiềm năng lớn và có nhiều lợi thế cho phát triển trồng rừng nguyên liệu với các loài cây mọc nhanh, cho năng xuất cao. Do vậy cần được đầu tư phát triển. Nguồn nhân lực dồi dào, là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất Nông Lâm nói chung và sản xuất nguyên liệu nói riêng, là cơ hội để thu hút vào các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp.

Nhận thức của nhân dân về chính sách, dự án phát triển Lâm nghiệp đã được nâng cao, nhân dân đã quan tâm chú trọng đến việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng. Các chính sách, các dự án đầu tư (Dự án 327, Dự án 661, chương trình 135...) đã thực sự khuyến khích người dân tham gia vào công tác phát triển vốn rừng, hạn chế những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng.

2.4.3.2. Khó khăn

Là vùng núi cao địa hình bị chia cắt phức tạp, hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, rửa trôi, bạc màu diễn ra mạnh. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng trên núi đá chiếm tỷ lệ cao nên tăng trưởng về trữ lượng và cơ cấu loài thấp; chất lượng rừng chưa cao.

Dân số đông, nhưng mật độ dân số phân bố không đồng đều. Đời sống nhân gặp nhiều khó khăn. Một số xã có hệ thống đường giao thông xuống cấp, trình độ dân trí còn thấp, thông tin tuyên truyền chưa đầy đủ nên nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng Nông Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Vì vậy, trong quy hoạch đất đai bị chi phối bởi quan điểm ưu tiên cho trồng cây lương thực và chăn nuôi, trồng cây Lâm nghiệp chưa được chú trọng. Tiềm năng và thế mạnh về Lâm nghiệp chưa được phát huy đúng, hiệu quả thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp còn thấp, thiếu vốn, kỹ thuật đầu tư trông Lâm nghiệp.

Đối với những thay đổi về môi trường do thiên tai gây ra: cũng như nhiều nơi khác huyện Vị Xuyên thường xuyên xuất hiện nhiều kiểu thời tiết cực đoan: mưa đá, lũ quét, lũ ống,... những hiện tượng đó hầu như năm nào cũng xảy ra nhưng với mức độ khác nhau và thường để lại những hậu quả như: thiệt hại về nhà cửa, con người, rau màu, môi trường, đôi khi còn phát sinh những dịch bệnh. Bên cạnh đó, về mùa khô là tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao; về mùa mưa ngập úng ở một số xã ven sống suối, sạt lở đất ở vùng núi đất và ven tuyến QL2 chạy qua huyện. Những thiệt hại do hạn hán, mưa lớn và gió lốc đến phát triển nông – lâm nghiệp, nhà cửa, tài sản và con người của huyện hàng năm là rất lớn.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cây Kim ngân(Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phạm vị nghiên cứu: Đề tài tập trung vào điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng và nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh vật học của loài cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/1/2020 - 30/5/2020.

3.2. Nội dung nghiên cứu

(i) Điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng của cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

(ii) Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của chính quyền địa phương tại khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Kim ngân đã được xuất bản và những công trình nghiên cứu có liên quan tới loài cây Kim ngân ở trong và ngoài nước.

3.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng, thu hái cây Kim ngân thu hái cây Kim ngân

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) để thu thập thông tin từ các địa bàn các xã có phân bố loài Kim ngân để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát.

Sử dụng bộ công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin, phỏng vấn nhóm người dân, đi lát cắt. Các mẫu biểu phỏng vấn được soạn thảo theo chủ đề về sinh thái loài, đặc điểm phân bố, gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng (theo phụ lục 01). Từ những thông tin thu thập được sẽ tiến hành khảo sát thực địa để điều tra thu thập mẫu, thu thập thông tin về hình thức gây trồng Kim ngân trên từng địa phương, từng khu vực và theo từng dân tộc khác nhau.

Để thu tập thông tin về giá trị sử dụng Kim ngân tại Vị Xuyên đề tài đã tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương. Thông tin cơ bản về về đối tượng phỏng vấn được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về đối tượng phỏng vấn

Thông tin Người dân Cán bộ

Thông tin chung Số phiếu 24 Số phiếu 6 Số huyện 1 Cấp tỉnh 0 Số xã 3 Cấp huyện 0 Số thôn 3 Cấp xã 6 Trình độ Đại học 1 Đại học 5 THPT 6 Cao đẳng 0 THCS 15 Trung cấp 1 TH 2 Dân tộc Dao 5 Mông 1 Giáy 3 Kinh 3 Mông 7 Tày 2 Tày 9 Thái

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu các đặc điển nông sinh học, sinh thái học

- Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của cây Kim ngân.

- Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Kim ngân: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ hạt kiểm lâm, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong huyện, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về các loài cây dược liệu kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo OTC để từ đó xác định vùng phân bố của cây Kim ngân.

- Dụng cụ hỗ trợ: Máy GPS, máy ảnh, Thước dây, Thước kẹp kính, Thước đo cao, dao, bảng biểu lập sẵn,...

- Xác định vị trí nơi có cây Kim ngân phân bố để điều tra các đặc điểm lâm học của loài. Với mỗi khu rừng có Kim ngân phân bố tiến hành lập 3 OTC tương ứng với 3 vị trí: chân, sườn, đỉnh với diện tích là 1000m2/ OTC. Trong mỗi OTC tiến hành thu thập các thông tin như sau:

- Xác định một số đặc điểm sinh thái: độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh) độ dốc, hướng dốc.

- Đối với thân: đo đếm chỉ tiêu đường kính cổ rễ (D0.0) của toàn bộ cá thể cây Kim ngân trong OTC để xác định hình thái thân, mô tả màu sắc, mùi vị của thân (nếu có).

- Đối với lá: trên mỗi OTC chọn ngẫu nhiên một cây có đường kính trung bình, trên cây ngắt ngẫu nhiên 30 lá ở các vị trí khác nhau tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều dài, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá. Mô tả về các bộ phân phụ, màu sắc, mùi vị của lá.

- Đối với hoa và quả: Mô tả chi tiết cấu tạo hoa, quả và hạt nếu có. - Xác định tổ thành tầng cây gỗ trong OTC: Đo đếm các chỉ tiêu đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn của toàn bộ các loài cây gỗ

trong OTC bằng thước kẹp kính, thước dây và thước đo cao Burnley/Haga/Thước xào. Đồng thời mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) diện tích 25m2 ở 4 góc và giữa OTC để xác định số lượng, chiều cao, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới rừng.

- Cây tái sinh: Những cây có chiều dài thân dưới 1m được coi là cây tái sinh. Chiều dài thân cây được do bằng thước cầm tay. Chất lượng sinh trưởng của cây được phân thành 3 cấp: Tốt, Trung bình và xấu. Trong đó: Cây Tốt là những cây có thân và nhánh phát triển tốt, lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Cây trung bình là những cây thân cành, lá kém hơn cây tốt. Cây xấu là những cây còi cọc, bị sâu bệnh nhưng không chết.

- Xác định độ tàn che các OTC nơi Kim ngân rừng phân bố: Tại các ODB sử dụng phần mềm GLAMA new GapLightAnalysis Mobile Application trên điện thoại để đo độ tàn che.

- Tại dạng lập địa có cây Kim ngân phân bố đào 01 phẫu diện đất, mô tả và đánh giá mẫu tại các tầng đất A0 (6 - 9 cm), A1 (9 - 15 cm), A2 (15 – 30 cm), B1 ( 30 – 74 cm) và B2 (75 – 125 cm)

- Xác định đặc điểm phân bố: tại mỗi khu vực điều tra tiến hành lập 2 tuyến điều tra (tổng cộng 6 tuyến) đi qua các trạng thái sinh cảnh khác nhau (vườn nhà, tràng cỏ, nương rẫy, rừng trồng, rừng tự nhiên,..) để xác định đặc điểm phân bố của Kim ngân. Ghi lại số cây/khóm Kim ngân trên mỗi tuyến đi và trên mỗi trạng thái sinh cảnh.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0

* Đặc điểm hình thái cây Kim ngân

- Tổng hợp các biểu điều tra và mô tả chi tiết về các đặc điểm các bộ phận của loài Kim ngân.

quân cộng. Các chỉ tiêu cần tính: Hvn(cm), Hlá(cm).

* Đặc điểm cấu trúc rừng

Đặc điểm cấu trúc rừng có loài Kim ngân phân bố được điều tra trên ô tiêu chuẩn đại diện điển hình cho từng trạng thái rừng, độ cao, độ tàn che. Các đặc điểm cấu trúc rừng bao gồm:, cấu trúc mật độ, tổ thành cây gỗ, tổ thành cây tái sinh, thành phần loài cây đi kèm, mật độ tái sinh.

Cấu trúc mật độ: được tính bằng số cây được xác định trên một ha Công thức xác định mật độ như sau:

(3-1)

Trong đó: n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC S: Diện tích ÔTC (m2)

Cấu trúc tổ thành: những loài có số cá thể không nhỏ hơn số cá thể bình quân của một loài trong ô tiêu chuẩn thì được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành của các loài được tính theo hệ số phần mười của số lượng cá thể loài đó so với tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn.

Xác định tỷ lệ phần trăm của loài tính theo công thức:

ni% = ∑ 𝑛𝑖

𝑚 × 100% (3-2)

Trong đó: ni% là tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài i

∑ 𝑛𝑖 là tổng số cá thể của loài i M là tổng số cây

Xác định tiết diện ngang của loài được tính theo công thức: Gi% =∑ 𝑔𝑖

𝐺 × 100% (3-3)

Trong đó: Gi% là tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang của loài i

∑ gi là tổng tiết diện ngang của loài i G là tổng tiết diện ngang của tất cả cá thể.

10.000 S

n

Xác định công thức tổ thành của loài được tính theo công thức: IV% = 𝑛𝑖%+𝐺𝑖%

2 (3-4)

Nếu: IV%  5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành.

IV% < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành và được tính là các loài khác.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng và thu hái Kim ngân

4.1.1. Kết quả điều tra đánh giá giá trị sử dụng và thu hái Kim ngân thông qua phỏng vấn qua phỏng vấn

4.1.1.1. Về giá trị sử dụng Kim ngân

Qua phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về mục đích thu hái Kim ngân được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.1. Kết quả điều tra về mục đích thu hái Kim ngân

Chỉ số Người dân Cán bộ

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Tổng số phiếu 24 100 6 100

Để chữa bệnh 11 45,83 2 33,33

Để bán cho thầy lang 5 20,83 0 0

Để bán cho tư thương 1 4,17 1 16,67

Cả 3 mục đích trên 7 29,17 3 50

(Chi tiết xem Phụ lục 02)

Hình 4.1. Kết quả phỏng vấn về mục đích thu hái Kim ngân

45,83% 20,83% 4,17% 29,17% Người dân Chữa bệnh Bán cho thầy lang Bán cho tư thương Cả 3 mục đích trên 33,33% 0% 16,67% 50% Cán bộ Chữa bệnh Bán cho thầy lang Bán cho tư thương Cả 3 mục đích trên

Qua Bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy: đối với người dân có 45,83% cho rằng Kim ngân được thu hái sử dụng để tự chữa bệnh; 20,83% bán cho thầy lang; 4,17% cho rằng để bán cho tư thương còn lại 29,17% cho rằng sử dụng với cả 3 mục đích trên. Đối với cán bộ có 2 ý kiến (33,33%) cho rằng Kim ngân được thu hái để tự chữa bệnh; 1 ý kiến (16,67%) cho rằng để bán tư thương và 3 ý kiến (50%) cho rằng cả 3 mục đích trên.

4.1.1.2. Về bộ phận sử dụng Kim ngân

Kết quả về bộ phận sử dụng của Kim ngân thông qua phỏng vấn được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.2. Kết quả điều tra về bộ phận sử dụng của Kim ngân

Bộ phận sử dụng Người dân Cán bộ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Thân 2 8,33 1 16,67 Hoa 5 20,83 2 33,33 Quả 1 4,17 0 0 Toàn bộ cây 16 66,67 3 50

(Chi tiết xem phụ lục 03)

Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về bộ phận sử dụng của Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:

Hình 4.2: Kết quả phỏng vấn về bộ phận sử dụng Kim ngân

Qua Bảng 4.2 và hình 4.2 ta thấy: đối với người dân có 66,67% cho rằng bộ phận thu hái và sử dụng của Kim ngân là toàn bộ cây; 20,83% là hoa; 8,33% cho rằng bộ phận sử dụng là thân còn lại 4,17% cho rằng bộ phận sử dụng là quả. Đối với cán bộ có 2 ý kiến (33,33%) cho rằng bộ phận thu hái và sử dụng của Kim ngân là hoa; 1 ý kiến (16,67%) cho rằng là thân và 3 ý kiến (50%) cho rằng toàn bộ cây có thể thu hái và sử dụng.

4.1.1.3. Về mùa thu hái Kim ngân

Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về mùa thu hái Kim ngân tại Vị Xuyên được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả điều tra về mùa thu hái Kim ngân

Chỉ số Người dân Cán bộ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Mùa Xuân 4 16,67 1 16,67 Mùa Hạ 17 70,83 3 50 Mùa Thu 1 4,17 2 33,33 Mùa Đông 2 8,33 0 0

(Chi tiết xem Phụ lục 06)

Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về mùa thu hái Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:

8,33% 20,83% 4,17% 66,67% Người dân Thân Hoa Quả Toàn bộ cây 16,67% 33,33% 0% 50% Cán bộ Thân Hoa Quả Toàn bộ cây

Hình 4.3: Kết quả phỏng vần về mùa thu hái Kim ngân

Qua Bảng 4.3 và Hình 4.3 ta thấy: đối với người dân có 16,67% ý kiến cho rằng Kim ngân được thu hái vào mùa Xuân; 70,83% cho rằng thu hái vào mùa Hạ; 8,33% cho rằng thu hái vào mùa Đông còn lại 4,17% cho rằng thu hái vào mùa Thu. Đối với cán bộ có 1 ý kiến (16,67%) cho rằng Kim ngân được thu hái vào mùa Xuân; 2 ý kiến (33,33%) cho rằng thu hái vào mùa Thu còn lại 3 ý kiến (50%) cho rằng Kim ngân thu hái vào mùa Hạ.

4.1.1.4. Về thời điểm thu hái Kim ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31)