Phương pháp nghiên cứu các đặc điển nông sinh học, sinh thái học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 36)

- Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của cây Kim ngân.

- Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Kim ngân: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ hạt kiểm lâm, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong huyện, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về các loài cây dược liệu kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo OTC để từ đó xác định vùng phân bố của cây Kim ngân.

- Dụng cụ hỗ trợ: Máy GPS, máy ảnh, Thước dây, Thước kẹp kính, Thước đo cao, dao, bảng biểu lập sẵn,...

- Xác định vị trí nơi có cây Kim ngân phân bố để điều tra các đặc điểm lâm học của loài. Với mỗi khu rừng có Kim ngân phân bố tiến hành lập 3 OTC tương ứng với 3 vị trí: chân, sườn, đỉnh với diện tích là 1000m2/ OTC. Trong mỗi OTC tiến hành thu thập các thông tin như sau:

- Xác định một số đặc điểm sinh thái: độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh) độ dốc, hướng dốc.

- Đối với thân: đo đếm chỉ tiêu đường kính cổ rễ (D0.0) của toàn bộ cá thể cây Kim ngân trong OTC để xác định hình thái thân, mô tả màu sắc, mùi vị của thân (nếu có).

- Đối với lá: trên mỗi OTC chọn ngẫu nhiên một cây có đường kính trung bình, trên cây ngắt ngẫu nhiên 30 lá ở các vị trí khác nhau tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều dài, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá. Mô tả về các bộ phân phụ, màu sắc, mùi vị của lá.

- Đối với hoa và quả: Mô tả chi tiết cấu tạo hoa, quả và hạt nếu có. - Xác định tổ thành tầng cây gỗ trong OTC: Đo đếm các chỉ tiêu đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn của toàn bộ các loài cây gỗ

trong OTC bằng thước kẹp kính, thước dây và thước đo cao Burnley/Haga/Thước xào. Đồng thời mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) diện tích 25m2 ở 4 góc và giữa OTC để xác định số lượng, chiều cao, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới rừng.

- Cây tái sinh: Những cây có chiều dài thân dưới 1m được coi là cây tái sinh. Chiều dài thân cây được do bằng thước cầm tay. Chất lượng sinh trưởng của cây được phân thành 3 cấp: Tốt, Trung bình và xấu. Trong đó: Cây Tốt là những cây có thân và nhánh phát triển tốt, lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Cây trung bình là những cây thân cành, lá kém hơn cây tốt. Cây xấu là những cây còi cọc, bị sâu bệnh nhưng không chết.

- Xác định độ tàn che các OTC nơi Kim ngân rừng phân bố: Tại các ODB sử dụng phần mềm GLAMA new GapLightAnalysis Mobile Application trên điện thoại để đo độ tàn che.

- Tại dạng lập địa có cây Kim ngân phân bố đào 01 phẫu diện đất, mô tả và đánh giá mẫu tại các tầng đất A0 (6 - 9 cm), A1 (9 - 15 cm), A2 (15 – 30 cm), B1 ( 30 – 74 cm) và B2 (75 – 125 cm)

- Xác định đặc điểm phân bố: tại mỗi khu vực điều tra tiến hành lập 2 tuyến điều tra (tổng cộng 6 tuyến) đi qua các trạng thái sinh cảnh khác nhau (vườn nhà, tràng cỏ, nương rẫy, rừng trồng, rừng tự nhiên,..) để xác định đặc điểm phân bố của Kim ngân. Ghi lại số cây/khóm Kim ngân trên mỗi tuyến đi và trên mỗi trạng thái sinh cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 36)