Đặc điểm sinh thái của loài Kim ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 56)

4.2.2.1. Tổ thành tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố

Hệ số tổ thành của tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố tại 3 khu vực được tính toán và trình bày trong bảng 4.10:

Bảng 4.9. Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có Kim ngân phân bố

OTC N (Số cây) LCCTTT Công thức tổ thành 1,2,3 141 8 15,89Ch + 9,63Kv + 8,80 Bh + 7,78Ph + 7,20St + 7,01Dg + 5,58Ss + 38,12Lk 4,5,6 160 9 11,21Kv + 7,92Su + 6,92Ss + 6,62Ph + 6,24Dg + 6,03Đn + 5,75Cn + 5,21Bh + 44,10Lk 7,8,9 152 10 14,64Mln + 9,91Cn + 9,34Dg + 8,39Su + 8,14Ph + 7,51Kv + 6,15 St + 5,78Mđ + 5,40Rrm + 24,74Lk Công thức tổ thành chung của 9 OTC:

9,46Kv + 7,54Dg + 7,48Ph + 6,93Cn + 6,31Ch + 5,70Su + 5,68St + 5,01Mln + 45,88Lk

(Chi tiết xem Phụ lục 08)

Ghi chú: N là số cây gỗ trong mỗi OTC (cây)

Trong đó:

Ch: Chẩu Bu: Bứa Kv: Kháo vàng

Bh: Bồ hòn Ph: Phay St: Sồi tía

Dg: Dẻ gai ấn độ Ss: Sau sau Su: Sui

Đn: Đỏ ngọn Cn: Chò nâu Mđ: Mán đỉa

Mln: Máu chó lá nhỏ Rrm: Ràng ràng mít

Theo kết quả điều tra tại Bảng 4.9 cho thấy các loài tham gia vào công thức tổ thành gồm:

OTC1,2,3: Chẩu, Kháo vàng, Bồ hòn, Phay, Sồi tía, Dẻ gai, Sau sau, và các loài khác.

OTC 4,5,6: Kháo vàng, Sui, Sau sau, Phay, Dẻ gai, Đỏ ngọn, Chò nâu, Bồ hòn và các loài khác.

OTC 7,8,9: Máu chó lá nhỏ, Chò nâu, Dẻ gai, Sui, Phay, Kháo vàng, Sồi tía, Mán đỉa, Ràng ràng mít và các loài khác.

Công thức tổ thành chung gồm: Kháo vàng, Dẻ gai, Phay, Chò nâu, Chẩu, Sui, Sồi tía, Máu chó lá nhỏ và các loài khác.

4.2.2.2. Đặc điểm về tái sinh của Kim ngân

Nghiên cứu đặc điểm về tái sinh của cây Kim ngân ngoài tự nhiên là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trong bảo tồn và gây trồng. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.10. Tái sinh Kim ngân ngoài tự nhiên

OTC Số cây

tái sinh

Nguồn gốc Chiều cao (m) Chất lượng

Hạt Chồi < 0,5 0,5-1 Tốt TB Xấu 1 12 10 2 3 9 9 1 2 2 7 7 1 6 5 2 3 8 5 3 5 3 7 1 4 17 16 1 3 14 16 1 5 7 7 7 7 6 11 10 1 5 6 6 4 1 7 6 6 1 5 4 2 8 11 11 7 4 7 1 3 9 15 14 1 6 9 7 8 Tổng 94 86 8 31 63 68 19 7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Về mật độ cây tái sinh: Số cây tái sinh ở các OTC tương ứng là 0,084 cây/m2 (840cây/ha). So với cây trưởng thành (124cây/ha) thì có thể thấy mật độ cây tái sinh lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do bị khai thác nhiều nên số cây trưởng thành đã giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến những cây con tái sinh.

Về nguồn gốc cây tái sinh: Kết quả điều tra cho thấy Kim ngân tái sinh chủ yếu bằng hạt (91,5%) có sự chênh lệch lớn so với tái sinh bằng chồi.

Về chất lượng cây tái sinh: Kết quả phân cấp chất lượng được thể hiện tại bảng trên cho thấy chất lượng cây tái sinh phần lớn là tốt với 72,34% số cây tái sinh, tiếp theo là cây có chất lượng trung bình chiếm 20, 21% và cây có chất lượng kém chỉ chiểm 7,45%.

4.2.2.3. Độ tàn che các OTC nơi Kim ngân phân bố

Kết quả điều tra về độ tàn che của các OTC nơi có cây Kim ngân phân bố được biểu thị tại bảng 4.11.

Bảng 4.11 Độ tàn che trong OTC nơi Kim ngân phân bố ODB OTC Độ tàn che tại các ô dạng bản 1 2 3 4 5 Trung bình 1 0,45 0,55 0,67 0,35 0,66 0,54 2 0,69 0,42 0,65 0,73 0,52 0,6 3 0,83 0,75 0,55 0,78 0,5 0,68 4 0,62 0,4 0,43 0,52 0,44 0,48 5 0,63 0,82 0,51 0,5 0,42 0,58 6 0,41 0,68 0,56 0,49 0,45 0,52 7 0,6 0,58 0,78 0,55 0,66 0,61 8 0,45 0,36 0,62 0,57 0,7 0,54 9 0,72 0,6 0,45 0,43 0,35 0,51 Độ tàn che trung bình: 0,56

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ bảng 4.11 ta thấy: Độ tàn che trung bình nơi Kim ngân phân bố là khoảng 0,56. Như vậy có thể nhận xét sơ bộ Kim ngân là loài cây ưa sáng. Do đó khi mật độ tầng cây gỗ lớn, độ tàn che lớn sẽ ảnh hưởng đến tái sinh và sinh trưởng phát triển của cây Kim ngân.

4.2.2.4. Đặc điểm phẫu diện đất khu vực loài Kim ngân phân bố

Kết quả điều tra, phân tích phẫu diện lý tính đất tại khu vực có cây Kim ngân phân bố được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.12. Đặc điểm đất dưới tán rừng tự nhiên nơi loài Kim ngân phân bố tại Vị Xuyên

Tầng đất Độ sâu tầng đất

(cm) Mô tả phẫu diện

A0 1 – 9

Nâu; độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp

A1 9 -15

Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ.

A2 15 – 30

Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm; hạt mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ.

B1 30 – 75

Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt tương đối mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ.

B2 75 – 125

Nâu sáng; nhiều kết von nhỏ màu nâu và nâu sáng; tỷ lệ kết von >5%; kết von bở, có thể bóp bằng tay; kết von màu tím hơi hồng cứng hơn kết von tầng B1; thỉnh thoảng có những cục đá hình dạng không xác định, kích thước từ 5-7cm; đất khô; cấu trúc hạt tương đối mịn; chuyển lớp rõ.

Theo kết quả điều tra bảng 4.12: Cho thấy tầng đất rừng ở nơi có Kim ngân rừng phân bố có độ dầy tầng đất tương đối dầy: Tầng thảm mục (A0) trung bình 4,5cm, tầng tích lũy mùn (A1) trung bình 12cm, tầng đất rửa trôi (A2) trung bình 22,5cm, tầng tích tụ (B1) trung bình là 52,5cm và tầng tích tụ điển hình (B2) có độ dầy trung bình là 100cm. Đất các tầng có màu sắc thay đổi, ở tầng A có màu nâu, đất ẩm, kết cấu đất xốp do có nhiều chất hữu cơ, mùn, chất dinh dưỡng. Ở tầng này hạt mịn, ít lẫn đá. Ở tầng B đất chuyển sang màu nâu sáng, đất khô và có cấu trúc hạt tương

đối mịn, có đá lẫn, kết von. Ở nơi có cây Kim ngân phân bố ta thấy không có đá lộ đầu. Nhìn chung đất nơi Kim ngân phân bố là đất ẩm, tơi xốp và tỷ lệ đá lẫn ít. Điều tra về thành phần lý tính của đất sẽ là cơ sở để lựa chọn đất trồng phù hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển.

4.2.2.5. Đặc điểm phân bố của Kim ngân

Tại Vị Xuyên, kết quả điều tra phân bố Kim ngân theo tuyến được tổng hợp ở Bảng sau :

Bảng 4.13. Kết qủa điều phân bố Kim ngân theo tuyến

Tuyến Chiều dài tuyến (km)

Số lượng cây/khóm

Kim ngân Cây ra hoa, quả

1 2,4 17 14 2 3,1 22 18 3 1,9 12 9 4 2,3 14 10 5 2,8 16 10 6 1,6 8 7 Tổng 14,1 89 68

(Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả bảng 4.13 cho thấy: Kim ngân xuất hiện ở tất cả các tuyến điều tra, tuy nhiên phân bố không đồng đều, vì các tuyến điều tra đi qua các kiểu trạng thái rừng khác nhau. Do thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, vì vậy tỉ lệ các khóm bụi Kim ngân ra hoa tương đối nhiều, chỉ các khóm/bụi cây còn nhỏ không xuất hiện hoa. Các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên các tuyến được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.14. Tổng hợp các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên tuyến điều tra

TT Sinh cảnh Tần số xuất hiện Kim ngân

Các tuyến xuát hiện Kim ngân Số tuyến xuất hiện Kim ngân Tỷ lệ (%) 1 Trảng cỏ Rất ít gặp 0 2 Nương rẫy Ít gặp 1, 5, 4 3 50 3 Vườn nhà Ít gặp 2, 4, 5 3 50 4 Rừng trồng Hay gặp 1, 2, 4, 5 4 66,67 5 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 2, 3, 4, 5, 6 6 100

Qua bảng 4.14. cho thấy: Ở rừng tự nhiên có tới 100% số tuyến điều tra có Kim ngân xuất hiện, ở các khu rừng trồng thì ít gặp hơn (66,67%) số tuyến gặp Kim ngân, khu vực vườn nhà và nương rẫy thì gặp càng ít (50%), đặc biệt ở khu tràng cỏ, đất trống thì không thấy cây Kim ngân xuất hiện.

Về đặc điểm phân bố của cây Kim ngân tại Vị Xuyên theo trạng thái, sinh cảnh được tổng hợp tại bảng 4.16

Bảng 4.15. Đặc điểm phân bố Kim ngân theo trạng thái/sinh cảnh Kiểu trạng thái/sinh cảnh Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) Tổng số cây 89 100 Tràng cỏ 0 0 Nương rẫy 5 5.62 Vườn nhà 12 13.48 Rừng trồng 18 20.23 Rừng tự nhiên 54 60.67

Kết quả về đặc điểm phân bố cây Kim ngân theo tỷ lệ được thể hiện ở hình sau:

Hình 4.11. Kết quả về đặc điểm phân bố Kim ngân.

Từ bảng 4.15 và hình 4.11 ta thấy: cây Kim ngân phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên chiếm tới 60.67% tổng số cây trên 6 tuyến điều tra; kim ngân xuất hiện ít hơn ở các khu rừng trồng (20,23%) và vườn nhà (13,48%). Ở các khu vực nương rẫy và tràng cỏ thì rất ít khi thấy sự xuất hiện của Kim ngân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 56)