Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 57)

- Do nguồn hạt giống loài Kim ngân tại chỗ ít, nên cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm giâm hom cây Kim ngân tại một số địa phương nơi có loài cây Kim ngân phân bố làm cơ sở cho việc gây trồng, nhân rộng loài Kim ngân.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật gây trồng cây Kim ngân để người dân tại khu vực hiểu rõ về cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Kim ngân tại địa phương đó.

- Thông qua các chương trình dự án bảo tồn loài vào nghiên cứu để bảo vệ và phát triển các loài cây Kim ngân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học, điều tra giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng của loài Kim ngân góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen một số loài cây quý hiếm tại Vị Xuyên, Hà Giang. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra một số kết luận như sau:

* Về giá trị sử dụng, mục đích thu hái Kim ngân và đặc điểm gây trồng: Kim ngân chủ yếu mọc ngoài tự nhiên được sử dụng để làm thuốc; toàn bộ cây có thể sử dụng nhưng chủ yếu là hoa; trung bình 4 kg hoa tươi phơi khô được 1 kg khô; Đối với Kim ngân trông chủ yếu trồng dưới tán rừng, cây giống giâm từ cành bánh tẻ, thời vụ giâm hom là tháng 7 và tháng 8 , thời vụ trồng đầu tháng 8 đến cuối tháng 8, khoảng cách 1m x 1m.Thời vụ thu hoạch vào mùa hạ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, thời điểm thu hái trong ngày vào buổi sáng (6 - 9 giờ sáng)

* Về đặc điểm hình thái: Thân: Kim ngân là loại dây leo, có đường kính khoảng 0,6 – 2,7cm, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già chuyển sang màu đỏ nâu. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài hoặc hơi bầu dục, dài 5,1 - 8cm, rộng 2,5 – 5,6cm, cuống lá ngắn 0,6 – 1,5cm. Lá xanh quanh năm, mùa rét không rụng.

Cụm hoa dạng xim, hai hoa mọc ở nách lá. Hoa không đều, lưỡng tính, khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Quả mọng hình cầu, khi còn non màu xanh khi chín chuyển sang màu đen, mùa quả từ tháng 6 – 8. Hạt có màu tím đen hoặc đen, mỗi quả thường 1 – 3 hạt.

* Đặc điểm sinh thái:

- Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố gồm: Kháo vàng, Dẻ gai, Phay, Chò nâu, Chẩu, Sui, Sồi tía, Máu chó lá nhỏ và các loài khác.

- Đặc điểm tái sinh: Mật độ tái sinh 840cây/ha; nguồn gốc tái sinh chủ yếu bằng hạt (91,5%); cây Kim ngân tái sinh có chất lượng tốt chiếm 72,34%, trung bình là 20,21% và cây có chất lượng kém là 7,45%.

- Đồ tàn che: Kim ngân phân bố ở khu vực có độ tàn che trung bình khoảng 0,56 do Kim ngân là loài cây ưa sáng mọc nhanh.

- Đặc điểm phân bố: cây Kim ngân phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên (60,67% tổng số cây trên 6 tuyến điều tra); kim ngân xuất hiện ở các khu rừng trồng (20,23%), vườn nhà (13,48%). Ở các khu vực nương rẫy và tràng cỏ thì rất ít khi thấy sự xuất hiện của Kim ngân.

5.2. Kiến Nghị

- Cần thường xuyên tập huấn cho người dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động vật hoang dã, thực vật quý, hiếm nhất là loài cây Kim ngân.

- Cần điều tra, nghiên cứu lâu dài trên phạm vi toàn bộ huyện Vị Xuyên để có kết quả chính xác về các loài thực vật quý hiếm nhất là loài Kim ngân.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở các khu rừng có sự xuất hiện của Kim ngân, phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm địa bàn với các cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và loài Kim ngân nói riêng để bảo tồn và phát triển loài.

- Thử nghiệm gây trồng mở rộng loài Kim ngân tại khu vực phân bố bằng gieo hạt và giâm hom cành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tài liệu trong nước

1.Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.

2.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Hội thảo tình hình sản xuất, chế biến và thị trường lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam.

3.Lê Mộng Chân (2000), Giáo trình Thực vật rừng, Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4.Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938. 5.Hoàng Thị Thùy Dương (2015), Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ

thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.)

6.Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Công Hoan (2011), Bài giảng lâm sinh, Trường ĐH nông lâm Thái Nguyên. 8.Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An, Bùi Chí Hiếu (1967). Nghiên cứu tác dụng

chữa dị ứng của vị Kim ngân trên thực nghiệm và lâm sàng, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3 - 4, tr. 77-85.

9.Đỗ Tất Lợi (1991). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1991.

10.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025.

11.Bùi Thị Ngọc Thực (2004). Nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết cây Kim ngân (Lonicera Japonica Thunb.Caprifoliaceae) kết hợp với alpha – amylase”, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12.Lý Thị Thương (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén.

13.Trần Danh Việt (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica thunB.), Kỷ yếu công trình nghiên cứu Khoa học và Công nghệ 2001 – 2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 119 – 120.

B. Tài liệu nước ngoài

14. FAO (2000): Non-wood News.Rome, 2000.

15. Guo Q.-L., Song W.-X., Yang Y.-C., Shi J.-G. (2015). “Two homosecoiridoids from the flower buds of Lonicera japonica,” Chinese Chemical Letters, vol. 26, no. 5, pp. 517–521.

16. Jiang Xiang Hui, She Chao Wen, Zhu Yong Hua1, Liu Xuan Ming (2012). Comparative study on different methods for Lonicera japonica

Thunb. micropropagation and acclimatization”, Journal of Medicinal Plants Research, 6(27), pp. 4389-4393.

17. Lin LM, Zhang XG, Zhu JJ, Gao HM, Wang ZM, Wang WH (2008). “ Two new triterpenoid saponins from the flowers and buds of Lonicera japonica. J”, Asian Nat Prod Res, 10, pp. 925–929.

18. Shanga Xiaofei, Pana Hu, Li Maoxing, Miaoa Xiaolou, Ding Hong (2011). “Lonicera japonica Thunb.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine”, Journal of Ethnopharmacology, 138 (2011), tr. 1–21.

19. Thomas S.C.Li (2006), Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis.

20. WHO (2010).Monographs on Medicinal Plants Commonly Used in the Newly Independent States (NIS)

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Mẫu biểu phỏng vấn về giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

CỦA CÂY KIM NGÂN TẠI VỊ XUYÊN

Họ và tên chủ hộ: ...

Năm sinh………... Giới tính: Nam/Nữ Thôn………..

Xã………..

Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Số nhân khẩu: ...

Dân tộc……….. Trình độ văn hóa ...

Chức vụ ...

Họ và tên người phỏng vấn ...

PHẦN 1: VỀ MỤC ĐÍCH THU HÁI, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA KIM NGÂN

1.1.Ông bà có biết về cây Kim ngân không?

Có Không

1.2.Trong khu vực thôn/xã có cây Kim ngân xuất hiện không?

Có Không

1.3.Gia đình ông/bà hoặc người dân ở đây có thu hái Kim ngân không?

Có Không

1.4.Mục đích thu hái cây Kim ngân để làm gì? Để chữa bệnh

Để bán cho thầy lang Để bán cho tư thương Cả 3 mục đích trên

1.5.Bộ phận sử dụng của cây Kim ngân là gì? Thân

Hoa Quả

Toàn bộ cây

1.6.Ông/ bà cho biết người dân ở đây có tự trồng cây Kim ngân không?

Có Không

Nếu có thì phương thức trồng như thế nào? Trồng thuần loài

Trồng hỗn loài Trồng ở vườn nhà Mọc tự nhiên

1.7.Kỹ thuật trồng thư thế nào? Trồng thâm canh

Trồng dưới tán rừng Trồng không bón phân

1.8. Ông/bà cho biết Kim ngân thường được thu hái vào mùa nào trong năm? Mùa xuân

Mùa hạ Mùa thu Mùa đông

1.9.Thời điểm thu hái? Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông 1.10.Sử dụng Kim ngân để làm gì? Làm thuốc tại nhà Để bán Làm giống Làm gia vị

1.11.Nơi thu hái Kim ngân? Tự nhiên

Gây trồng Mua ngoài chợ

1.12. Biến động Kim ngân trong vài năm trở lại đây? Giảm rất nhiều Giảm nhiều Giảm không đáng kể Không giảm 1.13. Sản phẩm bán ra thị trường dưới dạng? Từ sản phẩm tươi Từ sản phẩm khô Sản phẩm đã qua chế biến

1.14. Ông/bà dự đoán thế nào về số lượng cây Kim ngân trong tương lai Tăng lên

Giảm xuống Không thay đổi Không ý kiến

PHẦN 2: VỀ ĐẶC ĐIỂM GÂY TRÔNG CÂY KIM NGÂN

Ông/bà có thể cho biết một vài thông tin về đặc điểm gây trồng cây Kim ngân tại địa phương?

Trả lời: ...

...

...

...

...

Phụ lục 02. Thông tin về mục đích thu hái Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Mục đích thu hái Kim ngân:

Mục đích Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Để chữa bệnh 2 33.33 33.33 33.33

Để bán cho tư thương 1 16.67 16.67 50.0

Cả 3 mục đích trên 3 50 50 100.0

Total 6 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Mục đích thu hái Kim ngân:

Mục đích thu hái Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Để chữa bệnh 11 45.83 45.83 45.83

Để bán cho thầy lang 5 20.83 20.83 66.66

Để bán cho tư thương 1 4.17 4.17 70.83

Cả 3 mục đích trên 7 29.17 29.17 100.0

Phụ lục 03. Thông tin về bộ phận sử dụng Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Bộ phận sử dụng Kim ngân:

Bộ phận Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Thân 1 16.67 16.67 16.67 Hoa 2 33.33 33.33 50.0 Toàn bộ cây 3 50 50 100.0 Total 6 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Bộ phận sử dụng Kim ngân:

Mục đích thu hái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Thân 2 8.33 8.33 8.33 Hoa 5 20.83 20.83 29.16 Quả 1 4.17 4.17 33.33 Toàn bộ cây 16 66.67 66.67 100.0 Total 24 100.0 100.0

Phụ lục 04. Thông tin về phương thức trồng Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về phương thức trồng Kim ngân

Phương thức Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Mọc tự nhiên 4 66.67 66.67 66.67 Trồng thuần loài 2 33.33 33.33 100.0 Total 6 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về phương thức trồng Kim ngân

Phương thức trồng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Mọc tự nhiên 18 75.0 75.0 75.0 Trồng thuần loài 5 20.83 20.83 95.83 Trồng ở vườn nhà 1 4.17 4.17 100.0 Total 24 100.0 100.0

Phụ lục 05. Thông tin về kỹ thuật trồng Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về kỹ thuật trồng Kim ngân

Kỹ thuật trồng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Trồng bón phân 2 33.33 33.33 33.33 Trồng dưới tán rừng 4 66.67 66.67 100.0 Total 6 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về kỹ thuật trồng Kim ngân

Kỹ thuật trồng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Trồng không bón phân 6 25.0 25.0 25.0 Trồng thâm canh 1 4.17 4.17 29.17 Trồng dưới tán rừng 17 70.83 70.83 100.0 Total 24 100.0 100.0

Phụ lục 06. Thông tin về mùa vụ thu hái Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về mùa thu hái Kim ngân

Mùa thu hái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Mùa Xuân 1 16.67 16.67 16.67 Mùa Hạ 3 50.0 50.0 66.67 Mùa Thu 2 33.33 33.33 100.0 Total 6 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về mùa thu hái Kim ngân

Mùa thu hái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Mùa Xuân 4 16.67 16.67 16.67 Mùa Hạ 17 70.83 70.83 87.50 Mùa Thu 1 4.17 4.17 91.67 Mùa Đông 2 8.33 8.33 100.0 Total 24 100.0 100.0

Phụ lục 07. Thông tin về thời điểm thu hái Kim ngân

Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về thời điểm thu hái Kim ngân

Thời điểm thu hái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Sáng 3 50.0 50.0 50.0 Chiều 2 33.33 33.33 83.33 Lúc nào cũng được 1 16.67 16.67 100.0 Total 4 100.0 100.0

Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về thời điểm thu hái Kim ngân

Thời điểm thu hái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Sáng 12 50.0 50.0 50.0 Trưa 3 12.5 12.5 62.5 Chiều 6 25.0 25.0 87.5 Lúc nào cũng được 3 12.5 12.5 100.0 Total 24 100.0 100.0

Phụ lục 08: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ lâm phần nơi Kim ngân phân bố STT Loài Ni N% Gi G% IV% 1 Ba soi 5 1.10 0.0492 0.74 0.92 2 Bồ đề 2 0.44 0.0200 0.30 0.37 3 Bồ hòn 23 5.08 0.2647 3.96 4.52 4 Bứa 7 1.55 0.0730 1.09 1.32 5 Bưởi bung 4 0.88 0.0412 0.62 0.75 6 Chẩu 29 6.40 0.4149 6.21 6.31 7 Chò chỉ 3 0.66 0.0499 0.75 0.70 8 Chò nâu 23 5.08 0.5863 8.78 6.93 9 Dền 5 1.10 0.0464 0.69 0.90 10 Đỏ ngọn 10 2.21 0.1402 2.10 2.15 11 Giẻ gai 27 5.96 0.6089 9.12 7.54 12 Kẹn 12 2.65 0.1558 2.33 2.49 13 Kháo vàng 44 9.71 0.6151 9.21 9.46 14 Lát hoa 10 2.21 0.1162 1.74 1.97 15 Lim xẹt 15 3.31 0.2346 3.51 3.41 16 Mán đỉa 16 3.53 0.1662 2.49 3.01 17 Máu chó lá nhỏ 22 4.86 0.3449 5.17 5.01 18 Máu chó lá to 6 1.32 0.0823 1.23 1.28 19 Mò lông 17 3.75 0.2249 3.37 3.56 20 Muồng trắng 4 0.88 0.0371 0.56 0.72 21 Nhãn rừng 12 2.65 0.1607 2.41 2.53 22 Phay 37 8.17 0.4537 6.80 7.48 23 Ràng ràng mít 11 2.43 0.173431 2.60 2.51 24 Săng đá 9 1.99 0.1037 1.55 1.77 25 Sau sau 21 4.64 0.2459 3.68 4.16 26 Sếu 5 1.10 0.0654 0.98 1.04 27 Sồi tía 22 4.86 0.4346 6.51 5.68 28 Sồi xanh 4 0.88 0.0627 0.94 0.91 29 Sui 26 5.74 0.377834 5.66 5.70 30 Thành ngạnh 12 2.65 0.12349 1.85 2.25 31 Trám trắng 2 0.44 0.062156 0.93 0.69 32 Vạng trứng 8 1.77 0.1413 2.12 1.94 Tổng 453 100 6.6766 100 100

Phụ lục 09. Đặc điểm phân bố Kim ngân

Trạng thái/sinh cảnh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Tràng cỏ 0 0 0 0 Nương rẫy 5 5.62 5.62 5.62 Vườn nhà 12 13.48 13.48 19.10 Rừng trồng 18 20.23 20.23 39.33 Rừng tự nhiên 54 60.67 60.67 100.0 Total 89 100.0 100.0

Phụ lục 10. Kết quả đường kính cổ rễ Kim ngân

OTC Đường kính nhỏ nhất (cm) Đường kính lớn nhất (cm) Đường kính trung bình (cm) 1 0.6 2.6 1.68 2 0.9 2.1 1.68 3 0.6 2.5 1.62 4 0.8 2.7 1.72 5 0.8 2.6 1.6 6 0.6 2.4 1.58 7 1.3 2 1.69 8 0.7 2.4 1.65 9 0.7 2.5 1.67 Trung bình 1.65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây kim ngân (lonicera japonica thunb) tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 57)