Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và kỹ thuật nhân giống cây đinh thối (fernandoa brilletii (dop) steenis) tại thái nguyên (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Bảng 3.3. Chiều cao của lâm phần và Đinh thối tại khu vực nghiên cứu Trạng

thái

rừng Khu vực

Toàn rừng Đinh thối

(m) (m) (m) (m) (m) (m)

IIa Phú Đình 7,5 11,8 22,6 9,7 13,4 22,8

Quy Kỳ 8,7 12,4 20,9 9,4 14,2 21,2

IIb Phú Đình 7,5 16,4 27,7 6,8 16,3 26,1

Quy Kỳ 9,6 15,7 30,2 8,7 15,5 25,8

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, căn cứ vào kết quả xác định giữa chiều cao của toàn rừng và chiều cao của Đinh thối tại khu vực nghiên, có thể phân chia tầng thứ như sau:

Ở trạng thái IIa, do thảm thực vật rừng được phục hồi trên nương rẫy, rừng có cấu trúc 2 tầng, trong đó tầng trên có chiều cao ≤ 30m với sự góp mặt của các loài như: Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Kháo (Machilus spp.), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Dẻ gai (Castanopsis indica), Chẹo tía (Engelhardtia sp ICata), Lim xẹt (Peltophorum var. tonkinense) và Đinh thối

Tầng dưới bao gồm mốt số loài cây bụi và cây tái sinh của tầng trên như: Sau sau (Liquidambar formosana), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Lòng mang

(Pterospermum heterophyllum), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Dâu da (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ

(Choerospondias axillaris), Thôi ba (Alangium chinense), Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana).

Ở trạng thái IIb, do thảm thực vật được phục hồi sau khai thác kiệt vì vậy cấu trúc tầng thứ của rừng chia làm 3 tầng, trong đó tầng trên cùng có H > 30m là những loài cây gỗ thuộc thế hệ rừng cũ còn sót lại trong khi khai thác, ở tầng này tán rừng không giao nhau gồm một số loài cây như: Đinh thối, Kháo vàng, De xanh, Vàng tâm, Dẻ gai.

Tầng giữa có số lượng cây nhiều nhất, tạo lập nên tầng rừng chính, tán giao nhau và bao gồm những loài cây gỗ có chiều cao từ ≤ 15m, bao gồm: Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), Ràng ràng (OrmosiaFordiana Olive), Sảng đá

(S.thorelii), Nhọ nồi (D.eriantha), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Lọ nồi (Hydnocarpus kurzii), Thị ba ngòi

(Diospyros bangoiensis), Dung (Symplocos laurina), Trám chim (Canarium tonkinense).

Tầng dưới cùng bao gồm một số loài cây bụi và cây tái sinh của những loài cây gỗ có chiều cao ≤ 8m như: Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chẹo tía

(Engelhardtia sp ICata), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Dẻ gai bắc bộ

(Castanopsis armata), Dâu ta (Morus australis), Giền (Xylopia vielana), Dung giấy (Symplocos var. acuminata), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Lim xẹt

(Peltophorum var. tonkinense), Kháo (Machilus sp.).

Như vậy, trong cấu trúc tầng thứ của rừng ngoài sự góp mặt của những loài cây gỗ nhỡ còn thấy có loài Đinh thối cũng tham gia trong tầng tán chính của rừng. Trong tương lai, nếu rừng không bị tác động bởi các yếu tố khách

quan và chủ quan, Đinh thối sẽ trở thành loài cây gỗ lớn khi trưởng thành và tham gia vào tầng vượt tán của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và kỹ thuật nhân giống cây đinh thối (fernandoa brilletii (dop) steenis) tại thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)