3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.3.2. Ảnh hưởng của che sáng đến sinhtrưởng của câyĐinh thối
3.3.2.1. Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng đường kính
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây trồng. Tuy nhiên, nhu cầu ánh sáng phụ thuộc vào loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Đinh thôi trong giai đoạn vườn ươm theo thời gian khác nhau. Kết quả được trình bày trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng đường kínhcủa cây Đinh thối trong giai đoạn vườn ươm Công thức
thí nghiệm
Chỉ tiêu về D00
D00 F Sig F
Giai đoạn 3 tháng tuổi
Công thức 1 0,17
5,778 0,021
Công thức 2 0,20
Công thức 3 0,17
Công thức 4 0,15
Giai đoạn 5 tháng tuổi
Công thức 1 0,46
17,265 0,001
Công thức 2 0,48
Công thức 3 0,37
Công thức 4 0,27
Giai đoạn 7 tháng tuổi
Công thức 1 0,52
33,360 0,000
Công thức 2 0,53
Công thức 3 0,38
Kết quả bảng 3.17 cho thấy sinh trưởng về đường kính của cây con Đinh thối ở các công thức che bóng là có sự sai khác rõ rệt, trong đó:
* Giai đoạn 3 tháng tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị sinh trưởng đường kính biến động từ 0,15-0,20cm, trong đó ở mức che sáng 25% sinh trưởng đường kính là cao nhất và thấp nhất ở công thức che sáng 75%; còn lại công thức đối chứng và công thức che sáng 50% có giá trị như nhau 0,17 (cm). Khi sử dụng tiêu chuẩn Duncan* để phân tích chỉ tiêu sinh trưởng đường kính cho thấy, giá trị Sig.f < 0,05 và F = 5,778 đều tồn tại trong tổng thể. Kết quả được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với đường kính cổ rễ Đinh thối 3 tháng tuổi
Source of Variation Sum of
Squares df Mean Square F Sig F Between Groups 0,003 3 0,001 5,778 0,021 Within Groups 0,002 8 0,000 Total 0,005 11
Hình 3.11. Sinh trưởng đường kinh của cây Đinh thối giai đoạn 3 tháng
13.5 14 14.5 15 15.5 16 16.5 17 17.5 KCS CS 25% CS 50% CS 75% D00(cm) CTTN
* Giai đoạn 5 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, tốc độ sinh của cây đã có sự thay đổi theo từng chế độ che sáng, trong đó chế độ che sáng 25% cho chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính cao nhất đạt 0,48 cm, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần từ CT 1 > CT 3 > CT 4. Ở mức che sáng 50% và 75% tốc độ sinh trưởng của cây chậm, một số cây có hiện tượng còi cọc do thiếu sáng. Tuy nhiên, công thức đối chứng không che cây có hiện tượng vàng lá, một số cây có hiện tượng chết do khô ngọn, các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao và số lá thấp. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy, các giá trị F và Sig.f đều tồn tại trong tổng thể. Kết quả được trình bày trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với đường kính cổ rễ Đinh thối 5 tháng tuổi
Source of Variation Sum of Squares df Mean Square F Sig F Between Groups 0,078 3 0,026 17,265 0,001 Within Groups 0,012 8 0,001 Total 0,090 11
Hình 3.12. Sinh trưởng đường kinh của cây Đinh thối giai đoạn 5 tháng
0 5 10 15 20 25 30 KCS CS 25% CS 50% CS 75% D00(cm) CTTN
* Giai đoạn 7 tháng tuổi: Đến giai đoạn này, sinh trưởng về đường kính cây con Đinh thối có sự phân hóa rõ rệt, trong đó sinh trưởng tốt nhất ở công thức che 25% ánh sáng. Các công thức còn lại chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tăng song trong giai đoan này, nếu tiến hành việc gỡ bỏ một phần dàn che cho công thức 3 và 4 sẽ kích thích để cây sinh trưởng và phát triển, từ đó giảm bớt tỷ lệ cây còi cọc, phẩm chất xấu. Kết quả được mô tả bằng hình 3.13.
Bảng 3.20. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với đường kính cổ rễ Đinh thối 7 tháng tuổi
Source of Variation Squares Sum of df Square Mean F Sig F
Between Groups 0,114 3 0,038 33,360 0,000
Within Groups 0,009 8 0,001
Total 0,123 11
Hình 3.13. Sinh trưởng đường kinh của cây Đinh thối giai đoạn 7 tháng
3.3.2.2. Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng chiều cao
Ánh sáng là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong mọi lứa tuổi.
0 5 10 15 20 25 30 35 KCS CS 25% CS 50% CS 75% D00(cm) CTTN
Nhưng ở mỗi loài cây khác nhau, mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về ánh sáng cũng khác nhau. Trong thực tế sản xuất, cần phải nghiên cứu tìm hiểu về chế độ ánh sáng phù hợp để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao nhất. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng chiều cao vn của cây Đinh thối trong giai đoạn vườn ươm được trình bày trong bảng 3.21.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng chiều cao vn của cây Đinh thối trong giai đoạn vườn ươm
Công thức thí nghiệm
Chỉ tiêu về Hvn
Hvn (cm) F Sigf
Giai đoạn 3 tháng tuổi
Công thức 1 16,03
15,433 0,001
Công thức 2 17,48
Công thức 3 16,44
Công thức 4 12,13
Giai đoạn 5 tháng tuổi
Công thức 1 21,60
13,140 0,002
Công thức 2 25,48
Công thức 3 19,57
Công thức 4 17,83
Giai đoạn 7 tháng tuổi
Công thức 1 29,85
17,265 0,001
Công thức 2 33,52
Công thức 3 27,37
Công thức 4 21,19
* Giai đoạn 3 tháng: Trong giai đoạn này do cây con chưa phát triển hoàn thiện bộ rễ nên tốc độ sinh trưởng không cao và chưa thấy sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Chiều cao bình quân biến động từ 15,13 cm - 17,48 cm, trong đó sinh trưởng chiều cao chia làm 3 nhóm, nhóm 1 là công thức che sáng 25%, nhóm 2 là công thức 1 và công thức 3; và cuối cùng nhóm 3 là công thức 4. Kết quả phân tích phương sai cho thấy, các giá trị F và Sigf tồn tại trong tổng thể.
Bảng 3.22. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chiều cao cây Đinh thối 3 tháng tuổi
Source of Variation Sum of Squares df Mean Square F Sig F Between Groups 9,798 3 3,266 15,433 0,001 Within Groups 1,693 8 0,212 Total (Tổng) 11,491 11
Kết quả được mô tả trong hình 3.14.
ưở ề ủ Đ ố đ ạ 13.5 14 14.5 15 15.5 16 16.5 17 17.5 KCS CS 25% CS 50% CS 75% Hvn(cm) CTTN
* Giai đoạn 5 tháng: Vào giai đoạn này, khả năng sinh trưởng giữa các công thức dao động về chiều cao từ 17,83 - 25,48 cm, trong đó tố độ sinh trưởng chều cao có su hướng giảm dần từ CT 2 > CT 3 > CT 1 > CT 4. Kết quả này một lần nữa khẳng định chế độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con. Khi sử dụng tiêu chuẩn Ducana để so sánh sự sai khác giữa các công thức cho thấy, giá trị Sig.f < 0,05 và F = 13,140 đều tồn tại trong tổng thể. Kết quả phân tích phương sai được trình bày tại bảng 3.23.
Bảng 3.23. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chiều cao cây Đinh thối 5 tháng tuổi
Source of Variation Sum of
Squares df Mean Square F Sig F Between Groups 114,346 3 38,115 13,140 0,002 Within Groups 23,206 8 2,901 Total 137,552 11
Kết quả được mô tả trong hình 3.15.
Hình 3.15. Sinh trưởng chiều cao của cây Đinh thối giai đoạn 5 tháng
0 5 10 15 20 25 30 KCS CS 25% CS 50% CS 75% Hvn(cm) CTTN
* Giai đoạn 7 tháng: Sang giai đoạn này, sinh trưởng chiều cao cây con Đinh thối có sự dao động với phạm vi lớn hơn từ 21,19-33,52cm, trong đó công thức 2 luôn luôn có khả năng sinh trưởng lớn nhất, xếp trung gian là công thức 2, công thứ 1 và công thức 3 và sinh trưởng kém nhất là công thức 4. Hệ số biến động của cả chiều cao (Sh) ở các công thức thí nghiệm đều có xu hướng giảm dần theo thời gian và ở mức khá thấp, nhất là ở các công thức trộn phân bón có hệ số biến động về chiều cao thường nhỏ hơn ở công thức không trộn phân bón. Kết quả phân tích phương sai được trình bày trong bảng 3.24.
Bảng 3.24. Phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chiều cao Cây Đinh thối 7 tháng tuổi
Source of Variation Sum of Squares df Mean Square F Sig F Between Groups 121,234 3 40,411 10,970 0,003 Within Groups 29,471 8 3,684 Total 150,705 11
Kết quả được mô tả trong hình 3.16.
Hình 3.16. Sinh trưởng chiều cao của cây Đinh thối giai đoạn 7 tháng
0 5 10 15 20 25 30 35 KCS CS 25% CS 50% CS 75% Hvn(cm) CTTN
Hình 3.17. Công thức đối chứng Hình 3.18. Công thức che sáng 25%
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao có loài Đinh thối phân bố
Trong trạng thái IIa, số loài cây gỗ dao động từ 25-30 loài, trong đó có từ 6 loài tham gia vào công thức tổ thành như: Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Kháo (Machilus spp.), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Dẻ gai (Castanopsis indica), Lim xẹt (Peltophorum var. tonkinense) và Đinh thối (Fernandoa brilletii (Dop) Steenis), trong đó loài Đinh thối có tần số xuất hiện khá cao tại khu vực nghiên cứu và chỉ số IV dao động từ 7,09-7,73%.
Trạng thái IIb, số loài cây gỗ dao động từ 28-31 loài, trong đó có từ 5-7 loài tham gia vào công thức tổ thành rừng chiếm trên 50% tổng chỉ số mức độ quan trọng, trong đó loài Đinh thối có chỉ số IV từ 6,4-6,7%.
Ở trạng thái IIa rừng có cấu trúc 2 tầng, trong đó tầng trên có chiều cao ≤ 30m với sự góp mặt của các loài như: Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Kháo
(Machilus spp.), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Dẻ gai (Castanopsis indica), Chẹo tía (Engelhardtia sp Icata), Lim xẹt (Peltophorum var. tonkinense) và Đinh thối (Fernandoa brilletii (Dop) Steenis),…… Tầng dưới có chiều cao < 10m bao gồm mốt số loài cây Thẩu tấu (Aporosa dioica), Lòng mang
(Pterospermum heterophyllum), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Thanh thất
(Ailanthus triphysa), Dâu da (Allospondias lakonensis),…
Ở trạng thái IIb, do thảm thực vật được phục hồi sau khai thác kiệt vì vậy cấu trúc tầng thứ của rừng chia làm 3 tầng, trong đó tầng trên có chiều cao > 30m gồm một số loài cây như: Kháo vàng, De xanh, Vàng tâm, Dẻ gai,…… Tầng giữa có số lượng cây nhiều nhất, tạo lập nên tầng rừng chính, tán giao nhau và bao gồm những loài cây gỗ có chiều cao từ ≤15m, bao gồm Đinh thối (Fernandoa brilletii
(Dop) Steenis), Ràng ràng (OrmosiaFordiana Olive), Sảng đá (S.thorelii), Nhọ
nồi (D.eriantha), Trám chim (Canarium tonkinense),…..
1.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh
Trạng thái IIa, số loài cây gỗ tái sinh dao động từ 29-33 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành từ 5-6 loài, trong đó Đinh thốilà loài cây có hệ số tổ thành khá cao từ 0,6- 0,78% tỷ lệ tổ thành rừng.
Trong trạng thái IIb, số loài cây gỗ tái sinh dao động từ 26-28 loài, trong đó có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành rừng, ngoài những loài ưu sáng, mọc nhanh, kích thước nhỏ còn thấy xuất hiện một số loài cây gỗ có kích thước lớn khi trưởng thành như: Trám trắng, Lim xanh, Dẻ gai và Đinh thối,...
Trong khu vực nghiên cứu, cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt chiếm trên 80%. Số cây tái sinh tập trung ở cấp chất lượng tốt và trug bình chiếm trên 85% tổng số cây tái sinh trong khu vực, số lượng cây Đinh thối tái sinh còn ít chiếm khoảng 10% tổng số cây tái sinh triển vọng trong khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số cá thể thuộc cấp chiều cao từ I-IV chiếm tỷ lệ nhiều nhất (trên 70%), trong đó số cá thể loài Đinh thối cũng có xu hướng giảm dần khi chiều cao tăng lên, điều đó cho thấy Đinh thối là loài cây bản địa khó tái sinh trong điều kiện môi trường bị tác động mạnh, cấu trúc tầng trên bị phá vỡ.
1.3. Ảnh hưởng của công thức ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Đinh thối trong các công thức thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trộn thêm phân bón vào đất mặt làm ruột bầu nuôi cây không những làm tăng tỷ lệ cây sống, mà còn có tác dụng làm tăng sinh trưởng về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Xoan đào trong giai đoạn vườn ươm. Trong đó công thức ruột bầu tạo từ 90% đất mặt + 7% phân chuồng + 3% Super lân có ảnh hưởng tốt nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con trong vườn ươm.
1.4. Ảnh hưởng của công thức che sáng đến tỷ lệ sống của cây Đinh thối trong các công thức thí nghiệm
Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Xoan đào trong giai đoạn vườn ươm, trong đó che sáng ở mức 25% cây con có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt nhất, thấp nhất là công thức đối chứng không che sáng.
2. Tồn tại
Đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tái sinh của loài Đinh thối ngoài tự nhiên.
Tiếp tục nghiên cứu và theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con Đinh thối tại khu vực nghiên cứu để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp trong tái tạo rừng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Phạm Hồng Ban, (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, tr.60, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tuấn Bình, (2002). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri
Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Văn Con, (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong, Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
5. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật bậc cao, tr.406-407, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
6. Nguyễn Duy Chuyên, (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Chuyên, (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”,
Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 53-56.
8. Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Dương (1960), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, tr.484- 488, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản.
9. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3, tr. 83-93, Nxb Trẻ. 10. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 700-709, Nxb Nông
nghiệp.
11. Nguyễn Anh Dũng, (2000), Nghiên cứu một sô đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
12. Bùi Thế Đồi, (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự
nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.
13. Hoàng Công Đãng, (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
14. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm, (2006), Ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.
15. Trần Đình Lý, Trần Đình Đại, Hà Thị Dụng, Đỗ Hữu Thư, Đào Trọng Hưng, Nguyễn Văn Phú, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Đỏ, Hà Văn Tuế (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, tr. 53-54, Nxb Thế giới.