3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh
Nghiên cứu tổ thành cây tái sinh để từ kết quả nghiên cứu đó tìm ra những loài cây tái sinh trong quần xã. Từ những tỷ lệ cây tái sinh tham gia công thức tổ thành ta có các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, tạo ra những tỷ lệ chuẩn. Để những lớp cây tái sinh này sinh trưởng lên thành những quần xã có chất lượng và chữ lượng cao, phù hợp với mục đích kinh doanh và khả năng phòng hộ cao. Việc nghiên cứu để tìm ra các quy luật của cây tái sinh để có giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp có ý nghĩa cho thế hệ rừng sau. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4-3.5.
Bảng 3.4. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh trạng thái IIa Khu vực Loài/ OTC Loài/ CT Công thức tổ thành Phú Đình 33 6 1,14Mtg + 0,87Tht + 0,8Kh + 0,73Vgt + 0,67Dg + 0,6ĐT + 5,18Lk. Quy Kỳ 29 5 0,96Khv + 0,78ĐT + 0,61Lx + 0,52Hđ + 5,7Lk.
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tổ thành cây tái sinh trong trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu như sau.
Tại xã Phú Đình, số loài cây tái sinh 33 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành 6 loài, các loài phổ biến như: Thẩu tấu (Aporosa dioica), Chẹo tía, (Engelhardtia roxburghiana), Thành ngạnh (Cratoxylum cochincinensis), Kháo vàng (Machilus thunbergii), Dẻ gai (Castanopsis armata), Đinh thối
(Fernandoa brilletii (Dop) Steenis) và Xoan đào (Pygeum arboreum Endl), có tỉ lệ tổ thành dao động từ 0,6-1,14. Còn lại từ 24-28 loài khác không tham gia vào công thức tổ thành vì số lượng cá thể thấp, có tỉ lệ tổ thành dao động từ
4,3-5,6 tỷ lệ tổ thành. Bình quân số loài tái sinh tham gia công thức tổ thành khoảng 6 loài, chiếm 20% số loài trong ô.
Tại xã Quy Kỳ tổng số có 29 loài/OTC, trong đó 5 loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh, cao nhất là Kháo có hệ số tổ thành 0,96 và thấp nhất là Hu đay có hệ số 0,52, trong đó loài Đinh Thối có hệ số tổ thành đạt 0,78. Còn lại là các loài cây ưa sáng có đời sống dài như Thành ngạnh (Cratoxylum cochincinensis), Thôi ba (Alangium chinense), Lim xẹt (Peltophorum var. tonkinense), Hu đay (Trema tomentosa), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana)… và những loài khác có số cá thể ít nên không tham gia vào công thức tổ thành rừng. Tính bình quân số loài tái sinh tham gia công thức tổ thành khoảng 6 loài, chiếm 30% số loài có trong ô nghiên cứu.
Bảng 3.5. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh trạng thái IIb Khu vực Loài/ OTC Loài/ CT Công thức tổ thành Phú Đình 28 4 0,93Nhc + 0,71ĐT + 0,56 Nga + 7,7 Lk. Quy Kỳ 26 6 0,63Bđ+ 0,59Tht + 0,54ĐT +0,54Ttr +0,54Trc+ 0,5Xđ +6,65Lk
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, trong trạng thái IIb số loài/OTC dao động từ 26-28 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh từ 4-6 loài như Nhọc lá bóng, Ngát, Trám trắng, Trám chim, Xoan đào,.... có chỉ số từ 0,5-0,93, trong đó loài Đinh thối (Fernandoa brilletii (Dop) Steenis) có hệ số tổ thành từ 0,54-0,71. Còn lại 20-24 loài khác có hệ số tổ thành thấp như: Cà lồ
(Caryodaphnopsis tonkinensis), Bứa lá nhỏ (Garcinia oblongifolia), Nắm cơm
(Kadsura coccinea), Phay (Duabanga grandiflora), Ngâu tàu (Aglaia odorata), Nóng (Saurauia tristyla), Dung (Symplocos laurina), Vàng anh (Saraca dives), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum), Trà