Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 25)

Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất hiện nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ một số nước do ảnh hưởng đạo giáo hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu thụ thịt lợn bình quân trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ (do ảnh hưởng tôn giáo) chỉ có 0,5kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất đạt 66,2 kg/người/năm là Đan Mạch và 50,9 kg/người/năm là Ba Lan. Bình quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 24,3 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt bò 19,12 kg/người/năm và thịt gà 12 kg/người /năm. Rõ ràng nhu cầu thịt lợn vẫn là nhu cầu lớn nhất hiện nay trên thế giới.

Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát triển, hầu hết lợn của họ là các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Berkshire, Pietrain), các nước đang phát triển phổ biến là các giống lợn địa phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Á và Châu Phi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[10].

Theo các báo cáo công bố gần đây của tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho thấy sản lượng thịt lợn toàn cầu đã đạt tốc độ tăng trưởng 15% trong giai đoạn 1990 - 1995 và 12,5% trong giai đoạn 1995 - 2000; tới giai đoạn 2000 - 2006 thì đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 19%. Nhưng năm 2007 đã tạm chấm dứt giai đoạn dài liên tục tăng trưởng, sản lượng thịt lợn toàn thế giới chỉ đạt gần 99 triệu tấn (cụ thể là 98.844 ngàn tấn), giảm 7,5% so với năm 2006.

Năm 2008 toàn thế giới sẽ sản xuất 100 triệu 606 ngàn tấn thịt lợn, châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì tỷ lệ cao nhất: 54%; châu Âu: 27%, Bắc Mỹ: 12%, Mỹ La tinh: 6,5% và châu Phi: 1%. Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn. Năm 2006 chiếm 45,57%; năm 2007 tuy giảm nhiều nhưng vẫn chiếm 44,72%.

Nhóm 4 nước dẫn đầu sẽ vẫn giữ nguyên vị trí chiếm giữ bấy lâu nay và trong một số năm tới. Riêng Việt Nam, năm 2000 mới ở vị trí thứ 13 thì năm 2001 đã vượt qua Ý, Nga và Hà Lan để lên vị trí thứ 10; năm 2003 tiếp tục vượt qua Đan Mạch lên vị trí thứ 9; năm 2004 vượt tiếp Ba Lan và Canada lên vị trí thứ 7; năm 2006 đã vượt Pháp để chiếm vị trí thứ 6. Tổ chức Nông lương thế giới dự đoán: chỉ ít năm nữa Việt Nam sẽ vượt Brazil để chiếm vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất thịt lợn.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP). Phạm vi nghiên cứu: Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn thịt thương phẩm.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm nghiên cứu: Trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Khoa học sự sống. Địa chỉ: Xã Tức Tranh, huyện: Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 18/11/2019 đến ngày 25/5/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Sinh trưởng của lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP). - Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP).

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều các yếu tố như thức ăn, quy trình chăn nuôi, vệ sinh thú y… chỉ khác nhau là đối tượng nghiên cứu.

Thí nghiệm tiến hành theo dõi trên đàn lợn lai thương phẩm F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP) (Lô thí nghiệm). Số liệu được so sánh với đàn lợn rừng thuần chủng (Lô đối chứng).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lượng Con 48 47

2 Giống và loại lợn Rừng thuần chủng F2 {♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ ĐP)

3 Tuổi thí nghiệm 2 - 8 tháng

4 Quy trình chăn nuôi QTCS

Quy trình chăn nuôi: Áp dụng quy trình chăn nuôi của cơ sở, cụ thể như sau:

Bắt đầu tiến hành thí nghiện từ lúc lợn được 2 tháng tuổi đến lúc 8 tháng tuổi. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể gồm:

Chuồng nuôi: Lợn thương cần được nhốt riêng, có diện tích đủ rộng để lợn có thể vận động thoải mái, chuồng cần đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.

Nuôi dưỡng: Thức ăn cho lợn thương phẩm gồm: Ngô, cám gạo hoặc cám mỳ; đậu tương, muối khoáng, thân lá cây chuối, cỏ voi, thân cây ngô…

Phương pháp chế biến thức ăn: Thức ăn tinh cần được xử lý nhiệt. Thức ăn xanh băm nhỏ, cho ăn sống.

Cách cho ăn: Thức ăn tinh hòa loãng (Cũng có thể trộn với thức ăn xanh) cho ăn ngày hai đến ba bữa (Sáng: Từ 6 - 7 : 11 giờ; trưa chiều: từ 17 - 18 giờ).

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu

3.4.2.1. Sinh trưởng của lợn lai thương phẩm nuôi thịt

- Tỷ lệ nuôi sống: đến các thời điểm tại các thời điểm 2, 3, 4, 6 và 8 TT. + Tỷ lệ sống (%) = Số con sống đến thời điểm kiểm tra x 100

- Khối lượng lợn qua các kỳ cân 2, 3, 4, 6 và 8 TT. Cân vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cân cùng một chiếc cân và người cân

+ Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức: A = 1 0 1 0 w w t t  

Trong đó: A: là độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W0: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t0

W1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 + Sinh truởng tương đối tính theo công thức:

1 0 1 0 w w R(%) x 100 w w 2   

Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) W0: là khối lượng cân đầu kỳ (kg) W1: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

3.4.2.2. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn lai thương phẩm

- Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng: Tính bằng tổng thức ăn tiêu thụ của chia cho tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ theo dõi. Tính riêng cho thức ăn tinh và thức ăn thô xanh.

- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng: Tính bằng tổng chi phí thức ăn (đồng) chia cho tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm.

3.5. Phương pháp sử lý số liệu

Các số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002).

Trong đó:

n: Dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn:

+ Với n >30: Trong đó:

xi: độ lệch mẫu n: Dung lượng mẫu - Sai số trung bình

+ Với n>30: = Trong đó:

: Sai số của số trung bình. : Độ lệch tiêu chuẩn.

n: Dung lượng mẫu. - Hệ số biến dị (Cv %): Cv % =

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi

* Chăn nuôi đàn lợn nái chửa:

Trong thời gian có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, hợp tử bám và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường, các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian 114 ngày. Do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; Khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao; lợn con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn.

Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt vào chuồng hạn chế thả ra sân để dễ chăm sóc và quản lý. Chế độ ăn cho lợn như sau: Trong giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,5 kg tinh/con, 0,05 kg đậm đặc/con, 1 - 2,0 kg thức ăn thô xanh/con. Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này cho ăn tăng 20% khẩu phần so với lợn nái chửa kỳ I (0,6 kg thức ăn tinh/con, 0,06 kg đậm đặc/con và 1 - 1,5 kg thức ăn thô xanh).

Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh.

Lợn nái sau khi tách con 2 ngày đầu cho ăn 0,2 kg thức ăn tinh từ ngày thứ 3 trở đi cho ăn 0,8kg thức ăn tinh + 0,08 kg đậm đặc/con/ngày đến khi động dục thì chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kì I, tùy thuộc vào thể trạng

của lợn nái, lợn gầy cho ăn nhiều hơn 20% thức ăn tinh. Thức ăn được nấu chín, trộn cùng thân cây chuối hoặc cây ngô non băm nhỏ.

Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát chăm sóc.

Mỗi ô chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ dàng cho công tác quản lý và chăm sóc nhất là công tác đỡ đẻ khi lợn đẻ.

Trong thời gian thực tập, em đã chăm sóc nuôi dưỡng được 26 lợn nái, đàn lợn nái chửa an toàn, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi.

 Chăn nuôi lợn đực:

Lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ sở nhân giống.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống góp phần nâng cao sức sống của lợn đực, chất lượng tinh dịch và năng lực phối giống. Yêu cầu thức ăn cho lợn đực không thối mốc, biến chất hư hỏng. Thức ăn được nấu chín sau đó trộn với cây chuối, cây ngô non phay nhỏ cho ăn. Lượng thức ăn cung cấp đảm bảo đủ để duy trì và tùy theo thời điểm phối giống. Thời kỳ cho phối giống thì tăng lượng thức ăn tinh đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 1 - 2 quả trứng gà. Thực hiện chế độ phối giống hợp lý, mỗi đực giống cho phối giống tối đa 2 ngày/1 lần để đảm bảo chất lượng tinh dịch. Hàng ngày vào lúc sáng sớm thả đực giống ra bãi chăn thả từ 30 - 60 phút rồi sau đó lại lùa vào chuồng.

Kết quả chăn nuôi lợn đực giống: 03 lợn đực giống, lợn sinh trưởng phát triển đạt yêu cầu của glàm giống.

 Chăn nuôi lợn thịt:

Những con lợn trong quá trình nuôi dưỡng có ngoại hình chưa đủ tiêu chuẩn làm giống thì chuyển sang nuôi thịt, lợn thịt được thả tự do trong sân chơi, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có mái che để trú mưa trú nắng, có máng ăn máng uống đầy đủ. Tẩy giun sán, ký sinh trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn thịt.

Khi lợn còn nhỏ, mỗi ngày cho lợn ăn 4 bữa (sáng, trưa và chiều tối). Lợn lớn hơn giảm số bữa ăn, lợn trưởng thành cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn được ăn theo khẩu phần như sau: 0,4 - 0,5 kg thức ăn tinh; 0,04 - 0,05 kg đậm đặc; 0;5 - 1 kg rau xanh/con/ngày. Đối với lợn từ 8 tháng tuổi trở lên cho ăn 0,6 - 0,7kg thức ăn tinh, 0,06 - 0,07kg đậm đặc/con/ngày. Khẩu phần ăn thường tăng thêm các loại rau, cỏ tươi, thân chuối thái mỏng… để hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn và cung cấp thêm sinh tố cho lợn, đồng thời giảm chi phí.

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia chăm sóc được 5 đàn lợn thịt các loại với tổng số lợn là 147 con.

4.1.2. Công tác thú y

4.1.2.1. Công tiêm phòng

Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau:

Đối với lợn nái:

 Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70.

 Vắc xin Farrowsure: Tiêm trước khi cai sữa 7 ngày.

 Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 - 105.

Đối với lợn con:

 Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 21 ngày tuổi.

 Vắc xin Donoban 10: 35 ngày tuổi.

 Vắc xin dịch tả mũi 2: 51 ngày tuổi.

 Tẩy giun sán: 65 ngày tuổi (trộn thức ăn).

Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 26 con, 1 lợn đực giống và 167 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về công tác tiêm phòng

STT Loại vắc xin Số con tiêm được Lợn đực Lợn nái Lợn con

1 Dịch tả 194 1 26 167

2 Farowsure 26 26

3 Donoban 10 167 167

4.1.2.2. Công tác điều trị

Trong quá trình điều trị thực hiện phương châm quan sát thường xuyên, phát hiện sớm để điều trị, điều trị đúng quy trình quy định cho từng loại bệnh.

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh như sau:

+ Bệnh lợn con phân trắng

Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ.

Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh hoặc màu vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lông bú kém.

Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau:

Sáng: Dùng Trimoxazol dạng viên nén với liều lượng 1,5 viên/con, hòa vào dịch chiết nước lá khổ sâm 5 ml/con cho uống. Kết hợp tiêm MAFLU QUINE LA, liều lượng 1ml/10kgTT/ngày.

Chiều: Dùng Trimoxazol dạng viên với liều lượng 1,5 viên/con/ngày, hòa với nước lá khổ sâm 5 ml/con. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Điều trị cho 36 con, số con khỏi là 29 con, tỷ lệ khỏi đạt 80,55%. + Bệnh đường hô hấp

Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.

Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.

Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau:

Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng/lần. Dùng 3 - 5 ngày. Trộn thêm Hanflo 4% vào thức ăn cho lợn, thành phần (Flofenicol), cho ăn 3 - 5 ngày.

Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.

Điều trị cho 11 con, khỏi 9 con. Tỷ lệ khỏi 81,81%. + Bệnh ký sinh trùng:

Nguyên nhân: Bệnh gây ra do ký sinh trùng. Ký sinh trùng sống ở trong hoặc ngoài cơ thể con vật, sử dụng chất dinh dưỡng của vật chủ để sống. Ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)