Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn lai thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 38 - 44)

4.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn lai thuơng phẩm

Kết quả nghiên sinh trưởng tích lũy của lợn thương phẩm được thể hiện dưới bảng 4.5. và biểu diễn ở hình 4.1.

Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn qua các kỳ cân

TT Diễn giải ĐVT Lợn rừng thuần Lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) Trung bình Sd Trung bình SD

1 Số lợn theo dõi con 48 47

2 2 TT kg/con 3,56 0,5457 4,03 0,6564 3 3 TT kg/con 5,37 0,7585 5,96 0,7872 4 4 TT kg/con 7,21 1,0311 8,26 0,8961 5 5 TT kg/con 9,41 1,5447 10,92 1,2964 6 6 TT kg/con 11,93 1,7509 13,81 1,3248 7 7 TT kg/con 14,91 1,6040 17,26 1,6898 8 8 TT kg/con 18,59 2,0612 21,40 2,3297 9 So sánh % 86,84 100

Qua kết quả nghiên cứu qua các kỳ cân của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) cho thấy, khối lượng 2 tháng tuổi của lợn rừng lai đạt 4,03; giai đoạn 3 tháng tuổi là 5,96; 4 tháng tuổi có khối lượng 8,26; 5 tháng

tuổi là 10,92; 6 tháng tuổi đạt 13,81; 7 tháng tuổi là 17,26 và 8 tháng tuổi đạt 21,40 kg/con

Nếu so với lợn rừng thuần, khối lượng của lợn rừng lai cao hơn. Khối lượng của lợn rừng thuần chỉ đạt 3,56 - 5,37 - 7,21 - 9,41 - 11,93 - 14,91 và 18,59 kg/con tương ứng với các giai đoạn 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tháng tuổi. Nếu lấy khối lượng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) lúc 8 tháng tuổi là 100% thì khối lượng của lợn rừng thuần chỉ đạt 86,84%.

Lợn rừng có tốc độ sinh trưởng thấp, là do chưa được cải tạo, khi sống tự nhiên hoang dã trong rừng, thức ăn phụ thuộc vào mùa vụ và rất bấp bênh, có ngày tìm được, ngày không nên sinh trưởng chậm. Khi được lai với lợn địa phương khu vực miền núi phía bắc, là giống lợn nhà đã được con người nuôi dưỡng trong môi trường chăn nuôi tốt hơn, tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn rừng thuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, để cải thiện sinh trưởng của lợn cần phải tiến hành công tác lai tạo. Tuy nhiên, cần nghiên cứu, đánh giá chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế để quyết định mức độ lai trong các công thức lai. Nhận định này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs. (1995) [13].

Kết quả nghiên cứu về các dòng lợn lai giữa lợn rừng và lợn địa phương của chúng tôi tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu về lợn địa phương của các tác giả trong nước. Theo Lê Đình Cường và cs (2008) [3] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi chỉ đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg.

Theo Phùng Thị Vân và cs (2007) [15] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ của Sơn La lúc 2, 6, 8 tháng tuổi đạt 4,8 kg; 13,7 kg và 22,2 kg/con. Nhìn chung những giống lợn địa phương miền núi thường sinh trưởng chậm hơn các giống lợn khác, tuy nhiên có ưu điểm thích hợp với chăn thả và điều kiện khí hậu địa phương miền núi.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ RĐP), chúng em xây dựng biểu đồ sinh trưởng tích lũy tại hình 4.1.

Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai thương phẩm

Đồ thị biểu diễn sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x (♂ rừng x ♀ ĐP) cho thấy, khối lượng của lợn rừng lai thương phẩm qua các tháng tuổi thưởng cao hơn lợn rừng thuần.

4.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm

Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm được biểu hiện qua bảng 4.6 và hình 4.2 dưới đây.

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn lai thương phẩm

TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1 Số lợn theo dõi con 48 47

2 Giai đoạn 2 - 3 TT % 40,66 38,68 3 Giai đoạn 3 - 4 TT % 29,22 32,29 4 Giai đoạn 4 - 5 TT % 26,48 27,75 5 Giai đoạn 5 - 6 TT % 23,61 23,38 6 Giai đoạn 6 - 7 TT % 22,23 22,22 7 Giai đoạn 7 - 8 TT % 21,93 21,42

Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.6. Kết quả tính toán cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP)cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Mức độ giảm của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP)có xu hướng chậm hơn lợn rừng thuần ở hầu hết các giai đoạn. Ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi là 38,68%; giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là 32,29%; giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi là 27,75%; giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi là 23,38% đến giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi là 22,22%. Mức độ giảm dần về sinh trưởng tương đối của lợn rừng thuần tương ứng các giai đoạn trên là: 40,66% - 29,22% - 26,48% - 23,61% - 22,23%. Từ đó, chúng ta cũng thấy mức độ giảm của lợn rừng thuần có xu hướng chậm hơn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) ở hầu hết các giai đoạn. Kết quả này một lần nữa được biểu hiện qua hình 4.2.

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai thương phẩm

Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn con được biểu thị trong bảng 4.7 và hình 4.3 dưới đây.

Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai thương phẩm TT Diễn giải ĐVT Lợn rừng thuần Lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP)

1 Số lợn theo dõi con 48 47

2 Giai đoạn 2 - 3 TT g/con/ngày 60,50 64,41 3 Giai đoạn 3 - 4 TT g/con/ngày 61,27 76,53 4 Giai đoạn 4 - 5 TT g/con/ngày 73,34 88,70 5 Giai đoạn 5 - 6 TT g/con/ngày 83,97 96,35 6 Giai đoạn 6 - 7 TT g/con/ngày 99,44 115,08 7 Giai đoạn 7 - 8 TT g/con/ngày 122,46 138,02 8 Bình quân từ 2 - 8 TT g/con/ngày 71,57 82,73

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng thuần thấp hơn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP). Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng thuần ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi là 64,41g/con/ngày, giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là 79,53g/con/ngày, giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi là 88,70g/con/ngày, giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi là 96,35g/con/ngày, giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi là 115,08 g/con/ngày và giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi là 138,02 g/con/ngày. Tính trung bình cả giai đoạn từ 2 - 8 tháng tuổi của lợn rừng thuần đạt 82,73g/con/ngày.

Đối với lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) sinh trưởng tuyệt đối qua các tháng tuổi là: 64,41; 76,53; 88,70; 96,35; 115,08 và 138,02g/con/ngày tương ứng các giai đoạn tuổi 2 - 3; 3 - 4; 4 - 5; 5 - 6; 6 - 7 và 7 - 8 TT; cao hơn so với lợn rừng thuần chỉ đạt 60,5; 61,27; 73,34; 83,97; 99,44 và 122,46 g/con/ngày. Bình quân chung cả giai đoạn thí nghiệm từ 2 - 8 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) đạt 82,73g/con/ngày và lợn rừng thuần là 71,57g/con/ngày. Nếu so với lợn lai thương phẩm với lợn địa phương thì cao hơn 11,16%. Kết quả này được minh họa qua hình 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 38 - 44)