Công tác thú y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 33 - 36)

4.1.2.1. Công tiêm phòng

Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau:

Đối với lợn nái:

 Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70.

 Vắc xin Farrowsure: Tiêm trước khi cai sữa 7 ngày.

 Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 - 105.

Đối với lợn con:

 Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 21 ngày tuổi.

 Vắc xin Donoban 10: 35 ngày tuổi.

 Vắc xin dịch tả mũi 2: 51 ngày tuổi.

 Tẩy giun sán: 65 ngày tuổi (trộn thức ăn).

Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 26 con, 1 lợn đực giống và 167 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp về công tác tiêm phòng

STT Loại vắc xin Số con tiêm được Lợn đực Lợn nái Lợn con

1 Dịch tả 194 1 26 167

2 Farowsure 26 26

3 Donoban 10 167 167

4.1.2.2. Công tác điều trị

Trong quá trình điều trị thực hiện phương châm quan sát thường xuyên, phát hiện sớm để điều trị, điều trị đúng quy trình quy định cho từng loại bệnh.

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh như sau:

+ Bệnh lợn con phân trắng

Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ.

Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh hoặc màu vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lông bú kém.

Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau:

Sáng: Dùng Trimoxazol dạng viên nén với liều lượng 1,5 viên/con, hòa vào dịch chiết nước lá khổ sâm 5 ml/con cho uống. Kết hợp tiêm MAFLU QUINE LA, liều lượng 1ml/10kgTT/ngày.

Chiều: Dùng Trimoxazol dạng viên với liều lượng 1,5 viên/con/ngày, hòa với nước lá khổ sâm 5 ml/con. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Điều trị cho 36 con, số con khỏi là 29 con, tỷ lệ khỏi đạt 80,55%. + Bệnh đường hô hấp

Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.

Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.

Điều trị: Sử dụng phác đồ điều trị như sau:

Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể trọng/lần. Dùng 3 - 5 ngày. Trộn thêm Hanflo 4% vào thức ăn cho lợn, thành phần (Flofenicol), cho ăn 3 - 5 ngày.

Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.

Điều trị cho 11 con, khỏi 9 con. Tỷ lệ khỏi 81,81%. + Bệnh ký sinh trùng:

Nguyên nhân: Bệnh gây ra do ký sinh trùng. Ký sinh trùng sống ở trong hoặc ngoài cơ thể con vật, sử dụng chất dinh dưỡng của vật chủ để sống. Ký sinh trùng gây tổn hại cho vật chủ vì:

 Chúng lấy thức ăn từ vật chủ.

 Gây tổn hại các mô của vật chủ.

 Chúng tạo ra những chất độc thấm vào vật chủ gây độc.

Triệu chứng: Ngoại ký sinh trùng này đào hang ở da, hút dịch viêm và ăn các tế bào non, làm ngứa ngáy nên lợn thường chà xát vào tường và dẫn đến viêm da. Khi mới phát bệnh thì thấy những nốt nhỏ màu đỏ, các nốt này có vẩy, diện tích các vẩy ngày càng lan rộng và dày lên. Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì có hiện tượng viêm da nặng hơn và có mủ. Những mụn mủ nổi lên khắp người. Lợn kém ăn, giảm tăng trọng và dễ lây lan cho các con lợn khác trong đàn.

Điều trị: Trước hết là phải cách ly lợn bệnh ra khỏi chuồng để tránh sự tiếp xúc với các những con khỏe. Vệ sinh chuồng trại thật kỹ và sát trùng chuồng định kỳ 2 - 3 lần/tuần.

Tiêm HANMECTIN-25 cho lợn bệnh, mỗi tuần tiêm một lần, liên tục trong 3 tuần (ngoài tác dụng trị ngoại ký sinh trùng, thuốc này còn trị được bệnh nội ký sinh trùng như giun đũa, giun phổi, giun thận, các loại giun tròn đường ruột khác rất hiệu quả). Bôi thuốc xanh methylen lên các mụn mủ ngày 2 lần. Tăng cường sức khỏe cho lợn bằng cách cung cấp đầy đủ vitamin, axít amin và khoáng chất.

Phòng bệnh: Phải làm vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên và giữ chuồng luôn khô ráo. Sát trùng định kỳ chuồng nuôi mỗi tuần 1 - 2 lần với một trong các thuốc sát trùng an toàn và hiệu quả cao như han-dine 10%.

Cung cấp đầy đủ vitamin, axít amin và chất khoáng cho lợn bằng cách trộn thuốc B.COMPLEX+A, D, E, C vào thức ăn cho lợn.

Tổng hợp kết quả công tác điều trị bệnh được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh

Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả Số lượng con khỏi Tỷ lệ (%)

1. Bệnh đường tiêu hóa 36 29 80,55

2. Hội chứng đường hô hấp 11 9 81,81

3. Bệnh kí sinh trùng 3 3 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 33 - 36)