Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 44 - 45)

Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn lai thương phẩm thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn

STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn rừng

thuần

Lợn lai (♂ rừng x ♀

RĐP)

1 Số lượng lợn theo dõi Con 48 47

2 Số lượng lợn mắc bệnh tiêu chảy Con 23 20 3 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy % 47,91 42,50 4 Số lợn mắc bệnh đường hô hấp Con 11 13 5 Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp % 22,91 27,65

Kết quả theo dõi trên đàn lợn lai (♂ rừng x ♀ RĐP) và đàn lợn rừng thuần cho thấy, lợn thí nghiệm mắc hai loại bệnh chủ yếu: Bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp. Đối với bệnh tiêu chảy, cả hai nhóm lợn lai thương phẩm đều có tỷ lệ khá cao từ 42,50 % ở lô TN ({♂ rừng x ♀(♂ rừng x ♀ ĐP)}đến 47,91% ở lô ĐC (rừng thuần chủng). Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lô thí nghiệm thấp hơn so với lợn lô ĐC. Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy của lợn con là do khả năng tiêu hóa các loại thức ăn do con người cung cấp còn thấp. Đối với lợn lai với lợn địa phương, có thể khả năng tiêu hóa cao hơn nên ít mắc bệnh tiêu chảy hơn lợn rừng thuần.

Bệnh về đường hô hấp xảy ra với tỷ lệ khá cao từ 22,91% - 27,65%. Đây là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình chăn nuôi. Trong quá trình theo dõi, các bệnh nêu trên chỉ xảy ra ở giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi. Vượt qua giai đoạn này, lợn rất khỏe mạnh, không mắc bệnh và sinh trưởng khá hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)