Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 38 - 43)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô”, QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT. Cụ thể các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi như sau:

2.3.3.1.Đối với thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản

* Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

- Từ gieo đến mọc mầm: có khoảng 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông).

- Từ gieo đến 3 lá: có khoảng 50% số cây có 3 lá thật. - Từ gieo đến 7 lá: ngày có trên 50% số cây có 7 lá thật.

31

- Từ gieo đến trổ cờ- tung phấn: ngày có khoảng 50% số cây hoa nở được 1/3 trục chính. - Từ gieo đến phun râu: có khoảng 50% số cây có râu nhú dài từ 2- 3cm - Từ gieo đến chín: có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen

* Các chỉ tiêu về chiều cao và động thái tăng trưởng chiều cao cây:

- Chiều cao cây (cm; định kỳ 10 ngày): đo từ gốc sát mặt đất đến mút lá cao

nhất của 30 cây mẫu.

- Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn bắp chín sữa.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 30 cây mẫu vào giai đoạn bắp chín sữa.

* Số lá trên cây và động thái ra lá (đếm số lá, định kỳ 10 ngày)

* Chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý:

Diện tích lá đóng bắp (cm2): Đo chiều dài và rộng của lá đóng bắp thứ nhất: chiều rộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều dài đo phần phiến lá. Đo diện tích lá đóng bắp của 30 cây mẫu vào giai đoạn bắp chín sáp.

S = D x R x K ( 0,75)

* Các chỉ tiêu hình thái:

- Trạng thái cây: đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 30 cây mẫu vào giai đoạn bắp bắt đầu chín sáp (điểm 1: tốt; điểm 2: khá; điểm 3: trung bình; điểm

4: kém; điểm 5: rất kém).

- Dạng thân, dạng bắp (đánh giá theo Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô).

- Đường kính lóng gốc (cm): đo đường kính lóng sát gốc của 30 cây mẫu. - Độ che kín bắp: quan sát bắp của 30 cây mẫu ở giai đoạn bắp chín sáp. + Điểm 1: rất kín, lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp;

+ Điểm 2: kín, lá bi bao kín đầu bắp;

+ Điểm 3: hơi hở, lá bi bao không chặt đầu bắp; + Điểm 4: hở, lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp; + Điểm 5: rất hở, bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều.

- Chiều dài bắp (cm): đo từ đáy bắp đến mút bắp của bắp thứ nhất trên cây của 30 cây mẫu lúc thu hoạch.

32

- Đường kính bắp (cm): đo ở giữa bắp thứ nhất của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. - Số hàng hạt/bắp (hàng): đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có > 5 hạt.

- Số hạt/hàng (hạt): đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu ở giai đoạn thu hoạch.

- Dạng hạt: quan sát hạt của 30 cây mẫu khi vừa bóc lá bi ra lúc thu hoạch, có các mức biểu hiện Đá, Bán đá, Bán răng ngựa và Răng ngựa.

- Màu sắc hạt: quan sát hạt của 30 cây mẫu khi vừa bóc lá bi ra lúc thu hoạch, có các mức biểu hiện Trắng trong, Trắng đục, Vàng nhạt, Vàng, Vàng cam, Đỏ và Tím.

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Số bắp hữu hiệu bình quân trên cây: tổng số bắp/tổng số cây trong ô thí nghiệm lúc thu hoạch.

- Số hàng hạt/bắp (hàng): đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có > 5 hạt.

- Số hạt/hàng (hạt): đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu ở giai đoạn thu hoạch.

- Khối lượng 1000 hạt khô (gam): cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 số lẻ sau dấu phẩy.

- NSLT(tạ/ha) = 10.000 x số bắp/m2 x số hàng hạt/bắp x số hạt/hàng x P1000. - Năng suất hạt khô (tạ/ha):

P1 P2 (100-A0)

NS (tạ/ha)= ---x---x---x 103m2 S0 P3 (100-14)

P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô. A0: ẩm độ hạt khi cân khối lượng hạt mẫu.

S0: Diên tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (6 m2). P2: Khối lượng hạt của mẫu (cân lúc đo độ ẩm hạt "AO"). P3: Khối lượng bắp tươi của mẫu.

(100 – A0)

= Hệ số qui đổi NS ở độ ẩm 14% (100 - 14)

33

* Các chỉ tiêu về tình hình sâu, bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận: - Sâu hại: Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại.

+ Sâu đục thân (Chilo partellus): Điểm 1 (< 5% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 2 (5- <15% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 3 (15 - <25% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 4 (25- <35% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 5 (35 - <50% số cây, số bắp bị sâu). + Sâu đục bắp (Heliothi Zea và H. armigera): Điểm 1 (< 5% số cây, số bắp bị sâu);

Điểm 2 (5- <15% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 3 (15 - <25% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 4 (25- <35% số cây, số bắp bị sâu); Điểm 5 (35 - <50% số cây, số bắp bị sâu).

+ Rệp cờ (Rhopalosiphum maydis): Điểm 1 (không có); Điểm 2 (rất nhẹ); Điểm 3 (nhẹ); Điểm 4 (trung bình); Điểm 5 (Nặng).

- Bệnh hại:

+ Bệnh đốm lá lớn (Helminthoprium turcicum): Tính theo tỷ lệ diện tích lá bị bệnh:

Điểm 0 (không bị bệnh); Điểm 1 (rất nhẹ: 1- 10%); Điểm 2 (nhiễm nhẹ: 11- 25%); Điểm 3 (nhiễm vừa: 26- 50%); Điểm 4 (nhiễm nặng: 51- 75%); Điểm 5 (nhiễm rất nặng: >75%).

Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại.

+ Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthoprium maydis): tính theo tỷ lệ diện tích lá bị bệnh

và đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. Điểm 0 (không bị bệnh);

Điểm 1 (rất nhẹ: 1- 10%); Điểm 2 (nhiễm nhẹ: 11- 25%);

34

Điểm 3 (nhiễm vừa: 26- 50%); Điểm 4 (nhiễm nặng: 51- 75%); Điểm 5 (nhiễm rất nặng: >75%).

+ Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii) (%): Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại.

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh (%) = --- x 100 Tổng số cây điều tra

- Khả năng chống đổ

+ Đổ rễ (%): số cây đổ nghiêng ≥ 300 so với chiều thẳng đứng của cây.

+ Đổ gãy thân (điểm): đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch. Điểm 1 (tốt: < 5 % cây gãy);

Điểm 2 (khá: 5- 15% cây gãy);

Điểm 3 (trung bình: 15- 30% cây gãy); Điểm 4 (kém: 30- 50% cây gãy); Điểm 5 (rất kém: >50% cây gãy).

- Khả năng chịu hạn: Quan sát đánh giá tình trạng thực tế toàn bộ cây trên ô thí

nghiệm khi gặp điều kiện bất thuận (nếu có) và cho điểm. Điểm 1 (tốt); Điểm 2 (khá); Điểm 3 (trung bình); Điểm 4 (kém); Điểm 5 (rất kém).

Quan sát lá ngô trong điều kiện có hạn. Điểm 1: Tốt (lá không héo);

Điểm 2: Khá (Mép lá mới cuộn);

Điểm 3: Trung bình ( Mép lá hình chữ V); Điểm 4: Kém (Mép lá cuộn vào trong); Điểm 5: Rất kém (Lá cuộn tròn).

2.3.3.2. Đối với khảo nghiệm sản xuất

- Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai. - Năng suất của các giống ngô lai.

- Tính hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các giống ngô lai. + Tổng thu nhập (đồng/ha) = Tổng sản phẩm x đơn giá;

35

+ Tổng chi phí (đồng/ha): Giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, công lao động; + Lãi gộp (đồng/ha) = Tổng thu - Tổng chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)