5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.5. Đánh giá khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm
Tính chống chịu của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, khả năng đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác...Khả năng chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với sâu bệnh; khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh như hạn hán, chịu rét,...; khả năng chống đổ ngã. Giống có tính chống chịu tốt sẽ giảm được chi phí đầu tư, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đây là những chỉ tiêu không thể thiếu trong công tác đánh giá, chọn tạo giống cho sản xuất.
3.1.5.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô
Cũng như những cây trồng khác, sâu bệnh là một trong những đối tượng gây hại ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất của ngô. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của ngô mà xuất hiện mỗi loại sâu, bệnh hại khác nhau và mức độ gây hại cũng khác nhau. Các loại sâu bệnh hại ngô phổ biến ở nước ta là sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh thối thân...
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.
54
Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô
Tên giống Sâu (điểm 1-5) Bệnh Đục thân Đục bắp Rệp cờ Đốm lá lớn (điểm 0-5) Khô vằn (%) Thối thân (%) CP1261 1,0 1,0 1,0 1,3 5,0 0,8 CP1103 1,0 1,0 1,0 1,0 8,0 0,0 CP1135 1,0 1,0 1,0 1,3 5,0 0,0 CP12105 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 0,8 PN9101 1,0 1,0 1,0 2,0 3,0 0,0 TN9201 1,0 1,0 1,0 2,0 4,0 0,0 TN9402 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 0,8 P3774 1,0 1,0 1,0 1,3 5,0 0,8 X40A054 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 0,8 CP333 (đ/c) 1,7 1,0 1,7 2,7 9,8 0,8 * Về sâu hại
Sâu đục thân (Chilo partellus): Là đối tượng nguy hiểm gây hại trên ngô. Khi mới nở sâu non nằm trong nõn ngô ăn lá non sau đó đục vào thân cây ngô gây hại làm gãy thân cây, khi bắp hình thành đục vào bắp làm cho ngô bị ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng. Sâu đục thân gây hại nặng nhất vào giai đoạn trổ cờ, phun râu, cho đến chín. Qua điều tra theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy các giống ngô đều bị sâu đục thân gây hại ở mức rất nhẹ (điểm1), nhẹ hơn giống đối chứng CP333 (điểm 1). Sâu đục bắp (Heliothis zea và H.armigera): Qua điều tra theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy các giống ngô bị sâu đục bắp gây hại ở mức rất nhẹ (điểm 1) và gây hại vào giai đoạn chín nên không ảnh hưởng đến năng suất của các giống thí nghiệm, kể cả giống đối chứng.
Rệp cờ (Rhopaloisiphum maidis): Rệp bám trên lá, trên nõn, trong bẹ lá, trên bông cờ. Chúng chích hút nhựa ở các bộ phận của cây làm cho cây phát triển còi cọc, bắp nhỏ, chất lượng hạt kém, làm giảm năng suất và chất lượng ngô. Ngoài ra, rệp còn
55
mang virus gây bệnh đốm lá ngô. Rệp có màu vàng nhạt hoặc xanh xám, chúng sống quần tụ thành một đám trên cây. Qua theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy không xuất hiện rệp cờ.
* Về bệnh hại:
Bệnh đốm lá lớn (Helmithosporium turcium): Trên cây ngô có hai loại, bệnh
đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis gây ra và bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcicum gây ra. Bệnh này gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô ở nước ta, bệnh đốm lá thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô sinh trưởng kém, cây còi cọc, đất trồng hay bị úng nước, đất ruộng ngô có kết cấu thịt nặng. Bệnh đốm lá ngô thường xuất hiện lúc cây bắt đầu trổ cờ và gây hại về cuối giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô, làm giảm năng suất và phẩm chất của ngô. Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, bệnh nặng làm cho lá ngô nhanh chóng khô ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất ngô. Qua điều tra theo dõi về bệnh đốm lá lớn thì các giống ngô thí nghiệm có xuất hiện nhưng tỷ lệ hại không đáng kể. Hầu hết các giống ngô thí nghiệm đều không nhiễm bệnh đốm lá nhỏ và nhiễm đốm lá lớn ở mức độ nhẹ từ 1,0- 2,0 điểm. Trong đó, giống CP1261, CP1135 và P3774 nhiễm nhẹ (điểm 1,3), giống PN9101, TN9201 nhiễm nặng hơn (điểm 2), các giống thí nghiệm đều nhiễm bệnh nhẹ hơn giống đối chứng CP333.
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô ở nước ta; Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện và gây hại cây ngô từ khi xoắn ngọn cho đến cây ngô chín hoàn toàn và gây hại nặng ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô. Khi cây bị nhiễm vết bệnh có hình dạng kiểu da báo ở bẹ lá và phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đỗ. Khi các sợi nấm phát triển và lan tới bắp gây chín ép, kết hạt không chặt. Các giống thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn từ 2,0 - 8,0 %, đều nhẹ hơn so với giống đối chứng CP333 (9,8 %). Trong đó giống CP1103 nhiễm khô vằn nặng nhất (8,0%). Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ từ 2,0 - 5,0%.
Bệnh thối thân (Fusarium spp): Bệnh thối thân cây ngô là bệnh nguy hiểm, xảy ra khá phổ biến với ruộng ngô có ẩm độ cao và bón quá thừa phân đạm. Khi cây ngô bị bệnh thối thân thông thường có những triệu chứng như: những lá dưới trở nên vàng và chết sớm, thân và bẹ lá như bị dập nhũn nước, phần mô cây bị bệnh chuyển dần sang màu nâu và bị thối mềm, chỉ còn lại những sợi mạch, trong trường hợp bệnh nặng thì rễ và trái cũng bị vi khuẩn xâm nhập; Khi bệnh xuất hiện ở thân cây sẽ làm cây bị gãy ngang và chết cây, nếu xuất hiện ở phần đọt sẽ làm đọt thối nhũn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển và năng suất ngô. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy các giống CP1261, CP12105, TN9402, P3774, X40A054, bệnh thối thân có xuất hiện
56
và gây hại ở mức nhẹ 0,8%, tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại không có xuất hiện bệnh này.
Tóm lại: Trên ruộng thí nghiệm, sâu bệnh hại xuất hiện với tỷ lệ tương đối thấp,
không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô thí nghiệm.
3.1.5.2. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô
Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận (chịu hạn, chịu rét, chống đỗ...) là do bản chất di truyền của từng giống quyết định. Đây là một trong những chỉ tiêu hàng đầu của các nhà chọn giống đặt ra nhằm tạo ra giống thích nghi với những diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu thời tiết không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Đánh giá khả năng chống đổ ngã, khả năng chịu lạnh và chịu hạn của các giống ngô trong điều kiện đồng ruộng của thí nghiệm cơ bản chúng tôi có kết quả ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô
Giống Tỉ lệ cao bắp/cao cây (%) Khả năng chống đổ Chịu hạn (điểm) Đổ rễ (%) Đổ gãy thân (điểm) CP1261 53,0 0,0 1,0 1,0 CP1103 49,2 0,0 1,0 1,0 CP1135 52,4 0,0 1,0 1,7 CP12105 61,4 0,0 1,0 1,0 PN9101 53,2 0,0 1,0 1,0 TN9201 49,4 0,0 1,0 1,0 TN9402 47,6 0,0 1,0 1,0 P3774 44,2 0,0 1,0 1,0 X40A054 50,9 0,0 1,0 1,0 CP333 (đ/c) 49,4 0,0 2,0 1,7
57
Số liệu bảng 3.9 chúng tôi có nhận xét như sau:
Khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ của giống ngô phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, mật độ gieo trồng và các yếu tố nội tại của giống như chiều cao cây, vị trí đóng bắp, đường kính lóng gốc…. Giữa các yếu tố ngoại cảnh và giống có mối quan hệ với nhau; Nếu giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt và thân lá cân đối phù hợp thì khả năng chống đổ của cây cao.
Tỷ lệ cao đóng bắp/cao cây: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của giống ngô. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây càng lớn thì khả năng chống chịu đổ ngã của cây càng kém và ngược lại nên các nhà chọn tạo giống ngô thường chọn những giống có chiều cao đóng bắp trung bình. Theo dõi thí nghiệm cho thấy tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống dao động từ 44,2 - 61,4%. Cao nhất là giống CP12105 và thấp nhất là giống P3774, tỷ lệ này chứng tỏ khả năng chống đỗ ngã của các giống thí nghiệm tương đối tốt.
Theo dõi tình hình đổ ngã của các giống ngô thí nghiệm cho thấy, các giống đều không bị đổ rễ. Trong quá trình thí nghiệm, do thời tiết vụ Hè Thu 2014 tương đối thuận lợi, không xuất hiện các trận mưa lớn và gió mạnh nên các giống ngô không bị đổ gãy thân (điểm 1).
Khả năng chịu hạn: Nước là yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống cây
ngô. Nước là nguyên liệu của quang hợp, là môi trường cho các phản ứng sinh hóa, là chất hòa tan các nguyên tố dinh dưỡng nuôi cây. Trong vòng đời của ngô cần khoảng 200 - 220 lít nước. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước của cây trồng là do hạn hán. Hạn phá vỡ cân bằng nước trong cây, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cây như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng, vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngô làm giảm năng suất thu hoạch.
Thiếu nước biểu hiện ra bên ngoài bằng những thay đổi hình thái như lá cong, héo...đây chính là phản ứng của cây trồng trước tình trạng hạn hán. Dựa trên những biểu hiện đó, chúng tôi đánh giá khả năng chịu hạn của cây trồng. Qua quá trình theo dõi và đánh giá chúng tôi thấy tất cả các giống ngô lai thí nghiệm đều có khả năng chịu hạn tốt(điểm 1), chỉ có giống CP1135 có khả năng chịu hạn tương đương giống đối chứng (điểm 1,7).