Động thái và tốc độ tăng chiều cao cây của các giống ngô thí nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 48 - 51)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.2. Động thái và tốc độ tăng chiều cao cây của các giống ngô thí nhiệm

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng sinh trưởng,

phát triển của cây ngô, đồng thời liên quan mật thiết đến khả năng chống đổ, khả năng cho năng suất của ngô. Sự tăng trưởng về chiều cao cây phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác và các điều kiện ngoại cảnh. Trong đó đặc tính di truyền của giống là rất quan trọng. Cây ngô muốn có năng suất cao thì phải có chiều cao cây thích hợp; Nếu cây cao quá sẽ dễ đổ gãy và chậm tích lũy các chất dinh dưỡng [12]. Trong cùng một điều kiện canh tác, các giống khác nhau sẽ có động thái tăng trưởng chiều cao cây khác

41

nhau. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống ngô lai được trình bày qua Bảng 3.2 và hình 3.1.

Bảng 3.2.Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống ngô thí nghiệm (ĐVT : ngày)

Giống

Giai đọan sinh trưởng - phát triển ...

20 30 40 50 60 Cao (cm) Cao (cm) Tăng (cm) Cao (cm) Tăng (cm) Cao (cm) Tăng (cm) Cao (cm) Tăng (cm) CP1261 66,0b 113,9b 47,9 166,3b 52,4 227,7b 61,4 258,1a 30,4 CP1103 54,6c 103,1c 48,5 154,8c 51,7 216,0cd 61,2 244,8c 28,8 CP1135 45,8de 95,1e 49,3 147,9cd 52,8 212,0de 64,1 239,3de 27,3 CP12105 42,0f 90,3f 48,3 145,7d 55,4 203,0f 57,3 226,5f 23,5 PN9101 36,5g 93,2e 56,7 145,9d 52,7 208,6e 62,7 235,3e 26,7 TN9201 44,5e 94,9e 50,4 148,2cd 53,3 218,0c 69,8 247,6bc 29,6 TN9402 54,1c 101,9c 47,8 154,8c 52,9 219,0c 64,2 243,4cd 24,4 P3774 75,9a 125,5a 49,6 181,1a 55,6 234,0a 52,9 250,6b 16,6 X40A054 74,4a 124,6a 50,2 175,8a 51,2 225,5b 49,7 243,9c 18,4 CP333(đ/c) 47,3d 98,0d 50,7 150,4cd 52,4 199,0f 48,6 218,7g 19,7

cv (%) 6,42 4,53 - 4,91 - 3,79 - 4,65 -

42 0 10 20 30 40 50 60 70 80

20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

Cao c

ây

(c

m

)

Ngày theo dõi

CP1261 CP1103 CP1135 CP12105 PN9101 TN9201 TN9402 P3774 X40A054 CP.333(đ/c)

Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô

Kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.1 chúng tôi có nhận xét:

Giai đoạn 20 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này ngô chủ yếu phát triển bộ rễ để

hút dinh dưỡng nuôi cây, hệ thống rễ đốt đã được phân bố đều trong đất, các bộ phận trên mặt đất phát triển chậm hơn. Điểm sinh trưởng đã ở trên mặt đất và thân bắt đầu giai đoạn tăng về chiều dài. Giai đoạn này, chiều cao cây của các giống thí nghiệm bắt đầu có sự sai khác và dao động từ 36,5 - 75,9 cm, trong đó cao nhất là giống P3774 và thấp nhất là PN9101.

Giai đoạn 30 ngày sau gieo: Giai đoạn này bộ rễ đã phát triển mạnh, rễ chân

kiềng bắt đầu xuất hiện, các bộ phận trên mặt đất bắt đầu phát triển nhanh. Quá trình quang hợp và hút chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn này các giống ngô tăng trưởng chiều cao nhanh hơn giai đoạn 20 ngày. Chiều cao cây dao động từ 90,3 - 125,5 cm, giống có chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là P3774 (cao cây 125,5 cm và tốc độ tăng trưởng 49,6 cm/10 ngày), giống CP12105 có chiều cao thấp nhất và tốc độ tăng trưởng thấp (cao cây 90,3 cm và tốc độ tăng trưởng 48,3 cm/10 ngày). Các giống còn lại chiều cao cây dao động từ 93,2 - 124,6 cm và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 47,8 cm - 56,7 cm/10 ngày.

Giai đoạn 40 ngày sau gieo: Giai đoạn này chiều cao cây tăng nhanh, bộ rễ đã

phát triển mạnh, ăn sâu và lan rộng trong đất. Tốc độ phát triển thân lá nhanh để tổng hợp chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây và chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng sinh thực. Qua theo dõi, các giống ngô có chiều cao cây dao động từ 145,7 - 181,1 cm. Giống P3774 có chiều cao và tốc độ tăng trưởng lớn nhất (181,1 cm và 55,6

43

cm/10 ngày), giống CP12105 có chiều cao cây thấp nhất (145,7 cm). Các giống còn lại có chiều cao dao động từ 147,9 -175,8 cm và tốc độ tăng trưởng dao động từ 51,2 cm - 53,3 cm/10 ngày.

Giai đoạn 50 ngày sau gieo: Đây là giai đoạn cây ngô vươn cao và tốc độ tăng

trưởng chiều cao cây mạnh nhất. Ở giai đoạn này, các giống đã bước vào giai đoạn xoắn nõn, bộ rễ ăn sâu và lan rộng. Lúc này rễ chân kiềng mọc từ các đốt trên mặt đất, giúp cây đứng vững chống đổ, hút nước và chất dinh dưỡng. Chiều cao cây các giống dao động từ 203,0 - 234,0 cm và tốc độ tăng trưởng dao động từ 49,7 – 69,8 cm/10 ngày. Giống P3774 có chiều cao cao nhất và tốc độ tăng trưởng cao (234,0 cm và 52,9 cm/10 ngày). Giống CP12105 có chiều cao cây thấp nhất và tốc độ tăng trưởng trung bình (203,0 cm và 57,3 cm). Các giống còn lại có chiều cao dao động từ 208,6 - 227,7 cm, cao hơn giống đối chứng từ 9,6 – 28,7 cm.

Giai đoạn 60 ngày sau gieo: Thời kỳ này cây ngô tập trung chất dinh dưỡng để

thực hiện quá trình sinh trưởng sinh thực. Lúc này cây ngô đã trổ cờ- tung phấn- phun râu, chiều cao cây tăng chậm vào đầu giai đoạn và dừng hẳn khi kết thúc giai đoạn này. Chiều cao cây dao động từ 226,5 cm - 258,1 cm và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đã giảm xuống rõ rệt (16,6 - 30,4 cm/10 ngày). Trong đó giống CP1261 có chiều cao cây cao nhất 258,1 cm và thấp nhất là giống CP12105 với 226,5 cm.

Tóm lại: Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô

trong thí nghiệm tăng dần từ giai đoạn mọc đến 20 ngày và tăng nhanh vào giai đoạn 30,40 ngày và đến 50 ngày sau gieo thì chiều cao tăng cao nhất và sau đó tốc độ giảm dần vào đầu giai đoạn 60 ngày, kết thúc giai đoạn này thì dừng hẳn. Các giống khác nhau có chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao là khác nhau ở trong cùng một giai đoạn và diễn biến theo sự thay đổi của điều kiện thời tiết khí hậu với phản ứng của các giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi 1 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)