5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.4. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống ngô thí nghiệm
Hình thái bên ngoài của cây là kết quả tác động của nhiều yếu tố như: giống, đất đai, phân bón, thời tiết và các kỹ thuật canh tác… trong đó giống là yếu tố quyết định. Các chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện được các đặc điểm về hình thái bên ngoài của cây. Hình thái bên ngoài của cây là những yếu tố gián tiếp quyết định khả năng chống chịu của giống với điều kiện môi trường, năng suất và phẩm chất ngô. Từ công việc đánh giá các đặc điểm hình thái của các giống, chúng ta có thể lựa chọn được những giống tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất. Lựa chọn những giống tốt và có độ đồng đều cao về hình thái là cơ sở để đánh giá giống và làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống sau này. Trong nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo giống ngô, các chỉ tiêu về hình thái về thân và lá mà các nhà chọn tạo giống quan tâm đến như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số lá trên cây, diện tích lá đóng bắp và trạng thái cây....
3.1.4.1. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô thí nghiệm
Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thân và lá của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.4.
Số liệu bảng 3.4 cho thấy:
Chiều cao cây: Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho chúng
ta nắm rõ tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào giống, thời vụ, đất đai, điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cây ngô muốn có năng suất cao thì phải có chiều cao cây thích hợp. Nếu cây cao quá sẽ dễ đổ gãy và chậm tích lũy các chất dinh dưỡng. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 226,5 - 258,1 cm. Trong đó, giống CP1261 có chiều cao cây cao nhất (258,1 cm), tiếp đến giống P3774 (250,6cm), TN9201 (247,6 cm), cao cây hơn giống đối chứng có ý
47
nghĩa về mặt thống kê. Giống CP12105 có chiều cao cây thấp nhất (226,5 cm), nhưng vẫn cao hơn giống đối chứng 7,8 cm.
Bảng 3.4. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô
Tên giống Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Đường kính lóng gốc (cm) Tổng số lá/cây (lá ) Diện tích lá đóng bắp (cm2) Trạng thái cây (điểm)
CP1261 258,1a 136,8a 2,42a 19,0bcd 707,4b 1,0
CP1103 244,8bc 120,4bc 2,11e 18,3de 725,7ab 2,0
CP1135 239,3cd 125,5b 2,34ab 19,9ab 741,1a 1,0
CP12105 226,5e 125,5b 2,44a 20,4a 640,9d 1,0
PN9101 235,3d 125,1b 2,17de 19,7abc 598,8e 1,0
TN9201 247,6bc 122,3bc 2,25bcd 19,5abc 583,9e 1,0 TN9402 243,4bcd 115,9cd 2,29bc 18,5de 748,8a 1,0
P3774 250,6ab 110,8d 2,15de 18,0e 674,1c 1,5
X40A054 243,9bc 124,2bc 2,21cde 20,2a 704,4bc 1,0 CP333(đ/c) 218,7e 108,0d 2,12e 18,8cde 573,4e 2,0
Cv (%) 2,07 4,10 2,83 2,83 2,81 -
LSD0,05 8,59 8,54 0,11 0,93 32,24 -
Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu rất quan trọng cho công tác chọn giống ngô hiện nay. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống. Đối với các nước nông nghiệp phát triển đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ giới hoá trong thu hoạch. Ở Việt Nam sản xuất ngô thu hoạch bằng phương pháp thủ công, do đó yếu tố này hiện nay còn ít được quan tâm. Tuy nhiên, chiều cao đóng bắp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của giống. Chiều cao đóng bắp cao hay thấp ảnh hưởng đến khả năng chống chịu đổ ngã của cây, tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây càng lớn thì khả năng chống chịu đổ ngã của cây càng kém và ngược lại. Tỷ lệ này thích
48
hợp nhất là khoảng 40 - 60 % so với chiều cao cây. Qua theo dõi thí nghiệm, chiều cao đóng bắp của các giống ngô dao động từ 110,8 - 136,8 cm. Trong đó, giống CP12105 có chiều cao đóng bắp cao nhất (136,8 cm), đa phần các giống đều cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống P3774 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (110,8 cm), giống P3774, TN9402 có chiều cao đóng bắp tương đương giống đối chứng CP333.
Đường kính lóng gốc: Đây là chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của các giống. Các lóng gốc nhỏ, yếu và dài thì rễ thường yếu, cây dễ bị đổ. Ngược lại nếu các lóng gốc ngắn, mập, thì hệ rễ phát triển mạnh, tính chống đổ cao. Theo dõi đường kính lóng gốc của các giống ngô thí nghiệm cho thấy, các giống có đường kính lóng gốc dao động từ 2,11 - 2,44 cm, giống CP12105 có đường kính lóng gốc cao nhất 2,44 cm, các giống CP1261, CP1135, TN9402, TN9201 có đường kính lóng gốc từ 2,25 - 2,42 cm, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có đường kính lóng gốc từ 2,11- 2,21 cm, tương đương với giống đối chứng CP333, không có sự sai khác về đường kính lóng gốc giữa các giống ở mức ý nghĩa 0,05.
Số lá trên cây: Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, lá quang hợp để tổng
hợp chất hữu cơ, tích lũy chất dinh dưỡng nuôi cây, quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giống cũng như phản ứng của giống đó với điều kiện môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ dinh dưỡng. Theo dõi số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm cho thấy: Các giống ngô có số lá trên cây dao động từ 18,0 – 20,4 lá. Trong đó, giống CP12105 có 20,4 lá, giống X40A054 có 20,2 lá, giống CP1135 có 19,9 lá, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống P3774 có số lá trên cây thấp nhất 18,0 lá. Các giống còn lại không có sự sai khác về số lá so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
Diện tích lá đóng bắp: Diện tích lá đóng bắp có ý nghĩa quan trọng trong việc
tổng hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng đến bắp và hạt vì đây là con đường ngắn nhất để các chất hữu cơ tổng hợp đến được bộ phận kinh tế là bắp và hạt ngô. Vì vậy, diện tích lá đóng bắp càng lớn thì khả năng quang hợp của lá càng mạnh, bắp càng to và hạt càng chắc, dinh dưỡng trong hạt đầy đủ. Diện tích lá đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 583,9 - 748,8 cm2. Đa phần các giống đều có diện tích lá đóng bắp cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống TN9201 có diện tích lá đóng bắp thấp nhất 583,9 cm2, giống TN9402 có diện tích lá đóng bắp cao nhất 748,8 cm2 .
Trạng thái cây: Nhìn chung các giống ngô thí nghiệm có trạng thái cây đều tốt
( điểm 1). Trong đó, giống CP1103 có trạng thái cây khá (điểm 2), tương đương giống đối chứng CP333.
49
3.1.4.2. Hệ số biến động của một số chỉ tiêu về thân và lá của các giống ngô
Hệ số biến động (Coefficient of variation - CV%) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đồng đều, ổn định của quần thể cây trồng. Giống có hệ số biến động thấp thì có độ thuần cao, tức là có độ đồng đều cao, giống đã ổn định đặc tính di truyền. Trong sản xuất đại trà cần có sự ổn định của các tính trạng trong quần thể. Nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu quan trọng giúp xác định những giống có hệ số biến động nhỏ, tức là độ đồng đều của giống tốt để đưa vào sản xuất có hiệu quả. Qua nghiên cứu về hệ số biến động của một số chỉ tiêu về hình thái về thân và lá của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hệ số biến động (CV%) của một số chỉ tiêu về thân lá ngô
Giống Cao cây Cao đóng bắp Đường kính lóng gốc Số lá/cây Diện tích lá đóng bắp CP1261 3,44 4,74 7,59 6,65 5,49 CP1103 6,15 8,69 7,51 5,59 5,28 CP1135 5,75 4,64 8,0 10,61 5,99 CP12105 3,03 6,79 9,83 10,94 5,16 PN9101 8,37 10,03 11,47 11,25 4,75 TN9201 5,31 7,32 10,9 10,45 8,60 TN9402 6,10 8,39 8,39 5,88 4,83 P3774 5,04 7,48 6,78 3,72 5,90 X40A054 11,0 10,33 10,49 9,39 19,17 CP333(đ/c) 4,28 6,96 6,85 5,96 5,68
Qua số liệu ở bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét sau:
Hệ số biến động về chiều cao: Các giống thí nghiệm có hệ số biến động về
chiều cao cây là rất tốt, biểu hiện qua hệ số biến động CV% chỉ tiêu này của các giống dao động từ 3,03 - 11,0%. Trong đó cao nhất là giống X40A054 và thấp nhất là CP12105.
50
Hệ số biến động về chiều cao đóng bắp: Các giống ngô lai trong thí nghiệm có
hệ số biến động về chiều cao đóng bắp dao động từ 4,64- 10,33 %. Trong đó cao nhất là giống X40A054 và thấp nhất là CP1135.
Hệ số biến động về đường kính lóng gốc: Các giống ngô thí nghiệm có hệ số
biến động về đường kính lóng gốc từ 6,78 - 11,47 %. Trong đó giống P3774 có hệ số biến động về đường kính lóng gốc thấp nhất 6,78 %, thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có hệ số biến động về đường kính lóng gốc dao động từ 7,51-11,47 %, cao hơn giống đối chứng CP333.
Hệ số biến động về số lá trên cây: Các giống ngô thí nghiệm có hệ số biến động về
số lá trên cây với hệ số biến động của chỉ tiêu này ở các giống dao động từ 3,72 - 11,25 %.
Hệ số biến động về diện tích lá đóng bắp: Các giống ngô thí nghiệm có hệ số
biến động về diện tích lá đóng bắp là ở mức thấp, dao động từ 4,75 - 8,6 %. Tuy nhiên trong đó có giống X40A054 có hệ số biến động khá cao 19,17 %.
Như vậy, có thể nói các giống ngô thí nghiệm có quần thể đồng đều hay nói cách khác là có độ thuần cao, đây là cơ sở để đạt tiêu chuẩn giống tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất sau này, khi giống đã được công nhận để mở rộng trong sản xuất.
3.1.4.3 Một số đặc điểm về hình thái của bắp
Đặc điểm về hình thái của bắp là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng liên quan chặt chẽ đến năng suất ngô, là căn cứ để đánh giá chất lượng của giống và là cơ sở để xác định một giống tốt. Nghiên cứu đặc trưng hình thái của bắp ngô không những cho ta biết được đặc điểm của giống mà còn cho thấy được khả năng cho năng suất của các giống. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này được trình bày qua Bảng 3.6.
Qua số liệu bảng 3.6 chúng tôi có một số nhận xét sau:
Chiều dài bắp: Là chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất của ngô và
hình dạng của bắp. Theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thế Hùng thì chiều dài bắp tương quan thuận và chặt với năng suất ngô [16], [17]. Chiều dài bắp được đo từ đáy bắp đến mút bắp (kể cả phần không mang hạt). Trong điều kiện thí nghiệm các giống ngô khi trổ cờ, tung phấn và phun râu có thời tiết tốt nên thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, do đó các giống ngô lai đều có phần bắp không hạt là không đáng kể. Kết quả theo dõi cho thấy, chiều dài bắp của các giống dao động từ 16,0 - 18,4 cm. Giống CP1135 có chiều dài bắp cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống TN9402, CP1103 và X40A054 có chiều dài bắp tương đương giống đối chứng C919. Các giống còn lại có chiều dài bắp thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê.
51
Bảng 3.6. Một số đặc điểm về hình thái của bắp
Giống Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Độ kín bao bắp (điểm) Dạng hạt Màu sắc hạt
CP1261 16,8d 4,7a 1 Bán răng ngựa Vàng cam
CP1103 17,3bc 4,5bc 1 Bán răng ngựa Vàng cam
CP1135 18,4a 4,1f 1 Bán đá Vàng cam
CP12105 16,0f 4,6ab 1 Bán răng ngựa Vàng cam
PN9101 16,6de 4,3de 1 Bán răng ngựa Vàng cam
TN9201 16,9cd 4,2ef 1 Bán răng ngựa Vàng cam
TN9402 17,5b 4,5bc 2-3 Bán răng ngựa Vàng cam
P3774 16,3ef 4,2f 1 Bán răng ngựa Vàng cam
X40A054 17,4b 4,1f 1 Bán răng ngựa Vàng cam
CP333(đ/c) 17,5b 4,4cd 2 Bán răng ngựa Vàng cam
cv (%) 1,55 2,11 - - -
LSD0,05 0,45 0,16 - - -
Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Đường kính bắp: Đường kính bắp có tương quan khá chặt với năng suất ngô [12]. Đây là chỉ tiêu liên quan đến số hàng hạt trên bắp, thường thì những bắp có số hàng hạt trên bắp nhiều thì đường kính bắp lớn và ngược lại. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hạt. Qua theo dõi cho thấy, đường kính bắp các giống dao động từ 4,1 - 4,7 cm. Sự chênh lệch về chỉ tiêu này không có ý nghĩa thống kê giữa các giống và so với giống đối chứng.
Độ kín bao bắp: Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng chống chịu
sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận, vì lá bao bắp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bắp đồng thời nó còn góp một phần nhỏ vào quá trình quang hợp tạo nguồn
52
dinh dưỡng nuôi bắp, chỉ tiêu độ kín bao bắp phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Nhìn chung các giống ngô trong thí nghiệm đều có độ kín bao bắp từ kín đến rất kín (điểm 1), chỉ có giống TN9402 có độ kín điểm 2-3 tương đương với đối chứng.
Dạng hạt: Đây là chỉ tiêu liên quan đến khối lượng 1000 hạt. Những giống có hạt càng to thì khối lượng càng lớn và ngược lại. Đồng thời nó liên quan đến số hạt trên hàng. Những giống có hạt xếp càng sít nhau và chiều dài bắp càng lớn thì số hạt trên hàng càng nhiều. Quan sát dạng hạt của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thấy hầu như các giống có dạng hạt bán răng ngựa, chỉ có giống CP1135 có dạng hạt bán đá.
Màu sắc hạt: Màu sắc hạt được quy đinh bởi đặc tính di truyền của giống và quyết định đến một phần giá trị thương phẩm của ngô. Quan sát màu hạt của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thấy, tất cả các giống đều có hạt màu vàng cam.
3.1.4.4. Hệ số biến động của một số chỉ tiêu về bắp của các giống ngô
Qua nghiên cứu sự biến động của một số chỉ tiêu về hình thái của bắp chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hệ số biến động (CV%) của một số chỉ tiêu về bắp
Giống Dài bắp Đường kính bắp Số hàng hạt/bắp Số hạt/hàng CP1261 7,79 5,99 9,04 8,95 CP1103 8,33 6,84 9,75 6,79 CP1135 12,91 7,71 10,85 4,66 CP12105 9,47 4,99 7,67 8,08 PN9101 9,86 7,96 8,58 5,27 TN9201 9,82 7,52 6,29 7,70 TN9402 7,50 8,00 8,51 6,35 P3774 7,50 4,94 8,28 7,86 X40A054 6,36 4,37 10,35 4,91 CP333(đ/c) 9,31 7,56 6,73 7,10
53
Qua số liệu bảng 3.7 chúng tôi có nhận xét như sau:
Hệ số biến động về chiều dài bắp: Hệ số biến động về chỉ tiêu này của các giống dao động từ 6,36 - 12,91%; trong đó cao nhất là giống CP1135 (12,91 %), các giống còn lại đều có hệ số biến động về chỉ tiêu chiều dài bắp từ 6,36 - 9,86 %, có phần tương đương với giống đối chứng CP333 (9,31 %).
Hệ số biến động về đường kính bắp: Các giống ngô thí nghiệm có hệ số biến động về chỉ tiêu này thấp hơn so với hệ số biến động về chiều dài bắp, dao động từ 4,37 - 8,0%. Trong đó cao nhất là giống TN9402 và thấp nhất là X40A054.
Hệ số biến động về số hàng hạt/bắp: Số hàng hạt/bắp chủ yếu là do đặc điểm di
truyền của giống quyết định, một phần điều kiện ngoại cảnh tác động cũng ảnh hưởng đến số hàng trên bắp. Kết quả theo dõi cho thấy mức độ biến động về chỉ tiêu số hàng