Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.5.2. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

3.5.2.1. Tính đa dạng loài tầng cây cao

Để so sánh tính đa dạng tầng cây cao của ba loại rừng IIIA1, rừng IIB, rừng IIA, trong nghiên cứu này đã sử dụng 4 chỉ số đa dạng là Margalef (d), Pielou (J’), Fisher

(α) và Shannon-Weiner (H’log2).

Chỉ số d của Margalef được sử dụng để xác định mức độ phong phú hay mức độ giàu có về số loài cây gỗ.

Chỉ số J’ của Pielou được sử dụng để xác định tính tương đồng về số loài cây gỗ giữa ba loại rừng.

Chỉ số α của Fisher được sử dụng để so sánh tính đa dạng về số loài cây gỗ giữa ba loại rừng.

Chỉ số H’ của Shannon-Weiner được sử dụng để xác định tính đa dạng về số loài cây gỗ trong từng loại rừng. Kết quả tổng hợp tại bảng 3.31

Bảng 3.31. Tính đa dạng cây gỗ lớn 3 loại rừng

TT Chỉ số đa dạng

Loại rừng

Tổng số

IIA IIB IIIA1

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Số loài (S) 65 53 72 105 2 Số cây (N) 529 572 533 1.634 3 Margalef (d) 10,21 8,19 11,24 11,91 4 Pielou (J’) 0,809 0,823 0,764 0,941 5 Fisher (α) 19,47 14,26 22,09 17,95 6 Shannon-Weiner (H’log2) 3,38 3,27 3,27 4,38 Phân tích chỉ số d của Margalef cho thấy, độ phong phú về số loài cây gỗ lớn ở ba loại rừng là khác nhau; trong đó độ phong phú về số loài của rừng IIIA1 (11,24) lớn hơn so với rừng IIA (10,21) và rừng IIB (8,19).

Chỉ số J’ của ba loại rừng IIA (0,809), rừng IIB (0,823) và rừng IIIA1 (0,764) khác nhau rõ rệt; điều đó chứng tỏ ba loại rừng này có số lượng loài cây gỗ lớn không tương đồng với nhau.

Chỉ số α của rừng IIIA1 (22,09) cao hơn so với rừng IIA (19,47) và rừng IIB (14,26); điều đó chứng tỏ rừng giàu có sự đa dạng về loài cao hơn so với hai loại rừng còn lại.

nhau không lớn. Nguyên nhân là vì số lượng loài và mật độ của các quần xã thực vật trong ba loại rừng khác nhau không lớn. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng về số loài cây gỗ trong ba loại rừng IIA, rừng IIB, rừng IIIA1 không có sự khác biệt rõ rệt.

3.5.2.2. Tính đa dạng cây tái sinh ba loại rừng

Tính đa dạng về cây tái sinh của ba loại rừng (rừng IIIA1, rừng IIB, rừng IIA) cũng được xác định thông qua 4 chỉ số đa dạng là Margalef (d), Pielou (J’), Fisher (α) và Shannon - Weiner (H’log2) và được tổng hợp tại bảng 3.32.

Bảng 3.32. Tính đa dạng cây tái sinh của ba loại rừng IIA; IIB và IIIA1

TT Chỉ số đa dạng

Loại rừng

Tổng số IIA IIB IIIA1

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Số loài (S) 46 45 35 78 2 Số cây (N) 285 249 240 774 3 Margalef (d) 7,96 7,97 6,20 11,58 4 Pielou (J’) 0,744 0,802 0,865 0,809 5 Fisher (α) 15,52 16,05 16,05 21,64 6 Shannon-Weiner (H’log2) 4,11 4,41 4,44 5,09

Số loài cây gỗ tái sinh dưới tán của loại rừng IIIA1, rừng IIB và rừng IIA tương ứng là 35, 45 và 46 loài; tổng số 3 loại rừng là 78 loài.

Phân tích chỉ số d của Margalef cho thấy, độ phong phú về số loài cây tái sinh của loại rừng IIIA1 (6,20) thấp hơn so với loại rừng IIA (7,96) và loại rừng IIB (7,97).

Từ chỉ số J’ của ba loại rừng IIA (0,744), rừng IIB (0,802) và rừng IIIA1 (0,865) cho thấy, số lượng loài cây tái sinh khác nhau giữa ba loại rừng.

Chỉ số α của loại rừng IIA (15,52) thấp hơn so với loại rừng IIB (16,05) và rừng IIIA1 (16,05); điều đó chứng tỏ loại rừng nghèo có sự đa dạng về loài cây tái sinh thấp hơn so với hai loại rừng còn lại.

Chỉ số H’của ba loại rừng IIIA1 (4,44), rừng IIB (4,41) và rừng IIA (4,11) khác nhau không lớn; điều đó chứng tỏ tính đa dạng về số loài cây tái sinh dưới tán của ba loại rừng này cũng khác nhau không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)