Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho ba trạng thái rừng IIA;IIB và IIIA1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 91 - 92)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.6.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho ba trạng thái rừng IIA;IIB và IIIA1

3.6.2.1. Điều tiết tổ thành tầng cây cao

Kết quả nghiên cứu cho cả ba trạng thái rừng cho thấy: Hầu hết là những loài có giá trị kinh tế thấp, chiếm tầng trên của tán rừng, cần loại bỏ để cho các loài có giá trị kinh tế cao như: Re, Bứa, Trâm... phát triển. biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây có chất lượng tốt, giá trị cao phù hợp với mục đích kinh doanh. để tạo điều kiện hoàn cảnh rừng cho các loài cây có giá trị kinh tế phát triển.

3.6.2.2. Điều tiết mật độ tái sinh trong quá trình làm giàu rừng

Chất lượng tái sinh đảm bảo ở cả ba trạng thái rừng. Biện pháp lâm sinh làm giàu rừng bằng con đường trồng thêm một số loài cây có giá trị và tạo không gian sống thích hợp cho thế hệ cây tái sinh. Loại bỏ những loài cây có giá trị kinh tế thấp, để lại những loài cây có giá trị kinh tế cao làm cây mẹ gieo giống.

3.6.2.3. Quan tâm thế hệ cây tái sinh có triển vọng

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng loại rừng, minh họa tại bảng 3.37

Bảng 3.37. Phân loại trạng thái, đặc trưng và các biện pháp kỹ thuật chủ yếu

Trạng

thái Đặc trưng chủ yếu Biện pháp

lâm sinh

IIA

Phân bố N/D1.3 có dạng giảm, đỉnh lệch trái, cấp kính nhỏ. Rừng non đang phục hồi với đường kính bình quân 11.7 cm, mật độ 483 cây/ha, tổng diện ngang trung bình 5.19 m2/ha, trữ lượng từ 20.80 m3/ha, rất ít cây có đường kính lớn, số lượng cây tái sinh 5147 cây/ha, số lượng cây tái sinh có triển vọng cao trên 1m là 4373 cây/ha (chiếm 85%), phân bố cây tái sinh trên mặt đất có dạng cụm.

Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh có trồng bổ

sung

IIB

Phân bố N/D1.3 có dạng giảm, đỉnh lệch trái, cấp kính nhỏ. Rừng non đang phục hồi với đường kính bình quân từ 14.8cm, mật độ 318 cây/ha, tổng diện ngang 5.47m2/ha, trữ lượng từ 24.63 m3/ha, rất ít cây có đường kính lớn, số lượng cây tái sinh 4213 cây/ha, số lượng cây tái sinh có triển vọng có chiều cao trên 1m là 2693 cây /ha (chiếm 64%), phân bố cây tái sinh có dạng cụm.

Khoanh nuôi kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên IIIA1

Phân bố N/D1.3 có dạng giảm, rừng nghèo, các loài cây gỗ lớn còn sót lại hầu hết có giá trị kinh tế thấp. Cấu trúc rừng bị phá vỡ, chất lượng rừng kém. Phân bố cây tái sinh có dạng phân bố ngẫu nhiên và phân bố cụm. Trong rừng có nhiều mảng trống Điều chỉnh tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh

3.6.2.4. Lựa chọn nguồn gốc tái sinh hạt và tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển

Cả ba trạng thái rừng đều có cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình tương đối lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển như dọn vệ sinh, xúc tiến tái sinh. Mật độ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt tương đối cao vì vậy biện pháp kỹ thuật lâm sinh là ưu tiên tái sinh hạt. Cây có nguồn gốc từ hạt có đời sống lâu hơn so với cây có nguồn gốc từ chồi và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cũng tốt hơn so với cây có nguồn gốc từ chồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 91 - 92)