Thành phần dạng sống thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.5.3. Thành phần dạng sống thực vật

Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bất kỳ hệ thực vật nào là phân tích dạng sống. Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của cả hệ sinh thái. Dạng sống được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp thành những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường sống nơi đó.

Mỗi dạng sống có một kiểu trao đổi vật chất và năng lượng khác nhau và trở thành một đơn vị cấu trúc sinh thái quan trọng của quần xã.

Trên cơ sở thống kê các nhóm loài theo dạng sống theo phân loại của Warming tại khu vực điều tra bắt gặp các dạng sống.

Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.33.

Bảng 3.33. Dạng sống của các loài ở các trạng thái rừng

TTR Dạng sống IIA Tổng số loài: 80 IIB Tổng số loài: 110 IIIA1 Tổng số loài: 112 Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Cây gỗ 42 52,5 47 42,73 47 41,96 Cây bụi 13 16,25 27 24,54 29 25,89 Cây thân cỏ 7 8,75 12 10,9 11 9,82

Cây thân leo 6 7,5 9 8,18 8 7,14

Cây thắt nghẹt 6 7,5 8 7,27 9 8,03

Cây phụ sinh 4 5 5 4,55 7 6,25

Cây ký sinh 2 2,5 2 1,82 1 0,9

Kết quả bảng 3.33 cho thấy:

Ở cả ba trạng thái rừng dạng sống của cây thân gỗ đều chiếm tỷ lệ cao từ 41,96 % (trạng thái IIIA1) đến 52,5 % (trạng thái IIA).

Tuy nhiên, một số dạng sống khác cản trở sự phát triển của cây thân gỗ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể như dạng sống cây bụi từ 16,25 % (trạng thái IIA) đến 25,89 % (trạng thái IIIA1), dạng sống cây thân leo từ 7,14 % (trạng thái IIIA1 đến 8,18 % (trạng thái IIB), dạng sống cây thắt nghẹt từ 7,5 % (trạng thái IIA) đến 8,03 % (trạng thái IIIA1)…Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý khi đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, bỏ các loại cây phi mục đích ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tầng cây cao và tầng cây tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)