Một số biện pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 92 - 131)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.6.3. Một số biện pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng trong tương lai

3.6.3.1. Lựa chọn loài cây kinh doanh gỗ lớn

Nguyên tắc chung là lựa chọn những loài cây có giá trị kinh tế cao, những loài bản địa, đặc hữu đáp ứng nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài.

Qua điều tra thực tế cho thấy: Những loài cây gỗ lớn có mật độ tái sinh cao, chất lượng tốt, có chiều cao cây tái sinh vượt quá tầng cây bụi, thảm tươi, phân bố đều trên diện tích.

Tiến hành đơn giản hóa tổ thành loài cây: Loại bỏ một số loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế thấp, ví dụ: Thành ngạnh, Thấu tấu, Hoắc quang...

Lựa chọn loài cây kinh doanh gỗ lớn trên đây, chúng tôi đề xuất danh mục các loài cây kinh doanh gỗ lớn như: Lim xanh, Giổi, Giẻ gai....

3.6.3.2. Chọn loài cây trồng bổ sung

Trên nguyên tắc chọn loài cây kinh doanh gỗ lớn, những loài bản địa, đặc hữu đáp ứng nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài để trồng bổ sung. Loài cây chọn để trồng bổ sung là: Lim xanh, Giổi, Giẻ gai....

3.6.3.3. Tuyển chọn cây tái sinh kinh doanh gỗ lớn

Nguyên tắc: Giữ lại cây tốt, bài bỏ cây xấu. Điều chỉnh mật độ tái sinh cây gỗ lớn phân bố đều trên diện tích. Đơn giản hóa tổ thành loài cây tái sinh phù hợp với yêu cầu kinh doanh gỗ lớn.

3.6.3.4. Biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên

Sau khi tuyển chọn loài cây gỗ lớn và tuyển chọn cây tái sinh gỗ lớn, cần thiết tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau:

Điều tiết tổ thành loài cây tái sinh gỗ lớn thông qua chặt bỏ một số loài tái sinh gỗ lớn giá trị kinh tế thấp.

Điều chỉnh mật độ cây tái sinh kinh doanh gỗ lớn phân bố đều trên diện tích thông qua chặt bỏ một phần cây tái sinh của các loài gỗ khác, giải quyết mối quan hệ cạnh tranh giữa tái sinh của các loài cây gỗ lớn với các loài cây gỗ khác.

Điều chỉnh mối quan hệ giữa cây tái sinh gỗ lớn với tầng cây bụi, thảm tươi thông qua chặt bỏ một phần tầng thảm tươi, cây bụi chèn ép cây tái sinh gỗ lớn.

Ngoài ra cần thiết phải: Bảo đảm đúng luân kỳ khai thác như thiết kế tạo điều kiện cho thế hệ cây tái sinh gỗ lớn hiện nay vươn lên tầng tán rừng. Bảo vệ rừng nghiêm ngặt, chống tác động phá hoại của con người như khai thác gỗ, săn bắn....

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Từ hồ sơ và bản đồ hiện trạng đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu và xác định được ba trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu là IIA, IIB và IIIA1 với các trữ lượng lần lượt là 20,8 m3/ha, 24,63 m3/ha và 72,58 m3/ha.

2. Quy luật cấu trúc tầng cây cao nhìn chung tương đối ổn định và phù hợp với những kết quả của các Nhà khoa học đi trước khi nghiên cứu những quy luật này cho đối tượng rừng tự nhiên, lá rộng thường xanh ở nước ta:

* Đường biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính và chiều cao theo số cây ở cả ba trạng thái rừng đều có dạng đường cong giảm liên tục, tính chất giảm hay phạm vi biến động của chỉ tiêu đường kính và chiều cao rộng, hẹp biểu hiện ở những mức độ rất khác nhau, tùy từng trạng thái rừng và chưa có sự đồng nhất trong mạng hình phân bố cây theo cỡ đường kính, chiều cao.

* Phân bố Weibull là dạng phân bố lý thuyết hợp lý nhất dùng để mô phỏng phân bố số cây theo đường kính, số cây theo chiều cao, số loài cây theo đường kính và số loài cây theo chiều cao.

* Mối tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây rừng có thể mô tả thông qua dạng phương trình mũ là dạng phương trình toán tốt nhất cho cả ba trạng thái rừng.

* Giữa đường kính tán cây với đường kính ngang ngực tồn tại chặt chẽ dưới dạng phương trình đường thẳng. Tuy nhiên, mức độ chặt chẽ cũng biều hiện rất khác nhau thể hiện ở hệ số tương quan tính toán được cũng chưa có sự đồng nhất theo chiều hướng tăng giảm theo từng trạng thái.

3. Đề tài đã xây dựng thành công công thức tổ thành cho ba trạng thái IIA, IIB và IIIA1 trên cơ sở chỉ số quan trọng IV%, trong đó tổng số loài tầng cây cao lần lượt là 42, 46 và 47 loài.

4. Về tái sinh rừng đã xác định được tổ thành cho các trạng thái rừng với tổng số loài cây tái sinh ở các trạng thái lần lượt là: IIA có 21 loài, IIB có 28 loài và IIIA1 có 18 loài.

* Chất lượng cây con tái sinh kể cả về mật độ số cây trên ha và cả về chất lượng theo cấp chiều cao cho thấy cây tái sinh có triển vọng vươn lên tầng rừng là cao nhất

trong tổng số cây và được minh họa rõ nét tại bảng phân cấp đánh giá chất lượng tái sinh.

5. Số lượng loài hay độ phong phú của loài cây mẹ tầng trên để gieo giống cho thế hệ cây tái sinh ở hai trạng thái IIA và IIB tương đối phong phú thể hiện ở chỉ số tương đồng giữa tầng cây mẹ và tầng cây tái sinh ở cả ba trạng thái đều lớn hơn 0,5 và gần bằng 0,75, còn trạng thái IIIA1 thì thấp hơn chỉ 0,46.

6. Chỉ số tương đồng Cs về thành phần loài tầng cây cao giữa các trạng thái và nhận thấy rằng giữa hai trạng thái IIA và IIB thành phần loài có mức độ tương đồng tương đối cao (Cs = 0,75), giữa IIA và IIIA1, IIB và IIIA1 mức độ tương đồng về thành phần loài cây thấp (Cs = 0,45 và Cs = 0,38). Trạng thái IIIA1 có chỉ số đa dạng loài cây tầng cây cao cao nhất, tiếp đến là IIA và thấp nhất là IIB.

7. Về chỉ số đa dạng về thành phần loài tầng cây tái sinh thì trạng thái IIB lớn nhất, tiếp đến là IIA và thấp nhất là IIIA1.

8. Đã xác định được 7 dạng sống cơ bản trong khu vực nghiên cứu, đồng thời cũng đã chỉ ra hình thái phân bố của tầng cây cao ở cả ba trạng thái là phân bố ngẫu nhiên và tầng cây tái sinh là phân bố cụm.

9. Đề xuất được một số biện pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng cho từng trạng thái rừng.

ĐỀ NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả mà đề tài thu được, để có thể nhanh chóng và kịp thời vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế. Bước đầu, chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Cần tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở mức độ sâu và rộng hơn cả về nội dung cũng như số liệu nghiên cứu.

2. Nên mở rộng nghiên cứu các quy luật kết cấu khác như: Quy luật kết cấu tầng tán, quy luật kết cấu tuổi..., để có những kết quả tổng hợp đánh giá toàn diện quy luật cấu trúc lâm phần.

3. Kết quả mới chỉ là bước đầu do chưa có những kiểm nghiệm tính thích ứng. Vì vậy cần có những kiểm tra tiếp theo trước khi quyết định vận dụng vào thực tiển sản xuất./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu Khoa học Lâm nghiệp, Viện KHLN Việt Nam.

3. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô hình toán học để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng Khộp Tây Nguyên, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện KHLN Việt Nam.

4. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp. 91 (2) tr. 3-4.

6. Vũ Đình Huề (1984), Phân loại các kiểu rừng phục vụ sản xuất Lâm nghiệp, tạp chí Lâm nghiệp số 7/1984.

7. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu rừng nữa rụng lá, rụng lá Bằng Lăng (Lagerstromia calyculata Kurz) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác nuôi dưỡng ở ĐăkLăk – Tây Nguyên, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện KHLN Việt Nam. 8. Nguyễn Thế Hưng (2003), “ Sự biến động về mật độ và tổ thành loài cây tái sinh trong các trạng thái thực bì ở Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (1), tr. 99 – 100.

9. Đào Công Khanh (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện KHLN Việt Nam.

10. Triệu Văn Khôi (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng thứ sinh nghèo làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong điều chế rừng ở công ty

lâm nghiệp Mai Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ KHLN, Hà Nội.

11. Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Nghĩa Thìn và Lê Trần Chấn (2006), Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 98 trang.

12. Vũ Biệt Linh (1984), Vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh, Tạp chí Lâm nghiệp số 11/1984.

13. Loeschau (1961-1966), Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao lá rộng thường xanh nhiệt đới, Nguyễn Văn Khanh và Nguyễn Văn Thịnh dịch.

14. Nguyễn Thành Mến (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh sau khai thác và đề xuất biện pháp kỹ thuật

nuôi dưỡng rừng ở tỉnh Phú Yên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

15. Odum. E.P (1971), Cơ sở sinh thái học, tập I, II, Phạm Bình Quyền, Hoàng

Kim Nhuệ, Lê Vũ Khôi, Mai Đình Yên dịch NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1978.

16. Vũ Đình Phương (1988), Phương pháp phân chia loại hình rừng, Thông tin KHKT Lâm nghiệp, Viện KHLNVN số 1/1986.

17. Plaudy J, Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, tổng luận chuyên đề, số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.

18. Richard B. Primack (1999) Cơ sở sinh học bảo tồn (Võ Quý, Phạm Bình Quyền và Hoàng Văn Thắng dịch), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 365 trang.

19. Richards P. W (1952), Rừng mưa nhiệt đới tập I, II, III, NXB Khoa học, Hà Nội. 20. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp.

21. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh

vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26.

22. Phạm Đình Tam (2001), "Khả năng tái sinh phục hồi rừng sau khai thác tại Kon Hà Nừng", Nghiên cứu rừng tự nhiên, NXB Thống kê, Hà Nội, tr 122-128.

23. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi.

điều tra tăng trưởng rừng tự nhiên và rừng trồng, xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng rừng tự nhiên và biểu sinh trưởng rừng trồng, tóm tắt kết quả nghiên cứu KHKT 1987- 1988, viện KHLNVN.

25. Trần Xuân Thiệp (1995), Đánh giá tổng quát hiệu quả phương thức khai thác chọn tại Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh giai đoạn 1960-1990, Luận án PTS KHNN, Viện KHLNVN.

26. Lê Minh Trung (1991), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc phục vụ công tác nuôi dưỡng ở cao nguyên Đăk Nông, Đăk Lắc, Luận án PTS KHNN, Viện KHLNVN. 27. Thái Văn Trừng (1963, 1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, NXB KHKT Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Trương (1984), Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng gỗ hỗn loài, NXB KHKT, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, NXB KHKT, Hà Nội.

30. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp.

31. Nguyễn Văn Thông (2000), "Một số kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ".

32. Trần Xuân Thiệp (1995), "Vai trò tái sinh phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc", kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 1991-1995, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 57-61.

33. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994). "Về quá trình phục hồi rừng tự nhiên của thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau". Tạp chí Lâm nghiệp, (11), tr 16-17.

34. Trần Cẩm Tú (1999), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong điều chế rừng ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, Luận án TS Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

35. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

KHKT, Đại học Lâm Nghiệp, số 4/1986.

37. Nguyễn Hải Tuất, Ứng dụng lý thuyết hàm ngẫu nhiên để nghiêu cứu quá trình sinh trưởng của cây rừng, Thông tin KHKT, Trường Đại học Lâm nghiệp số 1-1991, tr 1-10.

38. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong nghiên cứu Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

39. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hình, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

TIẾNG ANH

40. Balley, D. Quantifying diameter distribution with the Weibull function. Forest Sci 21, (1973), 4 P427 – 431.

41. Batista, J. L. F, DoCourt, H. T. Z: Fitting the Weibull function to diameter distribution of Tropical tree species and forest, (4-Dirision – IUFRO) XIX World Congress (1992).

42. Fao, Forest volum estimation and yield prediction. Rome (1980).

43. P. Odum (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company.

44. P.W. Richards (1952), The Tropical Rain Forest, Cambridge University Press, London.

45. J.Van Steenis (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.

46. Odum, EP (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed.Press of WB. SAUNDERS Company.

47. A. Bratawinata (1994), Study of succesion on the secondary forest after shifting cultivation, Proceding of the International Menagement, pp 207-213.

48. Food and Agriculture Organization of the United Nations (1981), Manual of forest inventory, BLV Verlagsgesellschaft Munchen Basel Wien, 200 papes. 49. Gomez K.A., Gomez A.A., (1984), Statistical procedures for Agricultural

research, First edition published in the Philippines in 1976 by the International Rice Research Institute, Copyright in 1984 by John Wiley & Sons, Inc, 656 pages.

Phụ lục 01

DANH LỤC THỰC VẬT RỪNG PHỤC HỒI HUYỆN VÂN CANH, BÌNH ĐỊNH

POLYPODIOPHYTA: NGÀNH THÔNG ĐẤT

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Ghi chú Giá trị sử

dụng

1. LYCOPODIACEAE HỌ THÔNG ĐẤT

1 Lycopodium cernuum Thông đất 3 Th.C

2. SELAGINELIACEAE HỌ QUYỂN BÁ

2 Selaginella involvens Quyển bá 3

3 Selaginella petelottii Quyển bá râu 3 C

POLYPODIOPHYTA: NGÀNH DƯƠNG XỈ

3.ATHYRIACEAE HỌ QUYẾT ĐỂ LỢP

4 Adiantun capillus Tóc thần vệ nữ 3

5 Diplazium donianum Rau dớn 3 R, Th

4. BLENACEAE HỌ QUYẾT LÁ DỪA

6 Blechuum erintale Quyết lá dừa 3

5. HYMENODIHILIACEAE HỌ LÁ MĂNG

7 Microgontum beccarianum Quyết lá nhỏ 3

6. LINDSAEACEAE HỌ HÀNH ĐEN

8 Schizoloma ensifomis Choại 3 Th

7. LYGODIACEAE HỌ BÒNG BONG

9 Lygodium conforme Bòng bong 1.6

10 L. digitatum Bòng bong ngón tay 1.6

11 L. Japonicum Bòng bong lá to 1.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 92 - 131)