Nguyên nhân hòa giải thành công và không thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Nguyên nhân hòa giải thành công và không thành công

3.4.1.1 Nguyên nhân hòa giải thành công

Trong thời gian qua, thành phố luôn quan tâm xây dựng và kiện toàn các hội đồng hòa giải cơ sở. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể thì sẽ mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh UBND. Ngoài ra, các cấp luôn quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật và cung cấp các tài liệu có liên quan; tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho công chức hòa giải thông qua các buổi tập huấn chuyên ngành (chương trình Semla), các buổi hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai… để các hòa giải viên có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Qua điều tra, khảo sát thì tại địa phương cũng đã bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cho cán bộ địa chính về công tác HGTCĐĐ trong năm 2014 đã tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên với 24 ý kiến cán bộ địa chính phỏng vấn chiếm 88,9%.

Bảng 3.11.Tổng hợp ý kiến về việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính trong công tác hoà giải tranh chấp đất đai năm 2014

TT Nội dung tiêu chí Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ %

Việc tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ

Có 24 88,90

1 Không 1 3,70

Không trả lời 2 7,40

Tổng cộng 27 100

Tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc

Dễ hiểu 23 85,20

2 Khó hiểu 2 7,40

Không trả lời 2 7,40

Tổng cộng 27 100

Sự hợp lý của nội dung tài liệu

Hợp lý 22 81,50

3 Không hợp lý 2 7,40

Không trả lời 3 11,10

Tổng cộng 27 100

Nguồn: Điều tra thực tế

Cũng qua Bảng 3.11 thì đa số cán bộ địa chính cũng đánh giá cao việc cung cấp tài liệu với nội dung hướng dẫn hợp lý (85,5%) và dễ hiểu (85,2%). Điều này thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ địa chính, là cơ sở để việc giải quyết TCĐĐ đạt hiệu quả cao.

Công tác hòa giải cơ sở đạt hiệu quả cao, góp phần giảm bớt số lượng các vụ TCĐĐ giải quyết tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức, tiền của. Đối với những vụ việc đã tổ chức hòa giải nhưng không thành công, quá trình hòa giải giúp các đối tượng tranh chấp có điều kiện trình bày ý kiến của mình. Mặt khác, công chức giải quyết tranh chấp có thông tin hai chiều từ bên tranh chấp và bên bị tranh chấp, phát hiện những thông tin mới không được trình bày trong đơn yêu cầu giải quyết TCĐĐ. Buổi hòa giải cơ sở tạo điều kiện cho công chức hòa giải giải thích một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người SDĐ, tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai. Trường hợp các bên tranh chấp không thỏa thuận được và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, khối lượng thông tin các bên thu thập được tại buổi hòa giải cơ sở, quá trình giải quyết

Bảng 3.12. Số trường hợp thay đổi ý kiến sau hòa giải thành công tại Thành phố Huế giai đoạn 2009 – 2014

STT Đơn vị Số vụ TCĐĐ Hòa giải thành công Tỷ lệ hòa giải thành (%) Số vụ thay đổi ý kiến sau khi hòa giải thành công Tỷ lệ có thay đổi ý kiến sau hòa giải thành công (%) 1 Phường Đúc 33 18 54,54 0 0 2 Phường Vĩnh Ninh 44 15 34,09 0 0 3 Phường Phú Thuận 21 16 76,19 1 4,76 4 Phường Phú Hòa 29 14 48,27 1 3,44 5 Phường Phú Hiệp 50 22 44,00 0 0 6 Phường Phú Cát 26 12 40,82 1 3,84 7 Phường Phú Bình 14 8 46,15 0 0 8 Phường An Cựu 45 23 51,11 1 2,22 9 Phường Xuân Phú 27 14 51,85 0 0 10 Phường Vĩ Dạ 85 46 54,11 0 0 11 Phường Trường An 53 21 39,62 0 0

12 Phường Thuỷ Xuân 57 33 57,89 0 0

13 Phường Thuỷ Biều 22 10 45,45 1 4,54

14 Phường Phước Vĩnh 37 20 54,05 0 0 15 Phường Phú Hội 63 36 57,14 0 0 16 Phường An Tây 63 24 38,09 1 1,58 17 Phường An Đông 79 47 59,49 0 0 18 Phường Thuận Thành 29 14 48,27 0 0 19 Phường Thuận Lộc 38 13 34,21 0 0

20 Phường Thuận Hoà 32 13 37,70 0 0

21 Phường Tây Lộc 50 20 40,62 0 0

22 Phường Phú Nhuận 61 28 33,70 2 3,27

23 Phường Kim Long 34 18 45,90 3 8,82

STT Đơn vị Số vụ TCĐĐ Hòa giải thành công Tỷ lệ hòa giải thành (%) Số vụ thay đổi ý kiến sau khi hòa giải thành công Tỷ lệ có thay đổi ý kiến sau hòa giải thành công (%)

25 Phường Hương Long 86 36 56,25 0 0

26 Phường An Hoà 22 12 45,45 0 0

27 Phường Phú Hậu 32 15 54,54 0 0

Tổng cộng 1148 557 47,51 11 1,2

Nguồn: UBND các Phường

Với tổng số 557 vụ hòa giải thành công tại cơ sở, có 19 vụ sau khi hòa giải thành, các bên tranh chấp thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu, chiếm 1,04%. Một số địa phương có tỷ lệ các đối tượng thay đổi ý kiến sau khi hòa giải cao là phường An Tây (4,76%), phường Phú Nhuận (4,36%), phường An Cựu (4%). Nguyên nhân chủ yếu là do biên bản hòa giải TCĐĐ không có tính bắt buộc các đối tượng phải thi hành. Thông thường, sau khi hòa giải, đối tượng tranh chấp chịu sự tác động về tâm lý bởi những người quan tâm đến vụ tranh chấp. Nếu có những lời nhận xét cho rằng thỏa thuận theo biên bản hòa giải ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì đối tượng tranh chấp sẽ thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu. Biên bản hòa giải có ý nghĩa là bằng chứng cho sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, không có tính pháp lý như quyết định giải quyết TCĐĐ. Biên bản chỉ có hiệu lực khi được các bên tranh chấp công nhận và thực hiện. Do đó, đối với 19 trường hợp đối tượng tranh chấp thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu, sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Như vậy, công tác hòa giải cơ sở đã góp phần giải quyết dứt điểm 820 vụ TCĐĐ thông qua công tác hòa giải tại cơ sở. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác HGTCĐĐ ở địa phương được thành công theo cán bộ địa chính tại bảng 3.13 là do sự hợp tác của các bên (93,60%) và năng lực hòa giải của cán bộ (48,15%), yếu tố quan trọng không kém là sự nỗ lực từ gia đình. Tương tự ý kiến của cán bộ địa chính thì t h e o đ ố i t ư ợ n g t r a n h c h ấ p t h ì yếu tố làm cho hòa giải thành công lớn nhất c ũ n g là sự hợp tác của các bên (40,74%) và tiếp theo mới là năng lực của cán bộ hoà giải.

Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân hoà giải thành công

Các nguyên nhân hòa giải thành công

Ý kiến cán bộ địa chính Ý kiến người dân Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Sự nỗ lực của gia đình 11 40,74 30 18,52

Năng lực hòa giải của cán bộ 13 48,15 52 30,10

Sự hợp tác của các bên 25 93,60 66 40,74

Khác (quy định của pháp luật, tranh

chấp nhỏ….) 3 11,11 3 1,85

Nguồn: Điều tra thực tế

Như vậy, qua Hộp thoại 1 có thể thấy rõ để kết quả hòa giải thành công cần rất nhiều yếu tố tác động vào quá trình đó. Một trong những yếu tố quan trọng là năng lực của cán bộ qua việc khảo sát thực địa và với sự tận tâm, tận tình trong quá trình điều ra

Hộp thoại 1: Trường hợp hòa giải thành công

Vụ giữa ông Trần Anh Sơn và ông Phan Văn Anh (Kiệt 184 Phan Chu Trinh, Phường phước Vĩnh, TP. Huế)

a. Vụ việc: Vào tháng 4 năm 2015 giữa hai nhà có sự tranh chấp về ranh giới, ngõ đi và diện tích đất đai. Ông Phan Văn Anh (11/184 Phan Chu Trinh) nhận chuyển nhượng mảnh đất của một người sống lâu năm trong khu tập thể, sau khi mua ông Phan Văn Anh muốn xây dựng nhà ở. Nhưng theo ông Trần Anh Sơn (nhà số 9/184) diện tích đất của ông Phan Văn Anh đã lấn sang diện tích nhà mình (phần diện tích ở ngõ đi chung). Vậy nên đã xảy ra tranh chấp đất đai.

b. Giải quyết.

- Hai gia đình đã xảy ra tranh chấp và đã không có được tiếng nói chung.

- Hòa giải tại khu tập thể: hai gia đình lên tổ trưởng của khu tập thể để trình bày nhưng vẫn không tìm được cách giải quyết thỏa đáng cho hai gia đình. Vậy nên theo ý kiến của mọi người, hai gia đình đã nhờ UBND Phường Phước Vĩnh giải quyết.

- Hòa giải tại phường: Vì đây là tranh chấp về diện tích nên UBND Phường Phước Vĩnh đã thành lập Hội đồng hoà giải. Một đoàn làm việc gồm 2 thành viên là công chức địa chính đã về đo lại diện tích đất của hai nhà. Sau khi tính toán thì gia đình ôngPhan Văn Anh (nhà số 10) đã lấn sang ngõ nhà ông Trần Anh Sơn (nhà số 9) khoảng 60cm đất (tính theo chiều dài). Sau khi triệu tập các đối tượng Chủ tịch UBND phường đã tiến hành hoà giải bằng cách đưa ra những kết luận của đoàn làm việc, giải thích cho các bên hiểu những quy định của pháp luật đất đai và thực tế tranh chấp. Sau đó, các bên ký xác nhận vào biên bản hoà giải thành buộc ông Phan Văn Anh trả lại phần đất lấn.

c. Ý kiến hai gia đình: hai gia đình đồng tình với kết quả và không xảy ra tái tranh chấp nữa. Như vậy việc tranh chấp đã được giải quyết xong.

làm rõ nội dung tranh chấp. Từ đó phân tích cho các đối tượng tranh chấp hiểu rõ bản chất sự việc trên cơ sở quy định của pháp luật và vận động các bên phối hợp, hợp tác với cán bộ địa phương giải quyết tranh chấp. Sự nỗ lực của các bên nói chung và gia đình nói riêng quyết định đến quá trình hòa giải cũng như việc thực hiện các cam kết trong biên bản hòa giải tránh tình trạng không thực thi kết quả hòa giải và phát sinh tranh chấp và vi phạm pháp luật khác.

3.4.1.2 Nguyên nhân của hòa giải không thành công

Các vụ TCĐĐ mà UBND phường hòa giải thành công thường là các vụ việc đơn giản, cơ sở pháp lý để giải quyết tương đối rõ ràng (lưu giữ trong hồ sơ địa chính ở địa phương, có quy định cụ thể về pháp luật giải quyết). Bên cạnh đó, các đối tượng tranh chấp là những người trọng tình làng nghĩa xóm và có thiện chí hòa giải. Tuy nhiên, trải qua các thời kì thực hiện chính sách đất đai, nguồn gốc đất đai tại thành phố khá phức tạp, một số vụ việc thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết (hồ sơ địa chính thiếu, không có hoặc thay đổi; việc trích lục giấy tờ về nhà đất tại các cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn...) UBND cơ sở khó hòa giải thành công.

Ngoài ra, theo bảng 3.14 về điều tra nguyên nhân hòa giải không thành công thì cán bộ địa chính cho rằng thì việc người dân thiếu hiểu biết, thiếu sự hợp tác của các bên được đánh giá cao và coi là nguyên nhân chính của việc hòa giải không thành công (20%), còn yếu tố bất hợp tác giữa các bên liên quan được người dân cho rằng đó là nguyên nhân chính của việc hòa giải thất bại (75,92%).

Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân hoà giải không thành công

Các nguyên nhân hòa giải không thành công

Ý kiến cán bộ địa chính

Ý kiến người dân

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Người dân thiếu hiểu biết 20 70,07 98 60,49

Năng lực hòa giải của cán bộ 4 14,81 45 27,77

Sự hợp tác của các bên 20 70,07 123 75,92

Khác (quy định của pháp luật, giá trị tranh chấp lớn….)

7 25,92 19 11,72

Qua Hộp thoại 2 có thể thấy rất rõ là các bên không cùa thỏa thuận, hợp tác với nhau. Sự bất đồng quan điểm và với giá trị tài sản lớn đã dẫn tới sự bất thành trong HGTCĐĐ.

Như vậy, công tác hòa giải cơ sở tại Thành phố Huế đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết gần 50% số lượng vụ TCĐĐ tại TP Huế. Công tác hòa giải TCĐĐ có vai trò giúp công chức hòa giải tìm hiểu thông tin vụ việc tranh chấp, trên cơ sở đó, công chức địa chính xã kết hợp với những hiểu biết của mình về nguồn gốc đất đai tại địa phương để tham mưu cho công chức giải quyết TCĐĐ về nguồn gốc SDĐ. Mặt khác, thông qua các buổi hòa giải cơ sở, công chức hòa giải tuyên truyền pháp luật đất đai cho các bên tranh chấp, góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật đất đai của người SDĐ. Vì vậy, trong thời gian tới, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho công chức hòa giải, đồng thời có chế độ phụ cấp thích hợp, khuyến khích các địa phương tổ chức hòa giải thành công.

3.4.2. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai tại Thành phố Huế

Để công tác HGTCĐĐ được thực hiện đúng pháp luật và có kết quả cao thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong thời gian vừa qua trên địa bàn Thành phố Huế mặc dù công tác HGTCĐĐ đã đạt được một số kết quả nhất định tuy nhiên bên cạnh đó một số phường vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Những khó khăn

Hộp thoại 2: Trường hợp hòa giải không thành công

- Thông tin chủ hộ: Đặng Văn Minh. Tuổi: 69. Nghề nghiệp: Hưu trí. Địa chỉ: 3/22 Điện Biên Phủ - Thành phố Huế.

- Tình hình tranh chấp:

Năm 1977 Ông Đặng Văn Hoá sử dụng 150 m2 đất ở tại 3/22 điện Biên Phủ (hiện nay) đi qua Mỹ định cư ở đó và giao lại nhà cho em trai là ông Đặng Văn Minh ở. Năm 2009 Ông Trặng Văn Hoá trở về Việt Nam với mong muốn lấy lại đất và nhà để xây nhà nhà thờ. Vì không cùng quan điểm, hơn nữa 150m2 đất đã được cấp GCNQSDĐ cho ông Đặng Văn Minh. Tranh chấp xảy ra.

Hòa giải không thành công.

Do nhiều nguyên nhân: 1 bên bị đơn không chịu hợp tác giải quyết.

Không giải quyết được bằng hình thức hòa giải phải nhờ đến Tòa án nhân dân TP Huế giải quyết.

thường gặp khi hòa giải tranh chấp đất đai ở địa phương qua Bảng 3.15 có thể thấy khoa khăn lớn nhất là sự hợp tác của người dân (77,77%) và việc năng lực hiểu biết của người dân còn hạn chế (77%).

Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến về những khó khăn thường gặp khi HGTCĐĐ tại địa phương.

TT Những khó khăn thường gặp khi HGTCĐĐ Số lượng Tỷ lệ %

1 Kinh phí 10 37,04

2 Điều kiện làm việc 1 3,70

3 Người dân không hiểu biết 21 77,77

4 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ 7 25,92

5 Thiếu sự hợp tác của người dân 21 77,77

6 Thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể 3 11,11

7 Dư luận xã hội 4 14,81

8 Thiếu sự quan tâm lãnh đạo 1 3,70

9 Khác 2 7,40

Nguồn: Điều tra thực tế 3.4.2.1. Nhận thức pháp luật của người dân

Người có tranh chấp rất cần phải hiểu biết về một số quy định trong Luật đất đai về hòa giải trong tranh chấp đất đai, nhưng thực tế gần 39,50% người có tranh chấp trả lời là không biết quy định trong luật đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)