Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì Nhà nước có trách nhiệm quản lý đất đai với 13 nội dung, qua việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước theo luật định thì các cơ quan nhà nước sẽ nắm chắc được tình hình sử dụng đất của người SDĐ trên cơ ở đó sẽ phân phối và phân phối lại đất đai nhằm sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm hơn. Ngoài ra, qua các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thanh tra, kiểm tra và giám sát được việc sử dụng đất của người sử dụng đất. Qua quá trình 10 năm thực hiện Luật đất đai 2003 đã cho thấy tầm quan trọng của việc thực thi các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, tuy nhiên một số nội dung không còn phù hợp với thời kỳ mới và cần thiết phải bổ sung những nội dung quản lý khác đã phát sinh. Vì vậy Luật đất đai 2013 ra đời và đã bổ sung, thay thế mới một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Hiện tại theo quy định tại điều 22 Luật đất đai 2013 các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý 15 nội dung. Thời gian qua các cơ quan ban ngành có thẩm quyền trên địa bàn Thành phố Huế đã tích cực triển khai đầy đủ hoạt động quản lý nhà nước về đất đai theo quy định mới. Tuy nhiên, trong nội dung của đề tài sẽ chỉ khái quát những nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến tình hình TCĐĐ và hoạt động HGTCĐĐ.

3.2.3.1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã được ban hành

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt của cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật đất đai. Việc ban hành các văn bản cụ thể hoá các các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời tổ chức đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các văn bản trên địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai năm 2013 được UBND Thành phố thực hiện, bao gồm:

- Quyết định số 653/2005/QĐ-UB ngày 24/5/2005 về việc ban hành bản "Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại Trung tâm nghiệp vụ hành chính công Thành phố"

- Thông báo 322/UBND-TB ngày 16/9/2005 cùng với Kế hoạch số 1444/KH- UBND để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân trên toàn địa bàn thành phố;

- Công văn 750/UBND-NĐ ngày 30/5/2006 về thủ tục xác định nguồn gốc SDĐ và bồi thường về đất của dự án giải tỏa.

- Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của UBND TP Huế về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn định giá đất, hồ sơ, tài liệu, tổ chức và cán bộ công chức làm công tác định giá đất.

- Quyết định số 606/2010/QĐ-UBND ngày 27/01/2010 của UBND TP Huế về việc quy định trình tự, thủ tục giao đất cho người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố.

- Công văn số 1099/CV-UB ngày 27/9/2004 về việc triển khai Luật Đất đai năm 2003; - Thông báo số 377/TB-UBND và 378/TB-UBND ngày 14/12/2009 về việc thi hành nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ;

- Chỉ thị số 04/2013/CT-UBND ngày 05/01/2013 của UBND Thành phố về tiếp tục đẩy nhanh và hoàn thiện cơ bản việc cấp GCN QSDĐ, QSHN ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Kế hoạch số 443/KH-UBND ngày 05/3/2013 về triển khai thực hiện công tác đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ;

- Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp GCN QSDĐ;

- Quyết định số 1965/QĐ-BCĐ ngày 04/6/2013 về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo cấp GCN QSDĐ;

- Phương án số 1455/PA-BCĐ ngày 17/6/2013 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ;

- Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 về việc thành lập Hội đồng tư vấn xét duyệt cấp GCN QSDĐ;

- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 15/01/2014 về triển khai công tác cấp GCN QSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

3.2.3.2. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính

Cho đến nay, toàn thành phố đã hoàn thành xong việc đo đạc lập bản đồ địa chính và đã thực hiện công tác chỉnh lý theo dự án GIS Huế cho 27 phường trên địa bàn Thành phố Huế.

Công tác đo đạc bản đồ đã từng bước áp dụng có hiệu quả các công nghệ đo đạc hiện đại đáp ứng được yêu cầu lập hồ sơ quản lý SDĐ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu của các ngành, các địa phương.

3.2.3.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Phương án quy hoạch kế hoạch, SDĐ của Thành phố Huế đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn thành phố có 02 thời kỳ quy hoạch SDĐ:

- Quy hoạch, kế hoạch SDĐ Thành phố Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ đến năm 2010 của Thành phố Huế đến ngày 30/12/2009 mới được phê duyệt theo Quyết định số 2873/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên đã làm chậm trễ quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch. Đây là nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu quy hoạch trong kỳ không đạt tỷ lệ cao.

- Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2011-2015):

Trên cơ sở quy hoạch SDĐ cấp tỉnh đã được được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh phân bổ chi tiêu quy hoạch SDĐ cấp tỉnh đến năm 2020 cho TP Huế. Đến nay, Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 05 năm (2011-2015) của TP Huế đã được Hội

đồng thẩm định quy hoạch SDĐ cấp tỉnh thẩm định và đã được phê duyệt tại Quyết định 07/QĐ-UBND ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, các chỉ tiêu trong phương án Quy hoạch SDĐ của thành phố hoàn toàn phù hợp với các chỉ tiêu đã được UBND tỉnh phân khai, phù hợp với QH SDĐ cấp tỉnh.

Về công tác quy hoạch SDĐ cấp phường, do các phường đã có quy hoạch chi tiết về xây dựng nên việc lập quy hoạch SDĐ không phải tiến hành. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi các phường mới được thành lập thì việc tiến hành lập quy hoạch SDĐ đối với các phường này là vô cùng cần thiết góp phần vào công tác quản lý của chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ hơn, cụ thể là các phường: Hương Sơ, An Hòa, An Đông, An Tây, Thủy Xuân, Hương Long, Thủy Biều. Tùy vào từng điều kiện cụ thể, các phường có thể tiến hành lập Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ kỳ đầu 2011-2015 hoặc lồng ghép nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào quy hoạch chi tiết xây dựng của các phường.

3.2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ

Bảng 3.3. Giao, cho thuê cho các đối tượng quản lý, sử dụng

Mục đích sử dụng đất Tổng số Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức trong nước Tổ chức NN, cá nhân UBND cấp xã Tổ chức kinh tế Cơ quan đơn vị của Nhà nước Tổ chức khác Nhà đầu tư Liên doanh 100% vốn NN Tổng diện tích 5731,09 3464,60 987,08 416,32 630,69 147,99 0,50 0,91 Đất nông nghiệp 2099,46 1621,24 225,38 225,65 27,19 Đất phi nông nghiệp 3631,63 1843,36 761,70 190,67 630,69 120,80 0,50 0,91

Nguồn: Phòng TN&MT Thành phố Huế

Đến nay, toàn thành phố đã giao, cho thuê cho các tổ chức, cá nhân và giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng cụ thể như sau:

- Giao đất cho các đối tượng sử dụng, gồm:

+ Diện tích hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng là 3.464,60 ha; + Diện tích UBND cấp xã sử dụng là 987,08 ha;

+ Diện tích các tổ chức kinh tế đang sử dụng là 416,32 ha; + Diện tích cơ quan đơn vị nhà nước đang sử dụng là 630,69 ha; + Diện tích các tổ chức khác đang sử dụng là 147,99 ha;

+ Diện tích đất của tổ chức liên doanh hiện đang sử dụng là 0,50 ha; + Diện tích của các tổ chức 100% vốn nước ngoài là 0,91 ha;

+ Diện tích của các tổ chức khác 143,42 ha - Giao đất cho các đối tượng quản lý, gồm:

+ Diện tích đất do cộng đồng dân cư quản lý là 83 ha; + Diện tích đất do UBND cấp xã quản lý là 1.433,11 ha;

3.2.3.5. Công tác cấp GCN QSDĐ, QSHN ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là GCN) cho cá nhân cùng với một số công tác khác có liên quan:

- Phối hợp với Sở TN&MT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật đất đai 2003 cho cán bộ lãnh đạo và công chức địa chính 27 phường và cán bộ, công chức của Văn phòng Đăng ký QSD đất TP Phòng TN&MT thành phố.

Bảng 3.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình đủ điều kiện đến 30/6/2014

STT Loại đất Số lượng GCN đã cấp (ha)

Diện tích đã cấp

GCN (ha) Tỷ lệ %

1 Đất ở 1640,42 1573,40 95,91

2 Sản xuất nông nghiêp 1063,11 1012,77 95,26

3 Tín ngưỡng 69,80 33,71 48,30

4 Bình quân 2773,33 2619,88 94,47

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trườngThành phố Huế

Tổng số giấy CN/QSDĐ đã cấp tính đến 30/6/2014 là 51.045hồ sơ đủ điều kiện đạt tỷ lệ 94,47% .

Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp, TP Huế đang hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để quản lý, SDĐ trên toàn tỉnh.

3.2.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Từ năm 2000 trở lại đây, thành phố đã thực hiện đầy đủ công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo đúng quy định hiện hành.

Hàng năm, thành phố đã tiến hành điều tra và thống kê biến động đất đai trong năm. Trong đợt tổng kiểm kê đất đai năm 2010 thành phố và 27 phường đã tiến hành thực hiện và phối hợp các cơ quan chuyên môn xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ. Qua công tác kiểm kê, thống kê đất đai đã góp một phần không nhỏ cho công tác quản lý đất đai của thành phố.

3.2.3.7. Quản lý, giám sát thực hiện quyền, nghĩa vụ của người SDĐ

Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người SDĐ ngày một tốt hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế.

3.2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai được thành phố và các cấp, các ngành quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý SDĐ đai để có các giải pháp khắc phục kịp thời. Hàng năm có kế hoạch triển khai việc kiểm tra và xử lý các vi phạm về đất đai.

- Công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo, TCĐĐ: Trong năm 2014:

+ Đã tiếp nhận đơn thư của công dân: 356 đơn

+ Số đơn đã thẩm tra, xác minh, giải quyết, đề xuất giải quyết: 297 đơn

Nhìn chung trên địa bàn thành phố có vi phạm trong quản lý, SDĐ đai trong những năm trước đây như cấp đất không đúng thẩm quyền, SDĐ không đúng mục đích, không có hiệu quả,… nhưng đã được xem xét giải quyết từ cơ sở, không có khiếu kiện kéo dài.

3.2.4. Đánh giá kết quả và những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 1993 công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp. Việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đạt được những kết quả nhất định. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ, kiểm kê, thống kê đất đai, giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra giải quyết các đơn thư khiếu nại đã được tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, nhằm giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, UBND thành phố cũng đã chú trọng hoàn thiện tổ chức ngành Tài

nguyên và Môi trường đủ về lực lượng, nắm vững về chuyên môn, từng bước đầu tư thiết bị để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Tuy nhiên, do đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc SDĐ mang nặng tính lịch sử, tư duy của một bộ phận nhân dân chưa phù hợp với quy định của pháp luật, một số nơi quản lý đất đai thiếu chặt chẽ nên dẫn đến có những tồn tại nhất định trong công tác quản lý như:

- Tình hình biến động đất đai khá lớn, các tài liệu về đất đai cần cập nhật thường xuyên, trong khi cán bộ, công chức chuyên môn cơ sở còn thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm, hay thay đổi nên có nhiều nơi tài liệu phản ánh chưa kịp với thực tế.

- Chưa điều tra đánh giá tổng hợp đất đai một cách có hệ thống, chưa cung cấp thông tin một cách chính xác về số lượng và chất lượng đất khi tiến hành xây dựng các dự án nên dẫn đến tính khả thi của các dự án không cao.

- Quan niệm về sở hữu đất đai của người dân không rõ ràng ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp, thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

- Thị trường về QSDĐ còn phát triển tự phát, chưa có sự điều tiết giá đất hợp lý dẫn đến giá đất còn mang yếu tố ảo, nhiều nơi không phù hợp với thực tế.

- Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị và các khu công nghiệp, một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng; dân số ngày càng tăng nên quỹ đất ở, đất canh tác hạn chế. Mặt khác, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, giá trị đất đai ngày càng tăng cũng là nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện.

- Do cơ chế, chính sách pháp luật đang trong giai đoạn bổ sung, hoàn thiện, nhiều lần bổ sung, sửa đổi; đặc biệt là việc giá đền bù giải toả chưa sát với thực tế; giá đền bù thấp nên ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

3.3. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Huế từ năm 2009 đến năm 2014

3.3.1. Đánh giá trình tự thủ tục giải quyết TCĐĐ áp dụng trên địa bàn Thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)