Tình hình tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 54 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Tình hình tranh chấp đất đai

Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế không ngừng chú trọng kiện toàn đội ngũ công chức thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết TCĐĐ. Hiện tại, Phòng TN&MT thành phố có ba công chức chuyên trách đảm nhiệm công tác giải quyết TCĐĐ và một số công chức mang tính chất kiêm nhiệm hai hay ba lĩnh vực. Tại Thanh tra TP hiện có 11 công chức, trong đó 8 thanh tra viên, 3 chuyên viên. Tại Sở TNMT, các vụ việc TCĐĐ được giao cho Thanh tra Sở TNMT với đội ngũ gồm: 15 công chức, trong đó có 7 thanh tra viên và 6 chuyên viên chuyên trách, 02 cán sự, cơ bản đáp ứng được công tác giải quyết TCĐĐ đúng thời hạn và thủ tục, nhưng một số vụ TCĐĐ liên quan đến tổ chức vẫn còn tồn đọng, có nhiều vụ giải quyết kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan là bản thân người trực tiếp thụ lý hồ sơ chưa toàn diện, nắm các quy định, năng lực, chuyên môn còn hạn chế. Đội ngũ thanh tra viên và chuyên viên tại Thanh tra Sở TN&MT không chỉ giải quyết TCĐĐ mà còn xử lý những lĩnh vực khác, bao gồm cả những vấn đề về môi trường, khoáng sản tài nguyên nước, biển.

Các Phường trên địa bàn thành phố có hai công chức địa chính chuyên trách, đảm nhận những công việc chung liên quan đến công tác quản lý đất đai. Do biên chế lực lượng làm công tác giải quyết TCĐĐ có hạn, trong khi đó, số vụ việc TCĐĐ ngày càng gia tăng dẫn đến việc một số vụ việc không thể giải quyết đúng thời hạn luật định. Một số vụ việc tồn đọng, kéo dài qua năm sau, một số vụ việc không đủ cơ sở và căn cứ giải quyết. Đối với những vụ việc đã được giải quyết, hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết tranh chấp chưa cao.

Hiện tại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa quy định, ban hành văn bản cụ thể giải quyết TCĐĐ trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, các TCĐĐ tại TP Huế được giải quyết theo các văn bản pháp luật của Chính phủ và Bộ TNMT. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ ban hành một số văn bản giải quyết các vấn đề về đất đai, trong đó một số văn bản liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết TCĐĐ như Quyết định 1704/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Hội đồng Tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của tỉnh, Quyết định 1807/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ thị 18/2006/CT-UBND, ngày 15/5/2006 của UBND tỉnh về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ thị 21/CT-UBND ngày 20/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, Quyết định 1490/2007/QĐ- UBND quy định về thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông báo 01/TB-VPUB ban hành ngày 03/01/2011 về việc phân công nhiệm vụ công chức, chuyên viên phòng tiếp tân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Và nhiều văn bản khác.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật về giải quyết TCĐĐ còn tồn tại một số hạn chế nhất định, số lượng văn bản liên quan nhiều, do đó việc áp dụng các văn bản pháp luật của các Phường, UBND thành phố và UBND tỉnh còn thiếu tính nhất quán, gây khó khăn trong công tác giải quyết TCĐĐ. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện khá thường xuyên, gồm cả kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất nhưng nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Một số trường hợp công chức giải quyết TCĐĐ chưa đúng quy định pháp luật về mặt thời gian nhưng vẫn chưa bị xử lý.

Hiện nay, trong quá trình đô thị hoá và mở rộng đô thị cùng với sự gia tăng dân số vẩn ở tỷ lệ cao, đặc biệt do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng tranh chấp đất đai một cách gay gắt. Nhiều trường hợp mâu thuẫn trong quá trình SDĐ được giải quyết kịp thời, người SDĐ không gửi đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước giải quyết TCĐĐ. Nhiều vụ TCĐĐ đã diễn ra nhưng hai bên tự thương lượng được với nhau và giải quyết được mâu thuẫn. Tuy nhiên, phần lớn mâu thuẫn về lợi ích kéo dài, đến một thời điểm nào đó xảy ra xung đột giữa các bên, một bên không kiềm chế được dẫn đến tranh chấp.

Trong thời gian qua, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai, nhà ở trong nội bộ nhân dân ở TP Huế có chiều hướng gia tăng. TCĐĐ, nhà ở là loại tranh chấp phức tạp và khó giải quyết nhất. Nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đánh mất tình cảm gia đình, láng giềng, gây mất trật tự an ninh, nhiều trường hợp từ dân sự chuyển thành hình sự. Do đó, việc giải quyết nhanh, kịp thời các TCĐĐ mới phát sinh là vấn đề các cơ quan quản lý đất đai tại Thành phố quan tâm nhất.

Bảng 3.7. Số lượng đơn TCĐĐ tại các Phường giai đoạn 2009 – 2014

STT Tên đơn vị Số vụ TCĐĐ tại

TP Huế Tỷ lệ % 1 Phường Đúc 33 3,46 2 Phường Vĩnh Ninh 44 3,83 3 Phường Phú Thuận 21 1,82 4 Phường Phú Hòa 29 2,52 5 Phường Phú Hiệp 50 4,35 6 Phường Phú Cát 26 2,26 7 Phường Phú Bình 14 1,21 8 Phường An Cựu 45 3,91 9 Phường Xuân Phú 27 2,35 10 Phường Vĩ Dạ 85 7,4 11 Phường Trường An 53 4,61

12 Phường Thuỷ Xuân 57 4,96

13 Phường Thuỷ Biều 22 1,91

14 Phường Phước Vĩnh 37 3,22 15 Phường Phú Hội 63 5,48 16 Phường An Tây 63 5,58 17 Phường An Đông 79 6,88 18 Phường Thuận Thành 29 2,52 19 Phường Thuận Lộc 38 3,31

20 Phường Thuận Hoà 32 2,78

21 Phường Tây Lộc 50 4,35

22 Phường Phú Nhuận 61 5,31

23 Phường Kim Long 34 2,96

24 Phường Hương Sơ 16 1,39

25 Phường Hương Long 86 7,49

26 Phường An Hoà 22 1,91

27 Phường Phú Hậu 32 2,78

Tổng cộng 1148 100

Nhìn vào Bảng 3.7 có thể thấy trong giai đoạn 2009 - 2014, TP Huế có đến 1148 trường hợp TCĐĐ. Tình trạng TCĐĐ xảy ra ở tất cả các phường. Tình trạng TCĐĐ diễn ra mạnh mẽ nhất tại phường Hương Long (86 trường hợp, chiếm 7,49%), phường Vỹ Dạ (85 trường hợp, chiếm 7,4% tổng số vụ TCĐĐ), phường An Đông (79 trường hợp, chiếm 6,88%) và phường Phú Nhuận (61 trường hợp, chiếm 5,31%). Nguyên nhân chủ yếu là do các phường có số vụ TCĐĐ cao tập trung ở các phường có mật độ dân cư cao, đất đai có giá trị lớn, trung tâm thành phố, và các phường đang quá trình đô thị hóa, giản dân. Hầu hết các Phường nằm trong khu vực Thành nội Huế với yếu tố văn hóa – xã hội ổn định và cùng với chính sách bảo tồn khu di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam và nhân loại cho nên tình hình việc sử dụng đất ít ổn định vì vậy tình trạng TCĐĐ ít hơn các phường khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố huế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)