Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng – silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae) của cây lúa (Trang 28 - 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn trên thế giới

Bệnh đạo ôn trên lúa do nấm Pyricularia grisea Sacc gây ra là một trong những dịch bệnh có lịch sử lâu đời nhất với địa bàn phân bố rộng nhất và tác hại nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trồng lúa trên thế giới (Ou S.H.., 1985).

Bệnh chính thức được phát hiện ở Ý vào năm 1560. Nấm bênh đạo ôn đã được phát hiện từ rất lâu và được đặt những tên gọi khác nhau. Sau đó bệnh được quan sát thấy ở các nước Châu Á như Trung Quốc 1637, Nhật Bản 1760, Ấn Độ 1913 và các nước Trung Á, Tây Á; ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Antin; ở Châu Âu: Yas, Bungari, Rumani, Bồ Đào Nha, Liên Xô,…(Vũ Triệu Mân, 2001; Lê Lương Tề, 2007).

Năm 1871, theo Garovaglio ở Italii cho đó là do những nấm Pleospora oryzae. Đến năm 1891 Cavara là người đầu tiên mô tả nấm bệnh trên cây lúa xác định chính thức nấm Pyricularia oryzae Cav. Là nguyên nhân gây ra bệnh đạo ôn trên lúa theo phân loại nấm của Saccardo. Nấm Pyricularia oryzae Cav. Còn có tên khác là

Pyricularia grisesea, Magnaprothe grisea (Lê Lương Tề, 2007).

Đến nay, bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại phổ biến trên lúa, có lịch sử xuất hiện rất lâu đời. Đây là loại bệnh phổ biến, phạm vi phân bố rộng, chúng xuất hiện gây hại ở trên 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi…

Theo Padmandhan (1965), khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể giảm từ 0,7 – 17,4 % tùy thuộc vào nhiều nhân tố có liên quan khác. Ở Liên Xô trong các thí nghiệm xác định tác hại của bệnh đạo ôn Potkin, 1983 cũng thấy ở các mức độ bị bệnh với chỉ số cấp bệnh : 0%, 25%, 33%, 42%, 63%, 75%, 100%, đã làm giảm năng suất ở mức độ 0 – 22% đối với dạng đạo ôn lá, từ 0 – 64% đối với đạo ôn đốt thân, từ 0 - 78 % đối với đạo ôn cổ bông.

Ở Nhật Bản từ năm 1953 – 1960, hàng năm thiệt hại bình quân 2,89% tổng sản lượng lúa, mặc dù đã có sự nỗ lực sử dụng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh. Năm 1988 dịch bệnh đạo ôn gây thiệt hại nặng ở vùng duyên hải phía bắc Nhật Bản, tổng sản lượng lúa bị thiệt hại của quận Fukushima là 24%, có những nơi thiệt hại lên tới 90% (Ishiguro K. và A. Hashimoto, 1991).

Ở Philippin, năm 1962 và năm 1963 năng suất lúa bị giảm do bệnh đạo ôn gây ra ước tính là 90% ở một số nơi, từ 50% - 60% ở tỉnh Bicol và tỉnh Leyte (Nuque F. và cs, 1979). Ở Hàn Quốc, năm 1989 cũng có báo thiệt hại về sản lượng lúa do bênh đạo ôn gây ra là 4,2% năm 1978 và 3,9% năm 1980 (RDA-Rural Development Administration, 1980).

Theo nghiên cứu của Trường đại học Exeter (Anh), mỗi năm bệnh đạo ôn làm thế giới mất một lượng lúa đủ để nuôi sống 60 triệu người – một ước tính khá khiêm tốn (The impact of university research, 2010). Theo Viện nấm Commowealthe (1981) bệnh này có ở 87 nước trên thế giới. Indonesia cho thấy trong suốt mùa trồng từ tháng 10/1999 đến tháng 3/2000, bệnh đạo ôn lây nhiễm 15.000 ha qua 60% số tỉnh trong quần đảo Nam Dương.

Còn theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế, mỗi năm Ấn Độ mất hơn 266.000 tấn lúa hay khoảng 0,8% tổng sản lượng do bệnh đạo ôn. Ở Nhật Bản, bệnh này có thể nhiễm cho 865.000 ha lúa. Còn tại Philippines, hàng nghìn ha lúa mất hơn 50% sản lượng (RDA-Rural Development Administration, 1980).

Quá trình lan truyền bệnh đạo ôn ngày càng rộng, phổ biến ở hầu hết các châu lục có diện tích trồng lúa. Đó là kết quả của quá trình du nhập các giống lúa từ các vùng sinh thái khác nhau, giữa các nước trên thế giới trong lịch sử phát triển về nghề trồng lúa.

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn ở trong nước

Năm 1921, F. Vincens đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh phía Nam. Sau đó đến năm 1951, Roger cũng đã thấy bệnh xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc lúc này bệnh mới xuất hiện, ít phổ biến và gây hại nên ít được chú ý đến. Tại đồng bằng song Cửu Long hàng năm thường có hai cao điểm của bệnh vào các tháng 11 - 12 dương lịch và tháng 5-6 dương lịch.Các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Cần thơ là những nơi thường có bệnh (Vũ Triệu Mân, 2001).

Tại Việt Nam, năm 1956 người ta phát hiện ở một trong các khu vực lúa của nông trường Đồng Giao bệnh đạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa, sau đó bệnh gây hại nhiều ở các khu vực khác. Có thể nói những năm 1956 đến 1962 là thời kỳ bệnh đạo ôn phát sinh thành dịch ở miền Bắc nước ta, từ năm 1976 đến nay bệnh đạo ôn đã gây thành dịch hại ở nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa

thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh duyên hải miền Trung và cả Tây Nguyên, một số vùng trung du miền núi phía bắc trên các giống lúa mẫn cảm. Vụ đông xuân năm 1979 có trên 15.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn, vụ xuân năm 1982 có trên 80.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn, vụ chiêm xuân năm 1985 có trên 160.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ xuân năm 1997 có trên 150.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn, năm 2001 bệnh đạo ôn lá là 336.370 ha chiếm khoảng 4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị lụi là 62,4 ha (Cục Bảo vệ thực vật, Hội nghị toàn quốc về bảo vệ thực vật năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008).

Năm 2007, cả nước có 188.711 ha lúa bị nhiễm đạo ôn lá trong đó có 10.312 ha bị nhiễm nặng. Diện tích bị nhiễm đạo ôn cổ bông là 39.552 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.350 ha và diện tích bị giảm năng suất trên 70% là 33 ha. Như vậy, ta thấy các đợt dịch đạo ôn có xu hướng gây hại ngày càng tăng mạnh trên quy mô diện tích ngày càng lớn (Cục Bảo vệ thực vật, Hội nghị toàn quốc về bảo vệ thực vật năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008).

Hằng năm, bệnh đạo ôn phát sinh trên đồng ruộng sớm hay muộn, phạm vi rộng hay hẹp có liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sang. Báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình bệnh đạo ôn hại lúa được thống kê trên toàn toàn quốc trong những năm 2003-2014 cho thấy diện tích trồng lúa bị bênh đạo ôn là rất lớn (Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 2012, 2013, 2014).

Bảng 1.4. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn trên toàn quốc.

Năm Diện tích nhiễm(ha) Năm Diện tích nhiễm(ha)

2003 303.627 2009 168.000 2004 266.340 2010 145.400 2005 236.377 2011 294.713 2006 219.639 2012** 366.412 2007 226.263 2013** 350.400 2008 273.543 2014** 341.600

Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm thông tin PTNNNT-Viện chính sánh và chiến lược PTNNNT (2010), **: Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 2014.

Qua bảng cho thấy diện tích nhiễm bệnh toàn quốc năm 2012, 2013, 2014 tăng lên đáng kể. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết tổng diện tích bị nhiễm bệnh năm 2013 là 350.400 ha. Trong đó đạo ôn lá Diện tích nhiễm bệnh là 267.900 ha, giảm 8,7% với năm 2012 trong đó diện tích nhiễm nặng 11,4 ngàn ha, tang 3,5% với năm 2012, mất trắng 47 ha. Bệnh tăng mạnh tại các tỉnh Nam Bộ, có 232,0 ngàn ha bị nhiễm bệnh, chiếm gần 87% diện tích cả nước. Đạo ôn cổ bông: diện tích nhiễm 82.500 ha, tăng 15% so với năm 2012, trong đó diện tích nhiễm nặng 1.356 ha, giảm 19% so với 2012. Bệnh tập trung gây hại các tỉnh Nam Bộ. Riêng năm 2014 diện tích nhiễm còn 341.600 ha, trong đó bệnh đạo ôn lá: diện tích nhiễm 289,3 ngàn ha, tăng 8% so với 2013, nhiễm nặng 10.469 ha, giảm 11% với năm 2013, mất trăng 6 ha, giảm 88%. Đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 52,3 ngàn ha, giảm 37% so với năm 2013, diện tích nhiễm nặng 879 ha, giảm 35%, mất trắng 25 ha. Bệnh gây hại trên lúa tại các địa phương nhiễm đạo ôn lá nặng (Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 2012, 2013, 2014).

Qua đó, khẳng định rằng bệnh đạo ôn được coi là một trong những bệnh chính gây hại nghiêm trọng đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa. Bệnh phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa và có thể gây thành dịch trong những điều kiện thuận lợi ở nhiều quốc gia. Mức độ thiệt hại năng suất lúa do bệnh đạo ôn gây ra đã được nhiều tác giả nghiên cứu.

1.3.2.3. Tình hình bệnh đạo ôn hại lúa ở Quảng Nam

Tại Quảng Nam, đạo ôn được xem là một trong những loại dịch hại chính gây hại trên cây lúa. Đây là loại bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất lúa ở cả 2 vụ, nhưng diện tích nhiễm bệnh ở vụ Đông Xuân thường cao hơn nhiều so với vụ Hè Thu. Qua theo dõi từ năm 2012 đến nay, diện tích nhiễm bệnh trên cây lúa hằng năm dao động ở khoảng 400 - 500 ha, có năm trên 1.000 ha (năm 2015). Tuy nhiên, mức độ nhiễm bệnh đạo ôn qua các năm nhìn chung không có quy luật rõ ràng, nhưng vẫn còn ở mức rất cao.

Bảng 1.5. Diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn tại Quảng Nam qua các năm (2012-2016)

Năm Tổng

(ha)

Đông Xuân Hè Thu

Tổng (ha) Nhẹ - TB Nặng Mất trắng Tổng (ha) Nhẹ - TB Nặng Mất trắng 2012 Lá, cổ lá: 735,7 730,0 669,0 61,0 0 5,7 5,7 0 0 Cổ bông: 114,5 114,5 109,5 5,0 1,9 RR RR 0 0 2013 Lá, cổ lá: 516,8 510,1 506,5 3,7 0 6,7 6,7 0 0 Cổ bông: 61,9 58,4 58,4 0 0 3,5 3,5 0 0 2014 Lá, cổ lá: 215,1 207,7 203,7 4,0 0 7,4 7,4 0 0 Cổ bông: 28,6 28,6 28,6 0 0 RR 0 0 0 2015 Lá, cổ lá: 1.110,7 1.102,5 1.080,7 21,8 0 8,2 8,2 0 0 Cổ bông: 162,0 161,5 108,0 53,5 0 0,5 0,5 0 0 2016 Lá, cổ lá 589,0 555,0 548,9 6,1 0 34,0 34,0 0 0 Cổ bông 340,0 340,0 292,0 48,0 0 6,0 6,0 0 0

(Nguồn: Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam, 2016)

Trong năm, vụ Đông Xuân có diện tích nhiễm đạo ôn cao hơn, điều này được lý giải bởi điều kiện khí hậu ở vụ này thường rất thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại (ẩm độ cao và nhiệt độ tương đối thấp). Ngược lại, nền nhiệt độ cao ở vụ Hè Thu sẽ làm hạn chế sự gây hại của nấm bệnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở vụ Hè Thu bước đầu bệnh có xu hướng tăng dần, cụ thể trong năm 2012, diện tích nhiễm bệnh ở Quảng Nam khoảng gần 6 ha và tăng dần qua các năm, đến năm 2016 là 40 ha. Nguyên nhân có thể do sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho thời tiết trong vụ Hè Thu có những thời điểm mưa nhiều và nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện cho bệnh gây hại. Hay cũng có thể, hiện nay trên đồng ruộng đã hình thành những nòi đạo ôn mới có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao hơn để phù hợp với điều kiện nóng ẩm ở vụ Hè Thu. Đây là câu hỏi cần phải quan tâm và định hướng trong việc nghiên cứu bệnh đạo ôn trong thời gian tới.

Tình hình diễn biến bệnh đạo ôn trên đồng ruộng ngoài chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thời tiết. Một trong những nguyên nhân tác động đến mức độ gây hại của bệnh đạo ôn đó là bộ giống lúa sử dụng. Tại Quảng Nam, hầu hết các bộ giống lúa sử dụng trên đồng ruộng đều nhiễm bệnh đạo ôn, có những giống nhiễm đạo ôn rất nặng

như: IR17494, BC15, OM 4900,… Đây là cũng là nguyên nhân làm cho mức độ nhiễm bệnh đạo ôn trên đồng ruộng có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp.

Qua bảng số liệu trên, cũng cho chúng ta thấy rằng, đạo ôn đang là đối tượng có mức độ gây hại cao trên đồng ruộng của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là ở vụ Đông Xuân. Do vậy, việc nghiên cứu những biện pháp phòng trừ hiệu quả, đảm bảo quản lý tốt bệnh hại mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sống là việc làm cần thiết.

1.3.2.4. Công tác phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa ở Quảng Nam

Ở Quảng Nam, diện tích nhiễm bệnh trên cây lúa hằng năm dao động ở khoảng 400 - 500 ha, có năm trên 1.000 ha. Trong đó, vụ Đông Xuân có diện tích nhiễm đạo ôn cao hơn. Để chủ động trong phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện các biện pháp sau:

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu giống và đề nghị chính quyền các địa phương, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở sớm phổ biến rộng rãi cho nông dân.

Chỉ đạo các địa phương khuyến cáo bà con nông dân hạn chế việc sử dụng những loại giống lúa thường hay nhiễm bệnh đạo ôn như IR17494, BC15, OM4900, 13/2, Xi23...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn. Trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác điều tra phát hiện, ra thông báo hướng dẫn kịp thời, cụ thể; phối hợp với địa phương để giúp nông dân quản lý tốt bệnh đạo ôn trên đồng ruộng. Khi phát hiện bệnh trên lá có tỷ lệ từ 10% trở lên, vết bệnh cấp tính (màu xám xanh) thì dùng các loại thuốc đặc hiệu như Fuji-one 40EC, Filia 525 SE, Beam 75 WP, ... để phun trừ.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con nông dân tăng cường chăm sóc lúa như: điều tiết đủ nước, bón phân thúc sớm, cân đối đúng kỹ thuật để cây lúa tăng cường khả năng chống chịu; đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, quá trình phát triển của cây lúa và sự phát sinh phát triển của bệnh nhằm lựa chọn thời điểm phun thuốc thích hợp. Đó là biện pháp hữu hiệu để phòng trừ bệnh đạo ôn lá, góp phần bảo vệ thành quả sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng – silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae) của cây lúa (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)