3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.3.4. Thử nghiệm ảnh hưởng của nanođồng silica đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
triển, năng suất cây lúa và khả năng hạn chế bệnh đạo ôn ở ngoài đồng ruộng
- Thí nghiệm được bố trí tại vùng trồng lúa thuộc xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, trên giống lúa HT1. Thí nghiệm gồm 3 công thức, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2, diện tích toàn bộ thí nghiệm là 150m2.
- Các công thức thí nghiệm:
CT1: Phun nano đồng - silica (nồng độ tốt nhất 100 ppm) CT2: Phun thuốc Filia 525SE (nồng độ theo khuyến cáo) CT3: Phun nước lã (đối chứng)
Công thức Thí nghiệm
CT1 Phun nano đồng - silica
CT2 Phun thuốc Filia 525SE CT3 Phun nước lã (đối chứng)
a, b, c: các lần nhắc lại Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ B ả o v ệ CT2a CT2b CT1c B ả o v ệ CT3a CT1b CT3c CT1a CT3b CT2c Bảo vệ
- Phun 1 lít nano ở nồng độ 100ppm (nồng độ tốt nhất khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và nhà lưới) và thuốc hóa học theo liều lượng, nồng độ khuyến cáo. Các ô thí nghiệm được phun nano và thuốc hoá học lần 1 lúc tỷ lệ bệnh đạo ôn trên lá
đạt 5-10%, lần 2 trước khi trổ 1 tuần (Quy phạm TCCS 01-2005 về khảo nghiệm thuốc trừ bệnh đạo ôn hại lúa, Cục bảo vệ thực vật).
2.3.4.1. Đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa của nano đồng - silica
+ Xác định chiều cao cây: Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến đỉnh lá dài nhất (giai đoạn đẻ nhánh) hoặc đến đỉnh bông vào các giai đoạn chín sữa, vào chắc, chín. + Số nhánh hữu hiệu là những nhánh có mang bông lúa, theo dõi ở giai đoạn trổ bông. + Tỷ lệ nhánh hữu hiệu được xác định theo công thức:
Số nhánh hữu hiệu
% nhánh hữu hiệu = x 100 Tổng số nhánh điều tra
+ Thời gian sinh trưởng: được tính từ ngày gieo đến khi hạt chín (85% số hạt trên các bông đã chín).
+ Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí
nghiệm
Trên mỗi ô thí nghiệm gặt ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm có diện tích (40cmx50cm).
. Đếm tổng số bông có trên 5 điểm đó.
. Chọn ngẫu nhiên 10 bông, tách toàn bộ hạt ra khỏi bông, xác định số hạt chắc và hạt lép trên mỗi bông.
. Phơi khô, xác định khối lượng 1000 hạt.
. Năng suất lý thuyết (NSLT) được xác định theo công thức: Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt
NSLT (tạ/ha) =
10 4
Trong đó: P1000 hạt là trong lượng của 1000 hạt, đơn vị gam.
. Năng suất thực tế: Cân khối lượng thực thu sau khi phơi khô, quạt sạch đem cân lấy khối lượng, đơn vị g/m2, quy ra năng suất tạ/ha.
2.3.4.2. Đánh giá hiệu lực hạn chế bệnh đạo ôn trên các công thức thí nghiệm: theo quy phạm TCCS 01- 2005 về phương pháp khảo nghiệm thuốc trừ bệnh đạo ôn năm 2005 của cục Bảo vệ thực vật.
- Điều tra tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trước thời điểm xử lí thuốc và sau khi phun thuốc 7, 14, 21 ngày, mỗi công thức thí nghiệm điều tra 10 điểm ngẫu nhiên, một điểm điều tra 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiên hoặc toàn bộ số lá của 10 dãnh ngẫu nhiên (đối với lúa sạ). Theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh để đánh giá diễn biến bệnh và mức độ bệnh ngoài đồng ruộng.
Số lá (số bông, số dảnh) bị bệnh TLB (%) = x100 Tổng số lá (số bông, số dảnh) điều tra + Chỉ số bệnh (CSB): CSB (%) = x100 K N 9n 7n 5n 3n n1 3 5 7 9 x Trong đó:
n1…n9: số lá, dảnh, bông tương ứng ở mỗi cấp. N: tổng số lá, dảnh, bông điều tra.
K: là cấp bệnh cao nhất trong phân cấp + Phân cấp cấp bệnh đạo ôn
Theo Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia 2014, bệnh được phân theo 5 cấp sau: Cấp 1, cấp 3, cấp 5, cấp 7, cấp 9.
+ Bệnh trên lá được phân cấp sau: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 đến 5 % diện tích lá bị hại Cấp 5: > 5 đến 25 % diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 đến 50 % diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại.
2.3.4.3. Đánh giá tình hình một số bệnh hại chính trên các công thức thí nghiệm
- Đối với bệnh bạc lá, đốm lá: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 10 điểm, mỗi điểm điều tra toàn bộ số lá của 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm hoặc toàn bộ số lá của 10 dảnh ngẫu nhiên (đối với lúa sạ). Điều tra 7 ngày/lần, chỉ tiêu điều tra tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh.
Theo Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia 2014, bệnh trên lá được phân theo 5 cấp sau: Cấp 1, cấp 3, cấp 5, cấp 7, cấp 9. Tổng số lá bị bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số lá điều tra (N1x1) + ....+ (Nn x n) Chỉ số bệnh (%) = x 100 N x 9 Trong đó: N1: số lá bị bệnh ở cấp 1; Nn: số lá bị bệnh ở cấp n; N: tổng số lá điều tra;
9: cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp
- Đối với bệnh khô vằn: Mỗi khóm chọn 1 dảnh ngẫu nhiên (lúa cấy) hoặc 10 dảnh ngẫu nhiên (lúa sạ), phân cấp dảnh bị bệnh theo thang 9 cấp:
+ Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá bị bệnh; + Cấp 3: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá bị bệnh;
+ Cấp 5: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, 4 bị bệnh nhẹ; + Cấp 7: > 1/2 - 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị bệnh;
+ Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số câychết. Tỷ lệ bệnh (TLB): Chỉ số bệnh (CSB): [(N1 x 1)+ ....+ (Nnxn)] CSB (%) = x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số dảnh bị bệnh ở cấp 1; Nn: là số dảnh bị bệnh ở cấp n; N: là tổng số dảnh điều tra;
9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp Số dảnh bị bệnh
Tổng số dảnh điều tra
2.3.4.4. Đánh giá mức độ độc của chế phẩm nanođồng - silica đến cây lúa
Theo quy chuẩn khảo nghiệm thuốc trừ bệnh đạo ôn của Cục bảo vệ thực vật 2005, theo bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng. Cấp Triệu chứng gây hại hay kích thích
1: Không gây hại hay kích thích 2: Có triệu chứng nhẹ, khó nhận biết 3: Có triệu chứng nhẹ nhưng dễ nhận biết.
4: Có triệu chứng mạnh hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất. 5: Có triệu chứng rõ rệt bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất
6, 7, 8, 9: Triệu chứng biểu hiện tăng dần và nặng hơn ảnh hưởng đến năng suất cũng rõ hơn.