3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.6.1. Ảnh hưởng của nanođồng silica đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa
- Chiều cao cây
Chiều cao cây là đặc tính di truyền của mỗi giống lúa. Đây cũng chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của lúa. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc điều kiện canh tác, chăm sóc, ngoại cảnh, mùa vụ, chân đất, chế độ bón phân.
Sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7. Qua bảng 3.7 cho thấy, sự tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm trước khi phun nano là đồng đều nhau. Bởi vì cùng một giống lúa, cùng điều kiện canh tác, chế độ phân bón và điều kiện thời tiết. Vào ngày điều tra 30/1, chiều cao cây của 3 công thức là 44,664cm, 44,624cm, 44,643cm; ngày 20/2 là 49,463cm, 49,441cm, 49,456cm. Sau khi phun nano, chiều cao cây của các công thức thí nghiệm tiếp tục tăng trưởng cũng tương đối đồng đều nhau. Chẳng hạn,
0 0;5 1 1;5 2 2;5 3 3;5 4 20/2 27/2 6/3 13/3
Phun nano đồng - silica
Phun thuốc Filia 525SE
Phun nước lã (ĐC)
CSB %
vào ngày 6/3, chiều cao cây của công thức phun nano đồng - silica, công thức phun thuốc Filia 525SE và công thức đối chứng lần lượt là 66,700cm, 66,120cm, 66,487cm; ngày điều tra 4/4 là 89,881cm, 89,553cm, 89,680cm; vào ngày 18/4 là 89,901cm, 89,580cm, 89,686cm. Như vậy, sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm là như nhau.
Hình 3.7. Diễn biến chiều cao cây của các công thức thí nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 30/1 6/2 13/2 20/2 27/2 6/3 13/3 4/4 11/4 18/4
Phun nano đồng - silica
Phun thuốc Filia 525SE Phun nước lã (ĐC)
Chiều cao cây (cm)
Bảng 3.7. Diễn biến chiều cao cây trên các công thức thí nghiệm
Đơn vị tính: cm
TT Công thức
Ngày điều tra
30/1 6/2 13/2 20/2 27/2 6/3 13/3 4/4 11/4 18/4
1 Phun nano đồng-silica 44,664a 47,342a 47,693a 49,463a 57,393a 66,700a 70,740a 89,881a 89,874a 89,901a
2 Phun thuốc Filia 525SE 44,624a 47,360a 47,667a 49,441a 56,580a 66,120a 70,187a 89,553a 89,586a 89,580a
- Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của giống lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Tổng thời gian sinh trưởng phụ thuộc đặc tính di truyền của giống, điều kiện chăm sóc. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa trên các công thức thí nghiệm từ khi gieo sạ đến thu hoạch cho thấy thời gian sinh trưởng của cây lúa trên các công thức thí nghiệm là giống nhau 112 ngày.
- Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh vật học của cây lúa, các giống khác nhau thì khả năng đẻ nhánh cũng khác nhau. Khả năng đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc và đặc điểm của từng giống, tùy thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số nhánh hữu hiệu, số bông/m2, đây cũng là một trong những điều kiện quyết định đến năng suất của giống. Cây lúa càng nhiều nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao thì cho năng suất càng cao. Mực nước trên ruộng ở giai đoạn đẻ nhánh cũng ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Vì vậy, để cho lúa đẻ tập trung và cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao thì trong thời gian lúa đẻ nhánh nên tháo nước để ruộng nứt chân chim sau đó mới cho nước vào ruộng lúa để hạn chế nhánh vô hiệu.
Bảng 3.8. Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm
STT Công thức Số nhánh điều tra (nhánh/cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)
1 Phun nanođồng – silica 3,310a 2,653a 80,151 2 Phun thuốc Filia 525SE 3,267a 2,627a 80,410
3 Phun nước lã (ĐC) 3,280a 2,627a 80,091
+ Số nhánh điều tra
Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm được ghi nhận ở bảng 3.8. Số nhánh tại thời điểm điều tra của công thức phun nano đồng – silica là 3,310 nhánh, công thức phun thuốc đạo ôn là 3,267 nhánh, công thức đối chứng là 3,280 nhánh.Như vậy, khả năng đẻ nhánh của công thức phun nano đồng – silica cao hơn nhưng không đáng kể.
Hình 3.8. Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm
+ Số nhánh hữu hiệu
Số nhánh hữu hiệu là những nhánh có mang bông lúa. Trong thời gian đẻ nhánh thì thường thời gian đầu có số nhánh hữu hiệu cao hơn, những nhánh đẻ sớm ở những vị trí thuận lợi thì khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, ngược lại những nhánh đẻ muộn, số lá ít thường cho nhánh vô hiệu. Số nhánh hữu hiệu thường tương quan tỷ lệ thuận với số nhánh tối đa. Số nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm dao động từ 2,627-2,653 nhánh/cây.
+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu là phần trăm của nhánh hữu hiệu so với tổng số nhánh điều tra. Một cây có thể có nhiều nhánh nhưng không phải nhánh nào cũng thành nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ sớm nhận được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và có thời gian sinh trưởng dài nên đủ điều kiện để phát sinh thành nhánh hữu hiệu. Ngược lại, những nhánh đẻ muộn thiếu ánh sáng, dinh dưỡng, sẽ bị thoái hoá dần.
Qua bảng 3.8 và hình 3.9 cho thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 80,091% - 80,410%. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 3 công thức chênh lệch không đáng kể. 0 0;5 1 1;5 2 2;5 3 3;5
Phun nano đồng-silica Phun thuốc Filia 525SE Phun nước lã (ĐC)
S ố n h án h (n h án h /c ây )
Hình 3.9. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm